Sự đổi mới trong thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 55 - 63)

Chơng 3: Sự kế thừa và đổi mới những thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật.

3.2. Sự đổi mới trong thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật:

Nếu nh trong Hồng Lâu Mộng sự kế thừa thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật theo kiểu truyền thống đã là một thành công lớn trong nghệ thuật của tác giả, thì sự đổi mới của nó cũng có những thành công không kém.

Khác với các cuốn tiểu thuyết trớc đó tính cách nhân vật chỉ đợc bàn giao qua hành động và ngôn ngữ thì đến Hồng Lâu Mộng tác giả đã chú ý đến việc miêu tả tâm lý nhân vật có chiều sâu tâm lý. Và tác giả đặt nhân vật vào chính cuộc sống hàng ngày, để miêu tả một cách chi tiết, cụ thể, không tô vẽ, không c- ờng điệu. Đó cũng là điều mà Lỗ Tấn nói: “ Cách viết truyền thống bị phá vỡ”.

Tào Tuyết Cần đã đặt nhân vật Lâm Đại Ngọc vào chính mối quan hệ hàng ngày để làm nổi bật tâm lý nhân vật, trong quan hệ với mọi ngời sống xung quanh cô, cô cũng biết tuỳ cơ mà ứng biến, có nhiều ngời cô rất yêu thơng và quý trọng nh Bảo Cầm, Tử Quyên, cô luôn dành cho họ một tình cảm đặc biệt mà không phân biệt giữa chủ và tớ.

Đó là khi cô ốm sắp chết Đại Ngọc mở mắt ra chỉ có một mình Tử Quyên ngồi bên cạnh, tự mình nghĩ không thể sống đợc bèn gắng gợng nói với Tử Quyên: “Em ơi! Em là ngời thân nhất của ta, tuy rằng mấy năm nay bà sai em hầu hạ ta, ta vẫn coi em nh là em ruột” [ Hồi 97 – Trang 301 – Tập 5].

Hay đối với Bảo Cầm cô cũng dành tình cảm đặc biệt.

“Đại Ngọc gọi Bảo Cầm là em chứ không gọi đến họ tên, coi nh chị em ruột vậy” [ Hồi 49 – Trang 169 – Tập 3].

Điều này cho ta thấy Đại Ngọc luôn dành tình cảm cho những con ngời mà cô quý trọng thơng yêu, những con ngời này khác với Tơng Vân, Bảo Thoa… đối với họ ở cô chỉ là quan hệ mang tính chất “xã giao” còn thực ra trong lòng cô đầy những nghi ngờ, dò xét, nó chứng tỏ đây không còn là nhân vật trong tiểu thuyết mà là một nhân vật bằng xơng, bằng thịt bớc từ trang sách đi vào trong cuộc sống thực tại. Con ngời này biết yêu quý, trân trọng ngời khác nhng cũng sẵn sàng chống đối lại nếu nhận thấy họ là đối thủ của mình.

Còn đối với Bảo Ngọc cô lại có một quan hệ khác. Tác giả đặt Đại Ngọc và Bảo Ngọc trong một quan niệm cùng nhau chống lại tất cả những thế lực phong kiến, chống lại quan điểm học hành, thi cử, tự do, hôn nhân, tình yêu phong kiến. ở hai con ngời này mang rõ nét chống đối phản nghịch.

Sự chống đối, phản nghịch này không phải là bản chất bẩm sinh hoặc là ngẩu nhiên của cô và Bảo Ngọc, sống trong một chế độ xã hội mà những ngời xung quanh mình không hề có tình cảm chỉ biết lợi dụng lẫn nhau và chém giết nhau, giành giật, tranh giành địa vị của nhau cô và Bảo Ngọc đâm ra chán ghét tất cả và họ đã ý thức đợc điều đó rồi đi đến sự phản kháng lại nó một cách kịch liệt.

Sự phản kháng này xuất hiện đầu tiên trong con ngời cô đó là cô chống lại quan niệm học hành thi cử của chế độ phong kiến. Nếu nh Tiết Bảo Thoa quan niệm rằng: “Bọn con gái chúng mình không biết chữ mà hay đấy”, “chỉ cần biết thêu thùa, may vá là đợc” và nàng nghiêm khắc yêu cầu Bảo Ngọc “không nên sao nhãng học tập để ra làm quan giúp đời, giúp nớc” phải biết “lập thân dơng danh”, Tơng Vân thờng khuyên Bảo Ngọc: “năng gặp gỡ những bậc quan sang, bàn bớc đờng tiến cử…” thì Đại Ngọc lại rất khác họ, cô không bàn gì đến chuyện học hành thi cử mà hờ hững với nó, không bao giờ nhắc đến nó kể cả khi chỉ có một mình. Để khẳng định sự chống đối lại quan niệm học hành thi cử này của cô, tác giả đã để cho lời của Bảo Ngọc phát ngôn:

“Không khi nào cô Lâm lại nói những câu nhảm ấy, nếu nói tôi đã xa cô ấy lâu rồi” [Hồi 32 - Trang 209 - Tập 2].

Cái gọi là “nhảm ấy” tức là “lập công dơng danh”, “học hành thi cử” cô cho rằng cái đấy nó chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân mình mà cũng nh những ngời khác luôn lợi dụng chức quyền làm những điều sằng bậy mà thôi. Trong khi đó Bảo Ngọc xem văn bát cổ là “cần câu cơm” thì Đại Ngọc lại ghét cay ghét đắng nó, cô luôn chống laị nó và khinh thờng công danh.

Có thể nói sống trong chế độ phong kiến, ngời con gái không đợc bàn đến chuyện xã hội, học hành thi cử cũng chẳng bao giờ đợc tham gia, mà chỗ đứng của họ là ở xó bếp, góc nhà. ở đây không phải Đại Ngọc không bàn đến nó tức là cô

cũng đang chịu t tởng phong kiến đó, mà sự thật cô cũng không bàn tới nó, chống lại nó bởi nó còn mang trong mình nhiều hủ tục lạc hậu, nhiều t tởng cổ hủ làm cho con ngời ta trở thành những kẻ tiểu nhân hơn, sống gần nhau mà tình cảm không có chỉ có sự tranh giành, chém giết lẫn nhau về địa vị, về sự giàu sang. Chính vì vậy mà sự phản nghịch của cô trong quan niệm học hành thi cử là một điều dễ dàng nhận thấy.

Ngoài sự kiêu kì, cô độc ra, sự bi ai thơng cảm còn là hiện tợng luôn tồn tại trong tính cách của Đại Ngọc, phản ánh bộ mặt tinh thần này của con ngời giàu sức sống, nhiều hy vọng nhng lại bị thế lực đen tối của xã hội áp chế. Tuy sống với trên 200 ngời của gia đình họ Gỉa nhng Lâm Đại Ngọc vẫn cảm thấy cô độc lẻ loi. Vì vậy mà nàng gửi gắm tất cả hy vọng vào mối tình với Bảo Ngọc.

Song song với sự chống đối lại quan niệm thi cử học hành phong kiến, trong tình yêu của mình cô cũng thể hiện đựơc sự chống đối, tính chất phản nghịch đó. Nh chúng ta đã biết tình yêu của nàng với Bảo Ngọc không phải là thứ tình yêu của những kẻ tài tử giai nhân nhng cũng không phải là thứ tình yêu “nhất kiến chung tình”, cô yêu Bảo Ngọc không phải vì vinh hoa phú quý, mà họ yêu nhau trên cơ sở tâm đầu ý hợp, có sự hiểu biết lẫn nhau. Tình yêu của họ có những nguyên cớ sâu xa; họ, nói nh Saint Exupéry: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà cùng nhìn về một hớng” nghĩa là họ “đồng điệu”, “tri âm” lẫn nhau trên những vấn đề có ý nghĩa cuộc sống.

Trong tình yêu Đại Ngọc luôn quan niệm rằng: “Tôi làm theo tiếng gọi của trái tim” còn Bảo Ngọc lại nói tôi đã có trái tim rồi thì cần gì đến viên ngọc ấy, điều này khẳng định rằng họ đã hoàn toàn chống lại, phản đối lại tình yêu tiền định của xã hội phong kiến mà những vật “thông linh bảo ngọc” của Giả Bảo Ngọc, “chiếc khoá vàng” của Bảo Thoa và “con Kỳ Lân bằng vàng” của Sử Tơng Vân là những vật đặc trng cho quan niệm tiền định của hôn nhân phong kiến mà họ đã không tin vào. Họ bất chấp tất cả tiền định, dũng cảm đấu tranh, bảo vệ tự do yêu đơng của mình bằng cách “vàng ngọc là chuyện nhảm nhí”. Đại Ngọc không tin vào những điều đó và ra sức chống lại nó mặc dù nàng cũng đã nhận

thức đợc rằng mình khó lòng thoát khỏi đợc xiềng xích vô hình hay hữu hình mà xã hội phong kiến đang ràng buộc.

Kiên quyết chống lại quan niệm tình yêu, hôn nhân phong kiến, kiên quyết chống lại quan điểm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã làm nên tinh chất phản nghịch trong con ngời họ. Tuy nhiên tính cách này của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc lại không tách khỏi cái xã hội phong kiến mà họ đang sống. ở Thời đại ấy ngời phụ nữ vốn không quyết định đợc vận mệnh của mình hay nói đúng hơn sự công bằng và tự do cá nhân cha thực sự đứng về những ngời nh họ, vì vậy mà khi quan niệm tiền định của chế độ phong kiến thất bại thì giai cấp thống trị lại dùng mu ma quỷ quyệt khác để lừa dối, giết hại họ. Đại Ngọc đã tắt thở giữa lúc gia đình họ Gỉa tng bừng tổ chức lễ cới cho Bảo Ngọc và Bảo Thoa. Sự phản kháng cuối cùng trong cuộc đời nàng đó là nàng gắng gợng sức tàn đốt cảo thơ, khăn lụa có đề thơ, dứt mối tình duyên với Bảo Ngọc trớc khi trở về “thái h ảo cảnh” còn Bảo Ngọc thì bỏ đi tu.

Nh vậy khi đặt nhân vật vào chính cuộc sống hàng ngày và trong các mối quan hệ ta mới thấy rõ đọc nét tâm lý của nhân vật. Bên cạnh đó Tào Tuyết Cần còn đi sâu vào miêu tả nhân vật có chiều sâu tâm lý.

Nếu nh việc miêu tả hoàn cảnh khách quan trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có tính khái quát, phù hợp với việc miêu tả tính cách nhân vật. Khi sáng tạo hình tợng nhân vật, tác giả của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ít chú ý miêu tả tâm lý nhân vật thì Tào Tuyết Cần laị xem đây là yếu tố cơ bản để đi sâu vào miêu tả tâm lý nhằm khắc hoạ hình tợng nhân vật mang nhũng đặc trng tâm lý riêng.

Khác với các nhân vật khác Lâm Đại Ngọc xuất hiện là một con ngời luôn suy t trăn trở, luôn có những dằn vặt trong con ngời nàng. Đây là mô típ nhân vật khao khát mãnh liệt vơn tới cuộc sống mình mong muốn, điều mà chúng ta cần làm rõ ở đây là sự kiện tạo nên nhân vật và hoàn cảnh tạo nên nhân vật. Nhân vật Lâm Đại Ngọc trải qua biết bao suy nghĩ dằn vặt trong lơng tâm, tác giả chú ý đến việc miêu tả tâm lý nhân vật có chiều sâu tâm lý đáng kể là có dụng ý của nó.

giản để khắc hoạ bộ mặt tinh thần vào hoạt động nội tâm của nhân vật. Bảo Ngọc đã từng nói với Tơng Vân và Tập Nhân rằng:

“Không khi nào cô Lâm lại nói những câu nhảm ấy, nếu nói đến, tôi đã xa cô ấy lâu rồi!”. Thì Đại Ngọc nghe vậy liền mừng mừng tủi tủi thơng thơng. Mừng là mắt mình không nhầm, ngày thờng vẫn cho anh ấy là ngời tri kỷ giờ quả thực nh vậy. Sợ là: Trớc mặt ngời khác, anh ấy vẫn nghĩ đến mình, vẫn khen ngợi mình, đủ biết mối tình nồng nàn không hề e ngại tý gì. Tủi là: Anh đã là tri kỷ của tôi, thì tất nhiên tôi cũng là tri kỷ của anh. Anh và tôi đã là một đôi tri kỷ thì tại sao lại có “chuyện vàng và ngọc” ở đây. Mà dù có chuyện “vàng và ngọc” thì vàng ấy, ngọc ấy đáng lẽ của anh và tôi chứ tại sao lại còn có cô Bảo Thoa nữa. Thơng là: Cha mẹ mất sớm dù có những lời ghi lòng tạc dạ, nhng không có ai tác thành cho ta. Vả chăng, gần đây đã chớm có bệnh, tinh thần hoảng hốt. Thầy thuốc bảo: Khí suy huyết kém, sợ rồi sinh ra chứng lao. Tôi dù là tri kỷ của anh, nhng sợ không thể chờ lâu đợc. Anh dù là tri kỷ của tôi, nhng tôi bạc mệnh thì làm thế nào? Nghĩ đến nông nổi ấy. Đại Ngọc không cầm nổi nớc mắt muốn đi vào để gặp nhau, nh- ng lại nghĩ hơi trơ trẽn đành gạt nớc mắt quay về”. [Hồi 32 – trang 208 – Tập 2].

Chỉ cần một câu nói của Bảo Ngọc mà Đại Ngọc luôn suy nghĩ không biết bao nhiêu là chuyện, từ chuyện xa, đến chuyện gần, từ việc hiện tại đến việc tơng lai, từ chuyện bản thân đến việc ngời khác. Những dằn vặt đau khổ, những sầu não thơng tâm, những điều vui nỗi buồn của Đại Ngọc đợc tác giả miêu tả hết sức sinh động trong một đoạn văn ngắn nh vậy.

Sống trong cảnh cô độc lẻ loi, Đại Ngọc đặt tất cả hy vọng vào mối tình với Bảo Ngọc, nhng Đại Ngọc là thành viên của gia đình phong kiến quý tộc, nàng không thể không bị quan niệm phong kiến đạo đức chi phối, do đó tâm trạng của nàng đầy mâu thuẫn. Một mặt nàng muốn Bảo Ngọc thổ lộ tâm sự với mình, nhng đôi lúc nàng khó chịu trách Bảo Ngọc nói năng không giữ lời, cho rằng Bảo Ngọc khinh rẻ lăng nhục mình. Do đó buồn vui lẫn lộn là đặc trng tính cách của nàng.

Nh đã phân tích ở trên sự kế thừa và đổi mới trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Lâm Đại Ngọc là một thành tựu nghệ thuật vô cùng đặc sắc của Tào

Tuyết Cần, ông đã có sự kế thừa và sáng tạo phù hợp với tâm lý nhân vật nói riêng và thời đại nói chung. Đó là những kết tinh nghệ thuật tinh hoa mà cha nhà văn nào cùng thời với ông làm đợc, và Hồng Lâu Mộng ra đời nó đã chứng tỏ rằng nghệ thuật viết tiểu thuyết truyền thống đã bị phá vỡ.

Qua việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Lâm Đại Ngọc chúng ta càng thêm yêu thơng trân trọng, cảm thông cuộc đời và số phận nhân vật, càng khâm phục sức sáng tạo của ngời nghệ sỹ kỳ tài Tào Tuyết Cần.

Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Lâm Đại Ngọc, trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp chúng tôi chỉ mới bao quát đợc một phần nhỏ của đề tài, do đó sẽ còn có nhiều thiếu sót. Nhng với những vấn đề đã trình bày, chúng tôi hy vọng đây là một khởi đầu cho một công việc hấp dẫn. Và có khả năng nghiên cứu sâu hơn, chặt chẽ hơn, logic hơn, cụ thể hơn trong những công trìnhsau.

Kết luận

“Hồng Lâu Mộng” sở dĩ có đợc sức sống mãnh liệt vợt qua cả thời gian và không gian nh vậy, một phần nhờ vào sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật của Tào Tuyết Cần. Ông đã xây dựng hàng loạt các nhân vật với những vẻ đẹp và đặc trng tính cách riêng, độc đáo. Các nhân vật này phần lớn có thể bớc ra khỏi trang sách và đi vào cuộc đời nh những con ngời trong xã hội. Ngoài những đặc điểm chung trong cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Minh – Thanh và đặc điểm riêng của Hồng Lâu Mộng, thông qua nhân vật Lâm Đại Ngọc ta còn thấy đợc bút pháp xây dựng nhân vật bằng chủ nghĩa hiện thực nghiêm khắc của Tào Tuyết Cần.

“Hồng Lâu Mộng” cũng giống các bộ tiểu thuyết cổ điển khác ít mô tả ngoại hình nhân vật, tác giả chỉ thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động và các sự kiện hoàn cảnh để xây dựng tính cách nhân vật. Bên cạnh đó ông cón có sự đổi mới trong phơng pháp xây dựng nhân vật đó là đi sâu vào miêu tả tâm lý, đặt nhân vật vào chính cuộc sống hàng ngày trong moị quan hệ để từ đó thấy đợc đặc trng tâm lý của nhân vật. Nguyên tắc của Tào Tuyết Cần là nắm lấy đặc trng cơ bản của ngôn ngữ, hành động, tâm lý nhân vật dùng nhiều biện pháp để tô đậm nó, gieo ấn tợng về nhân vật, rồi qua đó so sánh đối chiếu giữa nhân vật này với nhân vật khác làm cho nét tâm lý của nhân vật đợc hiện lên một cách hoàn chỉnh.

Tào Tuyết Cần là nhà văn hiện thực vĩ đại ông đã tái hiện lại bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc thông qua gia đình họ Giả. Dới ngòi bút của ông tất cả đợc hiện lên nh thật không hề có sự vẽ vời, tô điểm nào hết và con ngời trong tiểu thuyết cũng hiện lên một cách chân thực bằng cách bám sát vào cuộc sống thực tế, đi từ thực tế Tào Tuyết Cần đã xây dựng thành công nhân vật Lâm Đại Ngọc, nhân vật này đại diện cho những con ngời có t tởng mới, tiếp thu đợc t tởng tiến bộ của thời đại, dám đứng lên chống lại chế độ phong kiến thối nát bất công, cho dù thất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 55 - 63)