2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện tâm lý :
2.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
" Độc thoại nội tâm " là một khái niệm đã đợc sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đây là một trong những phơng diện thử thách tài năng nắm bắt và lý giải đời sống, là thủ pháp quan trọng bậc nhất để thể hiện thế giới nội tâm, diễn biến tâm lý và tinh thần của nhân vật.
Cuốn " Từ điển thuật ngữ văn học" của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( NXB Đại Học QG - Hà Nội, 2000 ) nêu định nghĩa : Độc thoại nội tâm là " Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình thể hiện quá trình tâm lý, nội tâm, mô phỏng hoạt động, cảm xúc, suy nghĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó "
Trong tiểu thuyết quá trình nhận thức của nhân vật chuyển thành quá trình tự nhận thức của nó là một điều kiện để tạo chiều sâu tâm lý cho tác phẩm. Trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết, những bớc tiến quan trọng thờng gắn liền với sự
phát triển khả năng và kỹ thuật bộc lộ quá trình tự nhận thức của nhân vật từ đó mở rộng khả năng đi sâu vào đời sống tâm lý và thế giới nội tâm của con ngời. Trong tiểu thuyết " Đỏ và Đen", với những lần độc thoại nội tâm liên tiếp, dày đặc, Xtăngđan đã thể hiện đợc quá trình nhận thức của các nhân vật chính: Juyliêng Xoren, bà Đơrênan, Matinđơ, ông Đơrênan, hầu tớc ĐơlaMôlơ ...
Qua khảo sát tác phẩm, chúng tôi thấy số lần độc thoại nội tâm của các nhân vật trong tiểu thuyết" Đỏ và Đen " của Xtăngđan là rất nhiều, dày đặc và trải dài. Cụ thể : Nhân vật Juyliêng Xoren : 250 lần, bà Đơrênan : 25 lần, Matinđơ : 44 lần và các nhân vật khác ( Ông Đơrênan, hầu tớc Đơla Môlơ, ...) : 36 lần. Nh vậy, tất cả có 355 lần độc thoại nội tâm của các nhân vật trên 730 trang sách ( Hai tập ) . Có thể nói đó là một con số thật kinh khủng. Hiếm có một cuốn tiểu thuyết nào mà số lần độc thoại nội tâm của nhân vật lại lên cao nh thế,
nhiều và dày đặc đến thế. Suy nghĩ của nhân vật liên tiếp, chồng chéo nhau trong tác phẩm. Mạch truyện phát triển theo mạch tâm lý của nhân vật.
Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật thờng đợc tác giả thể hiện bằng dấu hiệu là các cụm từ : " Anh nghĩ ", " anh tự nhủ' , " anh tự hỏi " , " anh nghĩ bụng " , " Juyliêng nghĩ bụng " ...; Trong những trờng hợp khác, đại từ " anh" ( Juyliêng) đ- ợc thay bằng " Bà Đơrênan ", " cô Matinđơ " , "Ông Đơrênan ", " Ông hầu tớc " ...
" Anh nảy ra ý nghĩ táo bạo là hôn tay bà ta. Rồi anh lại sợ cái ý nghĩ đó của anh ngay. Một lát sau, anh tự nhủ : mình thật là hèn nhát nếu không thực hiện một hành động có thể có lợi cho mình và giảm bớt lòng khinh bỉ mà ngời đàn bà đẹp này chắc hẳn có đối với một anh thợ nghèo vừa rứt ra khỏi máy ca". Đó là lời độc thoại, suy nghĩ của Juyliêng khi lần đầu bớc chân và nhà ông Đơrênan và tiếp xúc với bà chủ nhà xinh đẹp, dịu dàng.
" Một ngày lễ Xanhluy, ông Valơnô cầm đầu cuộc đàm luận ở nhà ông Đơrênan Juyliêng suýt nữa thì không nén đợc mình, anh bỏ chạy ra vờn, lấy cớ là đi thăm lũ trẻ. Họ ca tụng sự liêm khiết mới ghê chứ ! Anh kêu lên, tởng chừng nh đó là cái đạo đức duy nhất. Vậy mà họ trọng vọng biết bao một ngời rõ ràng đã làm giàu gấp đôi, gấp ba lần, từ khi hắn quản lý tài sản của ngời nghèo !, Ta có thể cuộc rằng hắn kiếm lợi cả về những món tiền danh cho trẻ em vô thừa nhận (... ) Chà ! Những quân tàn ác ! Những quân tà ác ! ... ".
Những suy nghĩ của bà Đơrênan về tình cảm bà dành cho Juyliêng : " Lạ cha ! Ta yêu chăng ? Ta, đàn bà có chồng, ta lại đa mang tình ái chăng ? ... "
Qua những cuộc độc thoại nội tâm trong "Đỏ và Đen" thế giới nội tâm của con ngời hiện ra trong sự đấu tranh giằng xé của ý thức và những biến thái tinh vi,
sự vận động của tâm lý. Các cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật trớc mỗi tình huống truyện đã tạo nên những xung đột trong tâm lý nhân vật. Xtăngđan đã tỏ ra rất xuất sắc trong việc thể hiện những cuộc đấu tranh bên trong này nhằm bọc lộ rõ thế giới tâm lý, tâm hồn nhân vật. Mỗi nhân vật với những tính cách riêng biệt, điển hình, có những suy nghĩ, những xung đột tâm lý khác nhau trớc mỗi tình huống, mỗi sự việc của cuộc sống. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu tâm lý của ba nhân vật chính là Juyliêng Xoren, bà Đơrênan và nàng Matinđơ qua những xung đột tâm lý của mỗi nhân vật đợc thể hiện trong các lần độc thoại nội tâm .
Juyliêng Xoren là một nhân vật, một con ngời đặc biệt, anh cố găng vơn lên, dành vị thế trong xã hội thù địch với giai cấp mình. Vì thế anh phải sống
bằng một con ngời khác, một bộ mặt đạo đức giả, phải che dấu bản chất thật của mình. Anh có hai con ngời trong một con ngời, bình thờng anh sống thể hiện ra ngoài bằng con ngời khác, bằng cái mặt nạ giả tạo để đánh lừa những kẻ xung quanh mình hòng tìm cách thay đổi số phận mình : Sống giàu sang trong xã hội th- ợng lu quý tộc Pháp. Bởi vậy mà anh là nhân vật độc thoại nội tâm rất nhiều, những suy nghĩ thật của anh, anh không dám nói ra với ai nên phải bộc lộ bằng cách độc thoại nội tâm - nói với chính mình. Đó là những cuộc xung đột tâm lý, những cuộc đấu tranh trong lòng Juyliêng Xoren.
Dù cha có tình cảm gì mấy với bà Đơrênan ngoài lòng thán phục sắc đẹp và sự trang nhã của bà, Juyliêng vẫn quyết định thể hiện tình cảm bằng cách nắm tay bà nh một "bổn phận" . Và chính điều đó đã tạo nên một cuộc đấu tranh giữa tình cảm thực, giữa bản chất rụt rè, nhút nhát với lòng kiêu ngạo, sự hiếu thắng trong anh : " Juyliêng tức giận vì nỗi hèn nhát của mình tự nhủ rằng: Đến đúng lúc chuông điểm mời giờ, ta sẽ thi hành cái điều mà cả ngày ta đã tự hứa hẹn sẽ làm tối nay, hoặc ta sẽ lên phòng riêng, bắn tan óc tự tử". Chỉ một hành động nhỏ nhng cũng đã thể hiện cho ta thấy lòng quyết tâm rất lớn của chàng thanh niên trẻ. Khi lần đầu tiên anh hẹn nửa đêm sẽ sang buồng bà Đơrênan, anh cũng có một cuộc đấu tranh nội tâm tơng tự: " Ta đã nói với bà ấy rằng đúng hai giờ ta sẽ sang buồng bà; anh vừa nghĩ bụng vừa đứng dậy, có thể là ta còn vụng dại và lỗ mãng đúng nh con nhà quê mùa. Bà Đervin đã bóng gió cho ta hiểu điều đó nhiều lần, nhng ít ra ta sẽ không nhu nhợc". Chính vì thế mà dù " Đau khổ nghìn lần còn hơn là đi vào cõi chết" Nhng anh vẫn quyết tâm đi đến buồng bà đúng giờ hẹn. Rồi, khi trở về thì " Trời ơi ! Đợc sung sớng, đợc yêu chỉ là thế này thôi ?. Đó là suy nghĩ đầu tiên của Juyliêng khi trở về buồng. (...). Ta có thiếu sót gì trong bổn phận của ta
đối với chính ta ? Ta có đóng vai trò của mình đợc tốt không ? ". Anh luôn bị ám ảnh bởi cái " Bổn phận", " Vai trò ", hình ảnh, vị thế của mình trong mắt mọi ngời.
Sau này, trong mối tình với Matinđơ, trong tâm hồn Juyliêng cũng diễn ra những cuộc đấu tranh nh vậy . Khi nhận đợc th hẹn lên phòng của Matinđơ, với bản tính đa nghi, anh không tin cô, cho đó là một âm mu hãm hại mình của Matinđơ và các bạn quý tộc của cô ta. Anh đã quyết định không lên, đi xa một chuyến nhng lại lo sợ ngời ta sẽ xem anh là kẻ hèn nhát, suy nghĩ đó đã làm cho anh không thể yên lòng :" Ngộ nhỡ, anh bỗng tự nhủ, sau khi đóng hòm lại Matinđơ thực tâm thì sao ! Thì bấy giờ, đối với mắt cô, ta đóng vai một thằng hèn nhát hoàn toàn. Ta, không có dòng dõi cao sang, ta cần phải có những đức tính lớn, hiển nhiên, không giả thiết nể vì gì cả, những đức tính đợc chứng tỏ rõ ràng bằng những hành động có ý nghĩa ". ( ...) " Ta sẽ là kẻ hèn nhát trong mắt cô. Không những ta thiệt mất con ngời xuất sắc nhất trong xã hội thợng lu (...) Nhng lại còn thiệt mất cái thú vui thần tiên đợc thấy nàng hy sinh vì ta chàng hầu tớc Croadơnoa (...) Có tất cả những đức tính mà ta thiếu : Trí mẫn tiệp, dòng dõi, tiền của ... Nỗi hối hận đó sẽ theo đuổi ta suốt đời không phải vì nàng, tình nhân thì thiếu gì !".
Sau này, khi đã yêu Matinđơ nhng phải đóng kịch lạnh lùng, tàn nhẫn để giữ tình yêu của nàng, anh gặp phải cuộc đấu tranh giữa tình yêu đích thực, tình cảm trong lòng với vai trò phải đóng : " Giây phút đầu tiên mà anh nhận thấy động tác đó, là một nỗi vui sớng tuyệt trần. Giây phút thứ hai là một ý nghĩ đến Kôraxốp : Ta chỉ nói nửa lời là có thể hỏng cả. (...) Ta cũng không đợc phép ấp chặt vào lòng ta tấm thân mềm mại và kiều diễm này, sợ rồi nàng sẽ khinh bỉ và ngợc đãi ta. Tính nết đâu mà khủng khếp !" Và với bản tính khôn khéo, ý chí, nghị lực đầy mình, anh đã đóng rất đạt vai diễn của mình.
Những cuộc độc thoại nội tâm thể hiện sự xung đột giữa khát vọng vơn lên xã hội thợng lu và lòng khinh ghét căm thù bọn quý tộc t sản trong Juyliêng.
Juyliêng có tham vọng rất lớn là sẽ vơn tới đợc cuộc sống xã hội thợng lu, của bọn quý tộc t sản nhng vốn xuất thân từ tầng lớp dới, tận sâu trong đáy lòng anh lại hết sức khinh bỉ, thù ghét chúng. Mâu thuẫn lớn đó đã đợc Xtăngđan thể hiện trong những đoạn độc thoại nội tâm của Juyliêng.
" Anh khinh bỉ sâu sắc những ngời mà anh cùng sống với, và anh bị họ thù ghét. (...) Lời đáp ứng thầm trong lòng anh, bao giờ cũng là : Những quân tàn ác hoặc những đồ ngu xuẩn ! ".
" Chao ôi ! Anh nghĩ bụng, không có lấy năm trăm quan tiên niên kim để ta học hành đến nơi đến chốn. Chà ! Ta thì đá tung cái thằng cha ấy đi chứ ! "
Khi ông Đơrênan xúc phạm anh, sau đó vì sợ anh bỏ đi, sang làm cho lão Valơnô nên đã giữ chân anh bằng cách tăng lơng cho anh thì : " Juyliêng muốn bật cời và sững sờ cả ngời : Tất cả nỗi giận dữ của anh đã biến mất.
Mình đã khinh bỉ cái quân súc vật này đến thế mà vẫn còn cha đủ, anh nghĩ bụng. Có lẽ đây là sự tạ tội lớn nhất mà một tâm hồn đê tiện nh thế kia có thể làm đợc ".
" (...) Nếu ta muốn họ quý trọng và cả chính mình cũng tự quý trọng nữa, thì ta phải tỏ cho họ biết rằng chính là cái nghèo của ta giao thiệp với cái giàu của họ, chứ tấm lòng ta cách xa sự láo xợc của họ hàng nghìn dặm, và đợc đặt trên một tầng quá cao, những biểu thị nhỏ nhặt của sự khinh miệt hay sự u đãi của họ không thể nào bén tới đợc. "
" (..) Những bọn quý phái kia, họ sẽ trở thành cái gì, nếu chúng ta đợc đấu tranh với họ bằng võ khí ngang nhau ! Nh ta, chẳng hạn, mà đợc làm thị trởng Verie, có thiện ý, lại chính trực cũng nh ông Đơrênan về căn bản ! Phải biết là ta sẽ đánh bạt lão trợ tế, lão Valơnô và tất cả những trò ăn cắp của chúng ! Phải biết là công lý sẽ thắng ở Verie! ... "
Rồi lần anh đợc mời đến dự tiệc ở nhà ông Valơnô, chứng kiến sự lố lăng bỉ ổi, đê tiện của bọn chúng, anh hết sức khinh bỉ, căm ghét : " ... Dù họ có cho ta một nửa những của họ ăn cắp, ta cũng chẳng thèm sống chung với họ. Thế nào cũng có ngày ta sẽ lộ chân tớng ; ta sẽ không thể kìm giữ để khỏi biểu lộ lòng khinh bỉ của ta đối với họ."
Anh khinh bỉ, căm ghét bọn thợng lu quý tộc đến vậy mà anh vẫn giữ đợc thái độ hoà nhã trớc bọn chúng, sống trong xã hội của chúng để tìm cách vơn lên giàu sang thì quả là tài giỏi. Anh đã chiến thắng chính mình nhờ sự khôn khéo, giảo quyệt và một quyết tâm sắt đá : " Thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn không đạt tới giàu sang ".
Những cuộc độc thoại nội tâm thể hiện quá trình tự nhận thức của Juyliêng: Bản chất xã hội của tính cách nhân vật chủ yếu biểu hiện ở thái độ của nhân vật đối với mình và đối với ngời khác, với xã hội. Thái độ của Juyliêng là kết quả của quá trình tự nhận thức và thái độ của anh đối với xã hội thay đổi cùng với quá trình nhận thức cuộc sống xung quanh về xã hội nói chung và về thân phận mình.
Anh ý thức rất rõ về thân phận mình trong xã hội và tự biết phải làm gì để thực hiện đợc tham vọng nung nấu trong lòng: " Tấm chân dung của Napôlêông,
anh vừa gật gù vừa nghĩ bụng, bị phát hiện dấu diếm ở nhà một ngời vẫn tự nhận là kẻ thù sâu xa của kẻ tiếm ngôi ! (...) Đằng sau bức chân dung, có những dòng bút tích của ta ! (...) Về lòng thán phục quá độ của ta ! Tất cả danh tiếng của ta đổ sụp, tiêu ma trong chốc lát ! (...) Và danh tiếng của ta là tất cả tài sản của ta, ta sống chỉ nhờ có nó ... mà nào có ra sống. Trời đất ơi ! "
Anh tự nghĩ " Chỉ có một thằng ngu mới giận dữ ngời khác, một hòn đá rơi xuống là vì nó có trọng lợng. Lẽ nào ta cứ là một đứa trẻ thơ mãi sao ? Bao giờ ta mới tập nhiễm đợc thói quen tốt đẹp là chỉ dành phần tâm hồn của ta cho
những hạng ngời kia, vừa đúng với số tiền của họ thôi ? ... "
Với bà Đơrênan anh cũng nghi ngờ " Trong con mắt ngời đàn bà này, anh nghĩ thầm, ta không phải là con nhà. "
Sau này, ở Pari, khi Matinđơ tìm cách hỏi chuyện anh trong cuộc khiêu vũ, anh nghĩ :" Thế ra, ngay cả giữa một cuộc khiêu vũ ta cũng có nhiệm vụ phải tờng trình với tất cả mọi ngời trong gia đình. Ta chả đợc trả công để làm ngời cán sự đấy ? ..."
"Thảm hại thay ! anh nói một cách chua chát, ta không xứng đáng lý luận về những lợi ích lớn lao kia. Cuộc đời của ta chỉ là một chuỗi những trò giảo quyệt vì ta không có lấy một nghìn quan lợi tức hàng năm để mua bánh mì ."
Từ chỗ tự ý thức đợc một cách rõ ràng thân phận mình trong xã hội nh vậy đã dẫn đến những xung đột giữa ý thức thân phận với tình cảm thực và khát vọng trong tâm hồn Juyliêng.
Trong mối tình với bà Đơrênan, " Ta có bổn phận nhất thiết phải thành công với ngời đà bà này, nhất là một ngày kia nếu có bao giờ ta trở nên giàu có, mà có kẻ chê trách ta đã từng làm cái nghề gia s hèn mọn này, thì ta có thể làm cho họ hiểu ngầm rằng tình yêu đã ném ta vào đây ". Chỉ vì quá đa nghi trong cuộc sống, quá lý trí, toan tính mà Juyliêng đã không nhận ra tình cảm thực của mình, không giám đón nhận một mối tình đầu trong trắng, nồng nàn với bà Đơrênan.
Khi nhận đợc th tỏ tình của Matinđơ, Juyliêng cũng đã đón nhận nó với những suy nghĩ rất đa nghi và cẩn trọng: " Nếu không có chuyện âm mu chống lại