Quan hệ giữa vần thơ và nhịp điệu

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của chế lan viên (Trang 61 - 64)

16 Đ 86 14 C1,C2,C4 nhịp 4/3 C3 nhịp 1/3/

1.2.Quan hệ giữa vần thơ và nhịp điệu

Nh ở phần trên chúng tôi đã trình bày, việc ngắt nhịp trong câu thơ là phải dựa vào một vài cơ sở ngôn ngữ. Có điều, các kết quả ngắt nhịp trong câu thơ dựa vào cơ sở ngôn ngữ học có liên quan đến hiệp vần của các tiếng trong câu thơ. Hay nói cách khác, có thể dựa vào hiện tợng vần thơ giữa các tiếng trong câu thơ để xác định nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ Chế Lan Viên. Sau đây là các trờng hợp cụ thể:

- Nhịp 4/3 truyền thống

Đọc câu thơ, chúng ta xác định nhịp 4/3 là dựa vào vần thơ của các tiếng trong câu thơ. Vị trí của các tiếng hiệp vần trong câu thơ hết sức đa dang, linh hoạt. Việc chọn vần để lặp lại, để nhấn mạnh trong câu thơ ngoài giá trị biểu cảm tơng ứng còn có giá trị giúp ta xác định nhịp điệu cho câu thơ. Nhận ra đợc nhịp 4/3 trong câu thơ là dựa vào các vị trí hiệp vần của các tiếng.

+ Tiếng thứ 4 nhịp 4 hiệp vần với tiếng thứ nhất nhịp 3 (liền kề) Ví dụ: Hãy đến sông Hồng/ ngóng nứa xuôi

(Nhớ Việt Bắc, khổ 2, câu 2, tr.175, t.I) Bạn đến quê tôi/ trời bỗng thu

(Tặng Antôkônsky, khổ 1, câu 1, tr.183, t.I) Cây nối đầu cây/ chạy tới em

Hoa năm đánh giặc/ sắc hơng nghèo

(Hoa chạc chìu, khổ 1, câu 2, tr.239, t.II) + Tiêng thứ 4 nhịp 4 hiệp vần với tiếng thứ 3 nhịp 3

Ví dụ: Mai theo thuyền lạ/ bến sông xa

(Mai đã, khổ 2, câu 1, tr. 302, t. I) Về đến quê em/ đến tận thềm

(Cây dẫn về em, khổ 1, câu 1, tr.138, t.I) Lại nghe chim ấy/ hái rau này

(Chim ấy, rau này, khổ 1, câu 4, tr.481, t.I) Cả làng rng lệ/ đứng im nghe

(Chim biếc Vĩnh Linh, khổ 1, câu 4, tr.183, t.I) Mặt ngời lênh đênh/ theo tiếng sênh

(Cô gái sênh tiền, khổ 1, câu 1, tr.55, t.II) + Tiếng thứ 4 nhịp 4 hiệp vần với tiếng thứ 2 nhịp 3

Ví dụ: Chiến khu phơng ấy/ trắng mây trời

(Nhớ Việt Bắc, khổ 1, câu 2, tr.175, t.I) Trở lại An Nhơn/ tuổi lớn rồi

(Trở lại An Nhơn, khổ 1, câu 1, tr.21, t. II) Chiến địa đâu rồi/ biên giới ơi

(Đờng lên biên giới, khổ 1, câu 4, tr.149, t.II) + Tiếng thứ nhất nhịp 4 hiệp vần với tiếng thứ nhất nhịp 3

Ví dụ: Mà ngày chi mất/ đã tròn năm

(Chị Ba, khổ 1, câu 2, tr.25, t.II) + Các trờng hợp khác:

Ai đổi đầu lâu/ trong nấm mộ

(Mơ trăng, khổ 1, câu 1, tr.66, t.I) Bạn sợ lạ nhà/ không ngủ đợc

(Tra, khổ 1, câu 4, tr.186, t.I)

Ngỡ nh mùa hạ/ Huế chờ anh

(Sen Huế, khổ 1, câu 4, tr.20, t.II) Nghe tiếng gà kêu/ hoa thảo mới

(Mai đã, khổ 2, câu 2, tr.103, t.I) - Nhịp 3/4

Ví dụ: Những khối đá/ thời gian tàn phá

(Cây giữa chu kỳ, khổ 1, câu 3, tr.474, t.I) - Nhịp 2/2/3

Ví dụ: Hoa tàn/ luống cuống/ chẳng nên thơ

(Đọc sách, khổ 1, câu 2, tr.63, t.I) Thấp thoáng/ đôi hồi/ lửa đóm soi

(Mơ trăng, khổ 1, câu 4, tr.66, t.I) Em qua/ gặp đoá/ lòng anh nở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Mai đã, khổ 2, câu 3, tr.103, t.I) Trăm quê/ cha dễ/ thực quê nhà

(Mẹ, khổ 1, câu 2, tr.176, t.I) Qua nôi,/ từng vói/ mặt trăng cời

(Bay ngang mặt trời, khổ 2, câu 4, tr.226, t.I) Chẳng lẽ/ thăm quê/ lại hỏi ngời

(Trở lại An Nhơn, khổ 1, câu 4, tr.21, t.II) Nhớ sao/ màu áo/ màu hoa ấy

(Nghe hết câu chèo, khổ 2, câu 3, tr.60, t.II) Xe ta / qua mãi/ mà không dứt

(Hoa gạo son, khổ 1, câu 2, tr.602, t.I) Đầy đờng/ phợng đỏ/ bằng lăng tím

(Hoa trắng, khổ 1, câu 3, tr.485, t.I) Xoẹt qua/ một lúc/ chục đầu rơi

Phòng con/ nghe có/ gió lng đèo

(Tranh ngựa, khổ 1, câu 2, tr.464, t.I) Miền Nam/ xóm lạ/ hoá thành quen

(Hoa giấy, khổ 1, câu 2, tr.215, t.II) Tình yêu/ anh đỡ/ ở trên cành

(Nhánh đào yêu, khổ 1, câu 2, tr.495, t.II) Cỏ nào/ mọc đợc/ trớc rào gai

(Không có mùa xuân, khổ 1, câu 2, tr.353, t.II) Chiều tối/ màu son/ đỏ cháy hồn

(Hoa gạo son, khổ 1, câu 4, tr.602, t.II) - Nhịp 2/1/1/3

Ví dụ: Chừ đây/ buồn/ giận/ biết sao ngăn

(Thu, khổ 1, câu 4, tr.64, t.I) - Nhịp 2/1/1/1/2

Ví dụ: Anh khêu/ đĩa-/ bấc-/ trầm/ tâm lại

(Lại thấy thời gian, khổ 4, câu 3, tr.120, t.I) Tóm lại trong câu thơ bảy chữ Chế Lan Viên, ngoài tiếng cuối hiệp vần với các câu khác trong bài thơ (liên kết các câu thơ), các tiếng trong câu thơ cũng hiệp vần với nhau. Việc các tiếng trong câu thơ hiệp vần ở những vị trí nhất định không những tăng cờng sắc thái biểu cảm cho câu thơ mà còn liên quan đến việc xác định nhịp điệu cho câu thơ, góp phần tạo nên nhạc tính cho thơ.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của chế lan viên (Trang 61 - 64)