3.1. Nhạc điệu trong thơ
Thơ nói chung, thơ bảy chữ nói riêng bao giờ cũng phải có nhạc tính. Nhạc tính trong thơ đợc tạo thành chủ yếu nhờ vào hai sự hoà phối: sự hiệp vần và hài âm. Hài âm theo cách hiểu rộng bao hàm trong đó sự phối hợp các kiểu
thơ, và đối với Tiếng Việt đó còn là sự hài hoà cân đối thanh bằng, thanh trắc (cao - thấp) của các thanh điệu. Về điều này Tômasepki đã nhận xét đúng đắn rằng: Mỗi dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có cách hoà âm riêng của mình.
Cách thức đó dựa theo truyền thống của từng dân tộc và hình thức của từng ngôn ngữ cụ thể/ Dẫn theo Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 1996/
3.2. Nhạc điệu trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên
Nh ta đã biết, tính nhạc là một đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ ca. Tuy nhiên, để hiện thực hoá nó, tức là làm cho nó trở thành âm nhạc thực sự thì đòi hỏi nhà thơ phải có một quá trình sáng tạo đặc biệt. Quá trình đó có thể xem là một nghệ thuật của những sự hng phấn và cảm xúc. Thơ Chế Lan Viên nói chung, thơ mới bảy chữ nói riêng rất giàu nhạc điệu. Chế Lan Viên đã huy động các yếu tố ngôn ngữ để tạo nên nhạc điệu cho thơ. Trớc hết là cách tổ chức nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ. Với 21 cách ngắt nhịp (loại nhịp) tuân thủ nghiêm ngặt về ngôn ngữ chứ không phải tuỳ tiện, tuỳ hứng, câu thơ bảy chữ Chế Lan Viên đã vang ngân bằng nhiều loại nhịp điệu độc đáo mới lạ khác xa nhạc điệu thơ truyền thống. Chế Lan Viên còn biết kết hợp nhịp thơ với vần thơ và thanh điệu trong câu thơ bảy chữ để chúng cùng cộng hởng làm vang lên những giai điệu khác thờng. Xin dẫn ra đây một ví dụ:
Đứng ngã ba đờng/ cây gạo son (4/3) T T B B B T B Ngời tình nhân/ đỏ chói môi hôn(3/4) B B B T T B B
Xe ta/ qua mãi/ mà không dứt (2/2/3) B B B T B B T Chiều tối/ màu son/ đỏ cháy hồn(2/2/3) B T B B T T B
(Hoa gạo son, tr.602, t.I)
Sự kết hợp nhịp 4/3 truyền thống (câu 1), nhịp hoán vị 3/4 (câu 2), nhịp 2/2/3 mới lạ (câu 3, câu 4) với hiện tợng hiệp vần: vần a trong các tiếng ngã, ba (câu 1); vần oi/ôi trong các tiếng chói, môi (câu 2); vần a trong các tiếng ta, qua, mà (câu 3); vần on/ôn trong các tiếng son/hồn (câu 4) và sự bố trí bằng, trắc trong bốn câu
thơ là một bản nhạc du dơng, tha thiết, ngân nga.
Có thể nói câu thơ bảy chữ nào, bài thơ bảy chữ nào của Chế Lan Viên cũng giàu tính nhạc. Với hơn 50 năm sáng tác, Chế Lan Viên đã có 96 bài thơ bảy chữ. Những bài thơ này đã làm cho ngời đọc chú ý đến sức sống và vẻ đẹp của thể thơ này.
Nghệ thuật làm thơ, suy cho cùng chính là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Dới góc độ ngôn từ, thơ ca dân tộc nào cũng là kết tinh cao nhất cái đẹp, cái hay, cái độc đáo của tiếng nói dân tộc ấy. Cái khó là phải lựa chọn, phải sáng tạo một hình thái ngôn ngữ giàu chất thơ đợc biểu hiện thông qua hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh. Trong các yếu tố đó nhịp điệu là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng tạo nên hình thức cho thơ, làm cho thơ khác với văn xuôi. Khảo sát nhịp điệu trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên, khoá luận bớc đầu rút ra một số kết luận sau đây: