Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm :

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 34 - 35)

Chơng 2: Một số thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lý nhân vật.

2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm :

“ Độc thoại nội tâm là một khái niệm đã đợc sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đây là một trong những phơng diện thử thách tài năng nắm bắt và lí giải đời sống, bộc lộ rõ giữa quan niệm con ngời của ngời nghệ sĩ và phơng diện miêu tả nội tâm là thế giới tâm lí và tinh thần của nhân vật. Khái niệm nội tâm chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trớc cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể hiện trên bớc đờng đời của mình. Với việc đi sâu vào tìm hiểu tâm lí, đặc biệt bằng việc đi sâu vào sử dụng độc thoại nội tâm, chúng ta lại đợc tiếp cận theo một hớng mới.

Nguyễn Khải quan niệm nghệ thuật : “Là khoa học để thể hiện lòng ngời, là lịch sử của lòng ngời” chính vì thế mà trong khi sáng tác có không ít nhà văn đã chú ý nhiều đến tâm lí nhân vật, cố len lỏi vào thế giới bên trong của nhân vật ấy xem nó nói năng, nghĩ ngợi, hành động, cử chỉ nh thế nào cho đúng.

Theo sách từ điển thuật ngữ văn học : Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) – NXBĐHQG,HN, 2000 cho rằng : “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghhĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó. Vì vậy thể hiện độc thoại nội tâm là một hình tợng nghệ thuật mà nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện qua những dòng suy nghĩ của nhân vật.

Trần thuật theo lối chủ quan hoá khiến cho Tào Tuyết Cần nhiều khi thâm nhập hoàn toàn vào nhân vật. Ranh giới ngôn ngữ của ngời kể chuyện và nhân

vật bị xoá nhoà. Trong “Hồng Lâu Mộng” chúng tôi nhận thấy có hai hình thức độc thoại nội tâm tiêu biểu đó là độc thoại nội tâm của nhân vật trớc con ngời và độc thoại của nhân vật trớc thiên nhiên. Trớc con ngời độc thoại thờng thiên về đánh giá, nhận xét đối tợng, còn trớc thiên nhiên thì hầu nh chỉ để bộc bạch nội tâm. Độc thoại nội tâm trực tiếp đợc phân biệt bởi các dấu hiệu ngôn ngữ nh “ Đại Ngọc nghĩ bụng”, “Rồi cô ta lại nghĩ”…hay dới dạng sử dụng đại từ nh “mình”, “ta” và dạng nói nhập thân, lời nói bằng ý thức của nhân vật, dạng này đợc khắc hoạ cụ thể bằng xung đột nội tâm gay gắt, quyết liệt. Tuy nhiên mặc dù có sự phân biệt giữa hai hình thức độc thoại nội tâm nh vậy ta vẫn thấy chúng bị quy chiếu bởi ý thức của nhân vật mang những đặc điểm thống nhất.

Khảo sát tác phẩm chúng tôi thấy số lần độc thoại nội tâm của nhân vật Đại Ngọc là rất nhiều, cụ thể 17 trên 120 hồi trong cuốn tiểu thuyết. Điều này rất dễ hiểu bởi tác phẩm đợc xây dựng để phản ánh cho khát vọng vợt thoát của con ngời khỏi những lễ giáo lạc hậu đã kìm kẹp tự do cá nhân của con ngời, đặc biệt là ngời phụ nữ. Lâm Đại Ngọc là một hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đấu tranh đó. Một đặc điểm nổi bật trong hình thức độc thoại nội tâm ở đây là xuất hiện những hình thức độc thoaị nội tâm mang tính chất bình thờng không dài lắm, thay vào đó có những đoạn cực ngắn giữ vai trò nh một lát cắt nào đó trong suy nghĩ của nhân vật và từ đó nhân vật rơi vào dòng liên tởng. Cụ thể nh sau:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w