Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương dao động cơ vật lí 12 nâng cao theo định hướng giải quyết vấn đề (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.3.Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học thực hành thí nghiệm

Theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề, bài học thực hành thí nghiệm vật lý được chia làm ba giai đoạn

Giai đoạn 1: Tạo tình huống có vấn đề (chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức, phát biểu vấn đề)

Mỗi bài thí nghiệm thực hành là một vấn đề học tập (nhiệm vụ nhận thức) mà học sinh phải giải quyết vừa bằng tư duy lý thuyết vừa bằng tư duy thực nghiệm. " Vấn đề " trong bài học thực hành thí nghiệm là việc biến bài thực hành có hướng dẫn chi tiết trong SGK thành bài tập thí nghiệm.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết vấn đề(Học sinh hành động độc lập tự chủ, trao đổi tìm tòi giải quyết vấn đề)

Khác với thí nghiệm thực hành thông thường trong tài liệu hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm, học sinh không cần phải xây dựng phương án thí nghiệm và phương án xử lý số liệu thí nghiệm; Ở các thí nghiệm này phương án thí nghiệm không cho sẵn mà chỉ đưa ra nhiệm vụ kèm điều kiện

về dụng cụ thí nghiệm. Cái mới của dạy học giải quyết vấn đề ở đây là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp suy luận trong sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nhận thức khoa học.Kết quả học sinh không những có phương pháp, kỹ năng giải quyết một nhiệm vụ cụ thể được giao, củng cố các kiến thức liên quan trực tiếp mà còn bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trên bình diện tổng quát.

Giai đoạn 3: Củng cố và vận dụng tri thức

Giai đoạn này có thể tiến hành với các thiết bị thí nghiệm có sẵn ở trường hoặc với các dụng cụ sẵn có ở nhà, với các vật liệu dễ kiếm, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản do học sinh tự chế tạo.

Giai đoạn củng cố phải được giao cho học sinh dưới dạng những nhiệm vụ có nội dung sao cho phát triển được năng lực tư duy của học sinh.

Theo quan điểm của dạy học giải quyết vấn đề, bài học thực hành thí nghiệm thực chất là học sinh tự giải quyết vấn đề dựa vào việc vận dụng tổng hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành thí nghiệm để thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó trong phòng thí nghiệm. Do đó nếu được tổ chức tốt thì bài học thực hành có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Có thể so sánh tiến trình thực hiện thí nghiệm thực hành theo hướng dạy học giải quyết vấn đề với tiến trình sáng tạo vật lý như sau[15,52]:

Hoạt động sáng tạo Vật lý của nhà vật lý học

Hoạt động nhận thức trong bài học THTN của học sinh

-Xác định vấn đề nghiên cứu (Tự ý thức)

- Tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu do giáo viên đặt ra (từ tình huống có vấn đề)

- Nghiên cứu lý thuyết (dùng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết)

-Huy động các kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm cá nhân (phương pháp

đưa ra giả thuyết nghiên cứu, suy luận logic để đưa ra các hệ quả có thể kiểm tra bằng thí nghiệm, thực nghiệm kiểm tra, thu thập xử lý số liệu.

nhận thức lý thuyết) đưa ra phương án giải quyết nhiệm vụ (phương án thí nghiệm), thí nghiệm theo phương án đã xây dựng, thu thập xử lý số liệu thí nghiệm.

- Khái quát hóa rút ra kết luận - Thông báo kết quả nghiên cứu

- Đánh giá kết quả

- Viết tường trình thí nghiệm

Kết luận chương 1

Dạy học giải quết vấn đề là một hướng dạy học nhằm hiện thực hóa chiến lược dạy học tập trung vào người học; kích thích sự hứng thú, nhu cầu, niềm tin nhận thức, phát huy tính tích cực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo của HS và bồi dưỡng cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề.

Dạy học giải quyết vấn đề là quá trình dạy học được GV tổ chức phỏng theo quá trình nhận thức sáng tạo vật lý, trong đó HS đóng vai trò nhà nghiên cứu (trong các điều kiện của dạy học) có sự giúp đỡ định hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của GV.

Để sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đạt hiệu quả cao thì cần kết hợp tốt các thiết bị dạy học, vận dụng linh hoạt các kiểu tình huống có vấn đề, lựa chọn đối tượng phù hợp với các mức độ. Trong một số bài học cần có sự kết hợp cả ba mức độ, kết hợp các tình huống với nhau thì hiệu quả mới cao.

Dạy học giải quết vấn đề đặt ra một loạt yêu cầu mới đối với GV, không những phải nắm vững kiến thức khoa học bộ môn mà còn phải am hiểu sâu sắc phương pháp luận nhận thức khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề. Ngoài ra GV còn phải có nghệ thuật hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.

Chương 2

VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở CHƯƠNG "DAO ĐỘNG CƠ" VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học chương dao động cơ vật lí 12 nâng cao theo định hướng giải quyết vấn đề (Trang 34 - 37)