Lời bình ( Trữ tình ngoại đề ).

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của xtăngđan (Trang 41 - 43)

1. Ngôn ngữ ngời kể chuyện thể hiện tâm lý.

1.2. Lời bình ( Trữ tình ngoại đề ).

Nh phần trên đã nói, ngôn ngữ ngời kể chuyện tồn tại trên nhiều dạng, có khi ngời kể chuyện xen vào tác phẩm trực tiếp phát biểu đánh giá nhân vật, nói lên cảm nghĩ của mình về cuộc sống, xã hội. Lúc đó, ngôn ngữ của ngời kể chuyện đ- ợc gọi là lời bình.

Là một nhà tiểu thuyết tâm lý xuất sắc, phong cách tự sự của Xtăngđan cũng có những nét độc đáo riêng. Ông không đơn thuần là ngời đứng ngoài kể lại sự việc. Khi tình huống truyện đến chỗ căng thẳng, khi tâm lý nhân vật biểu hiện đến mức tột đỉnh, ông cũng tham gia vào câu chuyện bằng những lời bình trực tiếp. Những lời bình của ngời kể chuyện rải rác xen vào khắp tác phẩm đã góp phần thể hiện rõ hơn những biến thái tâm lý nhân vật và cả tâm lý, tình cảm, thái độ của ng- ời kể chuyện.

Trớc hết, thái độ, tình cảm của ngời kể chuyện thể hiện qua cách gọi tên nhân vật.

Nh ta biết, nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn. Muốn nhân vật có sức sống lâu bền thì nhà văn phải đầu t nhiều công sức xây dựng. Vì vậy, mỗi cuốn tiểu thuyết, nhà văn thờng tập trung nhiều vào một vài nhân vật nào đó và đó cũng là những nhân vật đợc nhà văn dành tình cảm nhiều nhất. Trong tiểu thuyết Đỏ và Đen, ngoài Juyliêng Xoren - nhân vật chính đợc Xtăngđan yêu quý - thì ông còn dụng công xây dựng hình ảnh hai ngời phụ nữ trong cuộc đời anh là bà Đơrênan và

Matinđơ. Tính cách của những nhân vật ấy và tình cảm của ông dành cho họ đợc thể hiện qua cách gọi tên nhân vật.

Juyliêng Xoren đợc Xtăngđan gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau với một giọng điệu thân mật không che dấu cảm tình dành cho anh : " Anh gia s trẻ tuổi ", "anh chàng tham vọng trẻ tuổi ", " anh chàng kép nhất của chúng ta ", anh chàng ", " Ngời anh hùng của chúng ta "...

Chính những từ ngữ " Trẻ tuổi, tham vọng, kép nhất, anh hùng ... " mà Xtăngđan dùng trong tên gọi Juyliêng đã nói lên một phần tính cách của anh.

Bà Đơrênan đợc xem là một phụ nữ quý tộc xinh đẹp, dịu dàng và trong sáng, ngây thơ nhất. Điều đó cũng thể hiện trong cách gọi tên bà của tác giả : " Ngời đàn bà tội nghiệp ", " tấm lòng chất phác ", " ngời đàn bà rất mực hồn nhiên

", " ngời mẹ khổ sở " ( Nỗi dằn vặt khi đứa con út của bà bị ốm ), " tâm hồn náo động " ...

Tính cách của Matinđơ cũng đợc bộc lộ qua cách gọi mà Xtăngđan thi thoảng dùng để gọi tên nàng, chỉ về nàng : " Cô bé tội nghiệp ", " cái tâm hồn kiêu kỳlạnh lùng kia ", " cô gái dễ thơng " ...

Có những lúc, ngời kể chuyện trực tiếp bình luận về tình huống, trạng thái tâm lý và tính cách của nhân vật. " Nhiều khi Juyliêng thật là khó hiểu đối với bà Đơrênan, và cả đối với bà bạn của bà ta nữa, còn anh cũng chỉ hiểu có nửa phần tất cả những điều họ nói với anh. Đó là hiệu quả của sức mạnh và, nếu tôi có thể nói đợc nh thế này, của sự lớn lao của những ngọn trào lòng nhiệt liệt nó làm xao xuyến tâm hồn anh chàng trẻ tuổi đầy tham vọng kia ở con ngời lạ lùng đó, hầu nh ngày nào cũng là giông tố " ... ( Trang 153 - Quyển 1 ) .

"... ở cái tuổi hai mơi, ý nghĩ về đời sống xã hội và về chuyện làm nên hiển hách với đời, lấn tất cả mọi chuyện ". Vì vậy mà anh không phải băn khoăn suy nghĩ nhiều về mối tình của anh với bà Đơrênan nh bà.

Khi Juyliêng tự duyệt lại tình huống của mình trong mối tình với bà Đơrênan ngờ vực tấm chân tình của bà với một thái độ lạnh lùng thì tác giả thốt lên : "Than ôi, văn minh quá là tai hại nh thế đấy ! ở tuổi hai mơi một chàng thanh niên, nếu chàng ta có đôi chút học vấn, thật nghìn dặm cách xa sự buông thả hồn nhiên, không có nó thì tình yêu nhiều khi chỉ là một bổn phận hết sức buồn chán " ( Trang 175 - 176 - Quyển 1 ).

Khi Juyliêng căm phẫn cái cách đối xử tệ mạt của bọn Valơnô với tù nhân và động lòng thơng cảm những kẻ khốn khổ bị giam cầm bị hành hạ kia hôm anh đợc mời dự tiệc ở nhà Valơnô, tác giả cũng trực tiếp nêu nhận xét : '' Tôi thú thực

rằng sự mềm yếu mà Juy liêng đã tỏ ra trong câu độc thoại đó làm cho tôi đánh giá anh thấp lắm . Anh chỉ xứng đáng làm bạn đồng sự của bọn âm mu phiến loạn đeo găng màu vàng nọ, họ đòi thay đổi tất cả phong cách của một nớc lớn, mà lại không muốn phải ân hận về một tý vết sầy da nào '' ( Trang 266 - 267 quyển 1 ) . Đó quả là một sự mủi lòng lạc điệu giữa xã hội anh đang sống. Xtăngđan nói đúng '' Anh chỉ mới có đợc những phong cách mà cha có đợc trái tim của nghề nghiệp anh '' .'' Phải công nhận là lúc đó con mắt của Juyliêng thật dữ dội, nét mặt anh thật ghớm guốc nó đầy vẻ tội ác thuần chất. Đó là con ngời khổ sở chiến đấu với tất cả xã hội ''.

Tác giả bình về chuyện ngoại tình của bà Đơrênan ''....Hôn nhân, nh kiểu thế kỷ XIX đã an bài, có hiệu quả lạ lùng nh thế ! Sự buồn chán của đời sống vợ chồng làm chết tình yêu một cách chắc chắn, khi tình yêu đã có trớc hôn nhân ...'' ( trang 289 quyển 1 )

Về tính cách của Matinđơ - Một tính cách đặc biệt của giới thợng lu quý tộc Paris thế kỷ XIX - dám yêu một chàng th ký nghèo cách xa địa vị mình : '' ....Bây giờ đã đồng ý với nhau dứt khoát là tính cách của Matinđơ không thể nào có trong thời đại chúng ta, thời đại vừa cẩn trọng vừa đạo đức chẳng kém gì nhau, tôi sẻ đỡ lo , sẻ gây phẫn nộ khi tiếp tục kể chuyện những nổi điên cuồng của cô gái dể th- ơng kia ...'' .

Ngoài ra, tính cách, tâm lý của nhân vật vốn là sản phẩm của xã hội của môi trờng họ sống, vì vậy những lời bình của tác giả về xã Pháp thế kỷ XIX - Nhất là xã hội thợng lu quý tộc - Và những lời đề từ đầu mỗi chơng sách cũng góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật.

Chơng VI quyển 1 có tên là '' Buồn chán '' với lời đề từ đợc dịch nghĩa : '' Tôi không biết tôi là ai, tôi không biết tôi là cái gì và tôi phải làm gì '' ( Trích trong vở nhạc kịch của Môzart ) đã nói lên tình trạng của Juyliêng trong những ngày đầu mới đến nhà ông Đơrênan. Hay chơng X '' Một trái tim lớn và một danh phận nhỏ '' có lời đề từ '' Dù sự say mê có đợc che dấu thế nào, nó cũng lộ ra với tất cả chiều sâu thăm thẳm của nó, cũng nh bầu trời tối đen báo trớc cơn giông tố khủng khiếp'' là để chỉ tâm hồn Juy liêng và tham vọng của anh. Chơng XIV ( Quyển 2 ) nói về Matinđơ '' Tâm t của một cô gái '' có lời đề từ đã nêu bật đợc tâm trạng của nàng : '' Biết bao nổi do dự phân vân ! Biết bao đêm thao thức ! Trời đất ơi ! Ta sẽ tự làm cho mình đáng khinh chăng ? Chính chàng sẽ khinh ta. Nhng chàng ra đi, mỗi bớc một xa '' ( Anfrêđơ - Muyxê ).

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của xtăngđan (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w