Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của xtăngđan (Trang 54 - 61)

2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện tâm lý :

2.2.Ngôn ngữ đối thoạ

Đặc trng của tiểu thuyết Xtăng đan là tiểu thuyết tâm lý xã hội. Các nhân vật của ông chủ yếu sống trong tâm trạng, là kiểu nhân vật tâm trạng. Tuy nhiên, số l- ợng các cuộc đối thoại trong " Đỏ và Đen " cũng không ít. Trong tác phẩm này, đối thoại không chỉ là lời nói của nhân vật hớng vào đối tợng giao tiếp, mà nó còn thể hiện ý thức của nhân vật . Nói cách khác, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng bộc lộ tâm lý, tính cách nhân vật.

ở đây, đối thoại ngoài vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, nó còn trở thành những sự kiện tâm lý. Đối thoại trở thành tiền đề cho những cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật.

Cuộc đối thoại đầu tiên gây cho ta ấn tợng về nhân vật Juyliêng là cuộc đối thoại giữa anh và bố, khi ông bố thông báo việc anh sẽ đi làm gia s ở nhà ông Đơrênan :

- Nh vậy tôi sẽ đợc những gì ?

- Cơm ăn, áo mặc và ba trăm quan tiền công. - Tôi không muốn làm thằng ở

- Đồ súc vật, ai bảo mày làm thằng ở, dễ thờng tao chịu để cho con tao đi ở à ?

- Nhng, tôi sẽ ăn cơm với ai ?

Qua đó, ta thấy Juyliêng là một ngời có ý thức bản thân, ý thức danh dự rất cao. Anh không chấp nhận thân phận thấp kém, sợ phải ăn cơm dới bếp nh một ng- ời ở, mặc dù đó là cơ hội để anh vợt ra khỏi thôn quê, đợc tiếp xúc với những ngời quý tộc giàu có.

Cuộc nói chuyện giữa bà Đơrênan và Juyliêng trong một cuộc đi dạo vào thời gian đầu Juyliêng mới đến nhà bà. Bà Đơrênan rất thơng, rất cảm động trớc nỗi nghèo của anh gia s nên đã ngỏ lời giúp đỡ :

" Lúc gần cuối cuộc dạo chơi, Juyliêng nhận thấy mặt bà đỏ bừng. Bà bớc chậm lại.

- Chắc ông đã đợc nghe, - bà nói mà không nhìn anh, - rằng tôi là ngời thừa kế duy nhất của một bà cô rất giàu có ở Bơdăngxông. Bà cụ cho tôi rất nhiều quà cáp ... Lũ con tôi có những tiến bộ ... rất lạ lùng ... nên tôi muốn xin ông

nhận cho món quà mọn biểu lộ lòng biết ơn của tôi. Chỉ là vài đồng Luy để ông may áo lót mình. Nhng... bà nói thêm, mặt càng đỏ dừ hơn, và thôi không nói nữa.

- Tha bà, sao ạ ? - Juyliêng hỏi.

- Có lẽ, - bà cúi đầu nói tiếp, - anh chả cần nói chuyện này với nhà tôi. - Tôi bé mọn, tha bà, nhng tôi không thấp hèn,- Juyliêng vừa đáp vừa dừng bớc và vơn thẳng ngời lên,- điều đó bà cha nghĩ kỹ. Tôi sẽ không bằng một tên đầy tớ nếu tôi tự đặt vào cái thế, giấu diếm ông Đơrênan bất cứ điều gì có liên quan đến

đồng tiền của tôi

Bà Đơrênan rụng rời hồn vía.

- Ông thị trởng, - Juyliêng nói tiếp, đã đa cho tôi năm lần ba mơi sáu quan từ ngày tôi ở nhà ông, tôi sẵn sàng đa cho ông Đơrênan hay bất kỳ ai, cho cả ông Valơnô là ngời thù ghét tôi xem sổ chi tiêu của tôi".

Cuộc đối thoại ngắn trên đã bộc lộ tính cách của hai nhân vật chính này. Lời ngỏ ý của bà Đơrênan chứng tỏ bà là một ngời phụ nữ nhân từ, đôn hậu và nhạy cảm. Còn sự phẫn nộ của Juyliêng chứng tỏ anh là ngời tự trọng cao, trọng danh dự và không trục lợi một cách thấp hèn. Chính điều này tạo nên sự khác biệt giữa anh và các nhân vật tham vọng của Banzắc. Những kẻ muốn thay đổi số phận nh Sáclơ, Raxtinhăc đã không từ thủ đoạn nào, kể cả lừa dối, lợi dụng tình cảm của một ngời phụ nữ quý tộc để vơn lên giàu sang. Còn Juyliêng, anh cũng nuôi tham vọng lớn nh vậy nhng anh không hề nghĩ sẽ lợi dụng tình yêu của phụ nữ để đạt đợc mục đích. Cả với bà Đơrênan và sau này với Matinđơ cũng vậy.

Cuộc đối thoại giữa Juyliêng và bà Đơrênan bộc lộ tình yêu nồng nhiệt của hai tâm hồn và nỗi đau khổ cùng cực của mỗi ngời trớc cảnh huống của họ : Khi đứa con út của bà khó qua khỏi :

- Mình đi đi, bà Đơrênan nói với anh

- Tôi sẵn lòng vứt bỏ thân này trằm nghìn lần để đợc biết cái gì có thể có ích cho mình nhất. Cha bao giờ tôi yêu quý mình bằng bây giờ (...) . Nhng nếu tôi rời bỏ

mình (...) ngời ta sẽ đổ cho mình tất cả các tội ; mình sẽ không bao giờ rửa đợc cái nhục này ....

- Thì chính là tôi cầu mong nh vậy, tôi đau khổ, càng hay chứ sao.

- Nhng, bằng cái chuyện ầm ĩ khả ố kia, mình cũng gây nỗi đau khổ cho ông ấy nữa !

- Nhng tôi tự nhục thân mình, tôi gieo mình vào đống bùn nhơ ; và có lẽ

do đó, tôi cứu đợc con tôi.

- Hãy để cho tôi tự trừng phạt. Cả tôi nữa, tôi cũng có tội...

Cuộc đối thoại giữa Juyliêng và linh mục Pira khi Juyliêng mới đến nhà hầu tớc Đơla Môlơ một thời gian :

- Tha ông, hằng ngày ăn cơm với bà hầu tớc, đó là một bổn phận của con hay là một ân huệ của ngời ta đối với con.

Đó là một vinh dự vô song ! Linh mục trả lời, ngạc nhiên sửng sốt

Ông học sĩ N... mời lăm năm trời chầu hầu đều đặn, mà cha hề xin đợc cái vinh dự đó cho cháu ông ta là cậu Tăngbô đấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tha ông đối với con, đó là cái phần nặng nề nhất trong công việc của con. ở chủng viện con còn buồn chán ít hơn. Đôi khi con thấy cả đến cô Đơla Môlơ cũng ngáp ngắn ngáp dài, mặc dâù cô ấy chắc đã quen với cái trò niềm nở của những bạn hữu gia đình. Con cứ sợ ngủ gật ông làm đơn xin phép cho con đợc đi ăn cơm bốn mơi xu ở một hàng cơm vô danh nào đó.

Đoạn đối thoại vừa nói lên tính cách Juyliêng vừa phản ánh sự giả tạo trì trệ, buồn chán trong xã hội thợng lu quý tộc Pari.

Qua những lời nói trong giao tiếp, Xtăngđan đã để cho tính cách nhân vật tự bộc lộ. Hay nói cách khác, đối thoại đã giúp nhân vật tự thể hiện tâm lý. Nhân vật đã chứng tỏ đợc sự tồn tại của mình bằng giao tiếp với các nhân vật khác, nhất là có thể thể hiện mình. Đônxtôiepxky từng nói: " Tồn tại có nghĩa là giao tiếp (...) vì vậy tôi không thể sống mà không có ngời khác và tôi phải tìm thấy mình trong ng- ời khác và tìm thấy ngời khác trong chính mình". Cho nên, các nhà văn đã nhận thức đợc rằng, xây dựng đối thoại là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng bức tranh tâm lý nhân vật, tạo dựng một đời sống tinh thần cho nhân vật.

C- Kết luận

Đã gần hai trăm năm từ khi tiểu thuyết " Đỏ và Đen " ra đời. Những quan niệm nghệ thuật cổ hủ của xã hội t sản quý tộc Pháp đã hết thời từ lâu. Hơn một thế kỷ nay, thế giới biết đến Xtăngđan nh một nhà văn bậc thầy, một nhà tiểu thuyết tâm lý vĩ đại. "Đỏ và Đen " đợc xem là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán và của tiểu thuyết tâm lý mọi thời đại. Tài năng nghệ thuật của Xtăngđan và giá trị hiện thực trong các tác phẩm của ông vẫn là nguồn khai thác vô tận của các nhà nghiên cứu văn học thế giới. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của Xtăngđan trong "Đỏ và Đen " không những giá trị to lớn là ngời mở đầu cho dòng "tiểu thuyết tâm lý " mà nó còn có đóng góp lớn lao vào việc khai thác thêm một phong cách nghệ thuật để phản ánh thực trạng xã hội. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật đã làm cho tác phẩm phản ánh một cách sâu sắc hơn, chân thực hơn thực trạng xã hội Pháp thế kỷ XIX - Những tệ lậu xấu xa, giả dối của bộ ba : Quý tộc - T sản và Tôn giáo đang chi phối xã hội.

Trong tác phẩm " Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực", Bôri Xus Kôv viết : "Từ chỗ tìm hiểu những động cơ hành vi của con ngời bị chi phối bởi những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, Xtăngđan nghiên cứu cá tính, nhân cách của nó, đa vào chủ nghĩa hiện thực phê phán một quan niệm mới về tính cách. Ông rút ra những đặc điểm nhân cách của nhân vật, từ thái độ của nó đối với sự đấu tranh giữa những lợi ích đơng diễn ra trong xã hội".

Đi sâu tìm hiểu quá trình thể hiện tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết " Đỏ và Đen ", chúng tôi thấy nổi lên một số phơng thức nghệ thuật sau :

1. Xtăngđan đã xây dựng cốt truyện tâm lý với nhiều dạng thức tâm lý với nhiều dạng thức tình huống khác nhau ( Tình huống thắt nút, tình huống tự nhận thức, tình huống ngẫu nhiên tình cờ ... ) Để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật khi đứng trớc những tình huống ấy, trong diễn biến cốt truyện ấy.

Xtăngđan cũng đã vận dụng điều đó một cách sáng tạo và đạt hiệu quả cao. Những yếu tố ngoại hình : Nét mặt, ánh mắt, hình dáng... và những hành động đa dạng của con ngời nhất là của nhân vật chính Juyliêng Xoren ( Hành động tự nhiên bột phát, hành động giả dối có tính toán ) trớc mỗi tình huống của cuộc sống đã giúp ngời đọc khám phá tính cách, thế giới tâm lý của nhân vật.

3. Một phơng thức nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của Xtăngđan trong tiểu thuyết này nữa là dùng ngôn ngữ để thể hiện tâm lý nhân vật. Với hai thành phần chính của ngôn ngữ là ngôn ngữ ngời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật , Xtăngđan đã hoàn thành những nét vẽ cuối về tâm lý nhân vật. Nhất là ngôn ngữ nhân vật đợc khai thác trên ca hai dạng thức là ngôn ngữ độc thoại nội tâm và đối thoại đã góp phần quan trọng thể hiện tâm lý nhân vật. Với những đoạn độc thoại nội tâm trải dài, dày đặc, những đoạn đối thoại ngắn gọn nhng đầy ý nghĩa trongtác phẩm đợc Xtăngđan xây dựng một cách khéo léo, tài tình, tính cách, thế giới nội tâm, những tâm t suy nghĩ, những diễn biến tâm lý, tâm hồn của các nhân vật Juyliêng Xoren, bà Đơrênan, Matinđơ... đã đợc độc giả khám phá, thấu hiểu.

Các phơng thức nghệ thuật trên hoà lẫn vào nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên thành công, nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện tâm lý của Xtăngđan. Bôrix Xôs Kôv đã nói : Con ngời với những dục vọng, cảm xúc và cảm giác của nó đối với Xtăngđan không phải là một hòn đảo cô lập bao bọc xung quanh là sóng nớc cuộc đời ".

Luận văn này cũng chỉ mong có thể góp phần chứng minh điều đó.

" Đỏ và Đen "đợc các nhà nghiên cứu thế kỷ XX đánh giá rất cao. Tác phẩm đã đa Xtăngđan vào hàng bậc thầy của tiểu thuyết tâm lý với một phong cách nghệ thuật xuất sắc, hiện đại.

Tài liệu tham khảo

1. Bôrix Xukốv - Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực Nxb Tác phẩm mới. Hội nhà văn VN, 1990

2. Đỗ Đức Dục - Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phơng Tây Nxb KH XH - Hà Nội, 1981

3. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân - Giáo trình Văn học phơng Tây - Nxb Giáo Dục - HN, 2002

4. Hà Minh Đức - Khảo luận văn chơng ( Thể loại - tác giả ) Nxb - KHXH - Hà nội, 1997

5. Lê Bá Hán - ( chủ biên ), Nguyễn Khắc Phi, Hoàng Ngọc Hiến - Thuật ngữ nghiên cứu văn học - ĐH SP Vinh - khoa văn ,1974

6. Hoàng Ngọc Hiến - Năm bài giảng về thể loại văn học ( Ký- bi kịch - tr- ờng ca- anh hùng ca - tiểu thuyết ).

- Trờng viết văn Nguyễn Du - Hà nội, 1992

7 . Tôn Phơng Lan - Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Nxb KHXH - HN, 2002

8. Phơng Lựu ( chủ biên ) - Lý luận văn học - Nxb Giáo dục - HN, 1997

9. GS Hoàng Nhân ( Chủ biên ), Văn học Pháp thế kỷ XIX, XX ( tập 2 ) - - Hội NC & GD VH - NXB Trẻ TPHCM

10. Phan Ngọc - Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong " Truyện Kiều " - Nxb - KHXH - Hà nội , 1985

11. Pêtơrốp - Chủ nghĩa hiện thực phê phán - Nxb

12. Nguyễn Đình Thi - Công việc của ngời viết tiểu thuyết - Nxb Văn học - Hà nội , 1969

13. Hoàng Trinh - Phơng Tây - Văn học và con ngời - Nxb - Hội nhà văn - Hà nội, 1999

14. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh - Văn học lãng mạn và hiện thực phơng Tây thế kỷ XIX

Nxb Đại Học- THCN, 1981 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 .Xtăngđan " Đỏ và Đen " - Tiểu thuyết - Hai tập -

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của xtăngđan (Trang 54 - 61)