Về cách bố trí nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ của Chế Lan Viên

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của chế lan viên (Trang 50 - 52)

16 Đ 86 14 C1,C2,C4 nhịp 4/3 C3 nhịp 1/3/

3.2.Về cách bố trí nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ của Chế Lan Viên

Các cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên hết sức đa dạng, linh hoạt. 21 loại nhịp điệu đợc sử dụng bao gồm: nhịp truyền thống 4/3 và 2/5, các nhịp hoán vị 3/4 và 5/2. Trên cơ sở nhịp truyền thống và nhịp hoán vị, tác giả tiếp tục tách/ ngắt thành hàng loạt loại nhịp khác. Từ nhịp 4/3 truyền thống tách / ngắt thành nhịp 2/2/3, 1/3/3, 4/1/2; từ nhịp 2/5 truyền thống tách/ ngắt thành các nhịp 2/1/4, 2/3/2. Từ nhịp hoán vị 3/4 (từ 4/3) tách/ ngắt thành 3/2/2, 3/1/3; từ nhịp 5/2 hoán vị (từ 2/5) tách/ ngắt thành 2/3/2, 1/4/2. Tác giả còn sử dụng hàng loạt các nhịp biến thiên nh 2/2/2/1, 2/1/2/2, 2/2/1/2, 2/1/1/3. Và cuối cùng là các nhịp phá cách 1/1/1/1/3, 1/1/1/2/2, 2/1/1/1/2. Các cách ngắt nhịp này hết sức phong phú, đa dạng, có sự chuyển hoá linh hoạt. Mỗi cách ngắt nhịp thể hiện một sự sáng tạo độc đáo, bất ngờ.

Mặt khác, cách bố trí nhịp điệu trong mỗi bài thơ bảy chữ cũng hết sức đa dạng, linh hoạt: có bài chỉ có một loại nhịp nhng có bài có đến chín loại nhịp. Bài có môt loại nhịp gồm 16 bài, chiếm ≈ 16,66%. Những bài chỉ có một loại nhịp đều là những bài theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Tiếp theo là những bài có hai loại nhịp gồm 30 bài, chiếm 31,2%. Bài có hai loại nhịp có hai cách bố trí: tơng ứng và không tơng ứng. Hai loại nhịp tơng ứng có ba dạng tơng ứng: tơng ứng đầu cuối, tơng ứng từng đôi một và tơng ứng gián cách. Những bài có hai loại nhịp không tơng ứng gồm có năm dạng không tơng ứng là: không tơng ứng theo thế đối lập 3 - 1, không tơng ứng theo thế đối 1 - 3, không tơng ứng theo thế đối lập xen kẽ, không tơng ứng theo thế đối lập 6 - 2 và không tơng ứng theo thế đối lập 10 - 2.

Những bài có hai loại nhịp có thể hình dung qua bảng sau: Bài thơ

Nhịp thơ Số lợng bài thơ đợc khảo sát Tỉ lệ %

Trong những bài có hai loại nhịp thì nhịp chủ đạo trong từng bài vẫn là các nhịp truyền thống 4/3 và 2/5. Cũng qua khảo sát có thể nhận thấy cách bố trí hai loại nhịp tơng ứng thể hiện trong những bài thơ bốn câu ( tứ tuyệt) còn những bài từ tám câu trở lên thì sự tơng ứng về nhịp càng ít, đặc biệt tơng ứng hai loại nhịp. Điều đó phải chăng là do nhu cầu thể hiện sự đa dạng và phong phú trong cách thể hiện cảm xúc, thi hứng của nhà thơ. Vấn đề này càng đợc chứng tỏ ở những bài có ba,bốn loại nhịp trở lên.

Bài có ba loại nhịp gồm 29 bài, chiếm 30,2%. Bài ba loại nhịp có bài 4 câu (23 bài), có bài 8 câu (4 bài) và có bài 12 câu (2 bài). Trong những bài 4câu/3 nhịp thì nhịp chủ đạo vẫn là nhịp truyền thống (4/3). Điều đó chứng tỏ Chế Lan Viên rất am hiểu thơ Đờng luật và vận dung rất sáng tạo trong những câu thơ mới bảy chữ của mình bằng cách xen kẽ các loại nhịp mới. Những bài 8 câu/3 nhịp, 12 câu/3 nhịp thì nhịp chủ đạo vẫn là 4/3, 2/5 và 2/2/3. Từ bảng thống kê ở phần mô tả chúng ta nhận thấy nhịp 4/3 có mặt ở hầu hết các bài có 3 loại nhịp cách tân mà không có nhịp truyền thống : bài 71: nhịp 3/4 (3 lần), nhịp 1/3/3 (4 lần), nhịp 2/3/2 (1 lần). Có những bài bên cạnh nhịp chủ đạo 4/3 lại xen kẽ các loại nhịp mới lạ, đó là bài 15: nhịp 4/3 (2 lần), nhịp 1/2/4 (1 lần), nhịp 4/2/1 (1 lần); bài 21: nhịp 4/3 (2 lần), nhịp 2/1/4 (1 lần), nhịp 2/2/1/2 (1 lần).

Bài có 4 loại nhịp chiếm tỉ lệ tơng đối ít, 11 bài ≈ 11,45%. Những bài có 4 loại nhịp có số lợng câu thơ khá lớn, nhiều nhất là 24 câu (bài 68). Chỉ có 3 bài/ 4 loại nhịp có nhịp chủ đạo là nhịp truyền thống (4/3) còn có các bài khác nhịp chủ đạo là những nhịp mới. Xu hớng chung, bài càng có nhiều loại nhịp thì càng có nhiều sáng tạo và cách tân của nhà thơ. Có bài bên cạnh nhịp truyền thống, tác giả xen kẽ nhịp cách tân; có bài sử dụng bốn loại nhịp hoàn toàn mới. Bài có 4 loại nhịp hoàn toàn mới là bài 56: nhịp 3/2/2 (1 lần), nhịp 5/2 (1 lần), nhịp 2/1/2/2 (1 lần), nhịp 2/2/2/1 (1 lần). Bài có năm loại nhịp trở lên gồm 10

tám loại nhịp. Chín loại nhịp đợc bố trí trong bài là các nhịp: 4/3, 2/5, 2/2/3, 2/3/2, 4/1/2, 3/4, 1/3/3, 4/2/1 và 2/2/1/2. Những bài có 5 loại nhịp trở lên, nhịp 3/4 vẫn là nhịp chủ đạo. Điều đó chứng tỏ tuy sáng tạo, cách tân rất nhiều nhịp mới lạ dùng để bộc lộ ý đồ nghệ thuật của mình nhng Chế Lan Viên vẫn kế thừa truyền thống, dựa vào truyền thống để sáng tạo, cách tân nhịp thơ. Đó là một sự kết hợp hết sức sinh động trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, làm cho thơ dù hiện đại dến đâu, tự do hoá và đa dạng hoá về phơng thức biểu hiện đến đâu vẫn có mối liên hệ sâu sắc với thơ cũ, nhịp điệu thơ truyền thống.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của chế lan viên (Trang 50 - 52)