Sự kế thừa thủ pháp truyền thống trong việc miêu tả tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 50 - 55)

Chơng 3: Sự kế thừa và đổi mới những thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật.

3.1. Sự kế thừa thủ pháp truyền thống trong việc miêu tả tâm lý nhân vật.

lý nhân vật.

Tác giả không bao giờ đứng ở vị trí ngời thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật. Có thể nói từ hành động nhân vật khắc hoạ tính cách nhân vật là một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tào Tuyết Cần đã tiếp thu thủ pháp nghệ thuật này để khắc hoạ hình tợng nhân vật Lâm Đại Ngọc. Cũng nh các bộ tiểu thuyết trớc kia nhân vật đơc hiện lên hoàn toàn thông qua hành động của nhân vật. Nói đến Lỗ Trí Thâm ta sẽ nhớ ngay đến tinh thần hào hiệp trợng nghĩa cứu ngời, sẵn sàng ra tay cứu khốn phò nguy. Trong truyện “Ba cú đánh chết Trấn quan tây Trịnh Đồ”, Sau khi nghe tin Trịnh Đồ ỷ thế hiếp dân. Trí Thâm vội vã đi tìm đánh cho Trịnh Đồ một trận nên thân. Ba cú đánh của Trí Thâm kết liễu đời của một tên lu manh quen thói chèn ngời. Hoặc nói đến lòng cơng trực của Trơng Phi, không phải đợc biểu hiện bằng lời bình, câu phê của La Quán Trung mà bằng hành động của Trơng Phi đánh đến gãy mời cành liễu vào mông của tên mọt dân hại nớc Đốc Bu… Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần cũng không nằm ngoài thủ pháp miêu tả đó.

Có thể nói dới ngòi bút của Tào Tuyết Cần Đại Ngọc hiện lên không phải là bằng những lời bình, lời miêu tả một cách cụ thể hình dáng, nét mặt, cử chỉ, dáng

điệu của nàng, mà tác giả để cho cô xuất hiện với đầy những hành động mang tính chất làm nổi bật lên hình tợng nhân vật. Và qua đó thể hiện đợc tâm lý nhân vật.

Khác với tất cả các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết. Đại Ngọc đã đợc Tào Tuyết Cần chú ý khắc hoạ các hành động của nhân vật ngay từ nhỏ. Tuy nhỏ tuổi nhng cô lại có những hành động và cách c xử nh ngời lớn, điều này chứng tỏ tác giả rất yêu mến Đại Ngọc và thể hiện một tình cảm riêng đối với cô. “Khi mẹ ốm cô hầu hạ thuốc thang, khi mẹ mất cô giữ đủ mọi tang lễ” hay “ Một bà già mời Đại Ngọc ngồi lên bục, có hai đệm gấm rải đối nhau. Đại Ngọc đoán chừng ngồi đấy không tiện nên sang ngồi bên ghế mé đông”.

Chính những hành động từ nhỏ có ý thức đấy dần dần lớn lên càng bộc lộ rõ hơn trong hoàn cảnh sống của cô. Tác giả chú ý miêu tả hành động để làm nổi bật tâm lý nhân vật. Lớn lên trong gia đình họ Giả tính cách của cô cũng có sự thay đổi khác và các hành động của cô cũng có sự phát triển dần. Xung quanh cô lúc này là bốn bức tờng bao vây của phủ Giả, cuộc sống tuy đông ngời nhng lại không có ai là tri âm ngoài Bảo Ngọc. Cái gần gũi của cô và Bảo Ngọc đó là sự phản nghịch lại chế độ phong kiến và cũng từ đó họ yêu nhau. Song ở đây, tác giả cũng không đi vào miêu tả tâm lý yêu đơng của cô một cách cụ thể mà lại thông qua hành động để một lần nữa làm toát lên tâm lý ấy.

Có thể thấy rằng các hành động này nó diễn ra phù hợp với tâm lý của nhân vật. Khi tức giận cô có hành động khác, khi buồn sầu hành động khác và đặc biệt khi vui vẻ hành động lại khác nữa. Một lần nhìn trên ngời Bảo Ngọc không thấy cái túi của cô khâu cho Bảo Ngọc đâu cả cô đã:

“Bực tức về buồng lấy kéo cát vụng cái túi hơng đang khâu cho Bảo Ngọc”. [ Hồi 17 – 18 – Trang 320 – tập 1].

Hành động này chứng tỏ một sự bực tức đã đẩy lên đến cao độ trong con ngời cô. Không đi vào miêu tả chi tiết sự tức bực, hay không vừa lòng một vấn đề gì đó, mà chỉ cần bằng hành động cắt túi khâu đang may dở ta cũng thấy đợc tâm lý của Đại Ngọc lúc này.

Hay một lần nhìn thấy Bảo Ngọc quan tâm đến Bảo Thoa cô đã có hành động ném khăn vào mặt anh ta để thoả nỗi bực tức nghi ngờ của mình .

“ Nói xong cầm cái khăn tay ném thẳng vào mặt bảo Ngọc. Bảo Ngọc không biết, tự nhiên thấy khăn tay tạt vào mặt liền kêu “ái chà” một tiếng”. [ Hồi 29 – Trang 149 – Tập 2].

Tâm lý nhân vật thay đổi theo hành động của nhân vật, những lúc không bằng lòng về một ai đó nàng thờng có những hành động không cần suy nghĩ, chỉ miễn sao thoả đợc nỗi lòng của nàng lúc đó.

Nh đã phân tích ở trên miêu tả hành động của nhân vật để làm toát lên tâm lý nhân vật là một thành công lớn của Tào Tuyết Cần, Lâm Đại Ngọc luôn có những hành động phát triển cùng với sự phát triển của tâm lý. Lần theo các trang của cuốn tiểu thuyết sẽ thấy rõ điều đó. Và tác giả đã cho ta thấy đợc hành động cuối cùng của cô khi sắp lìa cõi đời đó là đốt tập thơ, đốt khăn lụa có đề thơ dứt mối tình với Bảo Ngọc.

“Đại Ngọc lại nhổm dậy, Tử Quyên đành phải đa hai tay đỡ lấy. Đại Ngọc cầm cái khăn tay vừa rồi nhìn ngọn lửa gật đầu, vứt cái khăn lên trên lửa”, sau đó thì:

“ … Đại Ngọc cứ làm nh không nghe gì, lại trở tay cầm tập thơ lên, nhìn một cái rồi lại vứt xuống:

Tử Quyên sợ cô ta lại đốt, vội vàng dùng ngời dựa lấy Đại Ngọc, giơ tay ra định nắm lấy tập thơ. Nhng Đại Ngọc đã nhặt lên và vứt vào nồi than”. [ Hồi 97 – Trang 303 – 304 – Tập 5].

Hành động này chứng tỏ nàng đã quá tuyệt vọng, đã quá đau khổ và không còn một chút niềm tin nào vào tình yêu của mình, nàng đã thất bại trong sự phản kháng chỉ mang tính chất đơn lẻ của nàng, và cũng qua đây thể hiện đợc tâm lý nhân vật đã có sự dồn nén, chao đảo lớn, buộc nàng phải hành động cho dù đó là sự hành động để đi đến thất bại.

Song song với việc miêu tả hành động làm nổi bật tâm lý nhân vật, Tào Tuyết Cần còn chú ý đến việc miêu tả tâm lý nhân vật thông qua ngôn ngữ. Tuy nhiên đến Hồng Lâu Mộng thì ngôn ngữ đã có sự vợt xa với các tác phẩm trớc đó. Ngôn ngữ trong Hồng Lâu Mộng là ngôn ngữ phổ thông lu loát uyển chuyển cao và đẹp

đẽ. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu ngôn ngữ của nhân vật Lâm Đại Ngọc mà tác giả sử dụng để làm toát lên hình tợng nhân vật này.

Nh chúng ta đã biết ngôn ngữ luôn thể hiện lòng ngời và thông qua ngôn ngữ ta có thể biết đợc con ngời đó là một con ngời nh thế nào. Trong tác phẩm Tào Tuyết Cần đã để cho nhân vật của mình tự bộc lộ bản chất, tâm lý, tính cách thông qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Lâm Đại Ngọc là một con ngời yếu đuối, có cuộc sống khác với mọi ngời nên ngôn ngữ của cô hiện lên rất phù hợp với tâm lý của cô trong từng trờng hợp, có thể thấy rằng khi vui cũng nh lúc buồn, khi tức giận hay khi nói kháy ngời khác thì ngôn ngữ đợc biến đổi phù hợp với nét tâm lý trong con ngời cô.

Đại Ngọc từ nhỏ đã sống trong cảnh cô độc lẻ loi, ăn nhờ ở tạm khiến cô hoài nghi tất cả những ngời sống xung quanh mình, nàng gửi nhiều hy vọng vào mối tình với Bảo Ngọc, nhng mối tình ấy lại chẳng đem lại lợi ích gì. Mỗi tiếng khóc, câu thơ, mỗi lời nói của nàng nếu không phải là lời than thân trách phận thì cũng là lời mỉa mai châm biếm biểu thị tính khí kiêu kỳ, cô độc của nàng. Do đó mỗi lời nói nàng nói ra chẳng khác gì lỡi dao nhọn khoét tận tâm can mọi ngời. Điều này nó cũng thể hiện tâm lý của cô trong từng lời nói và cách thể hiện lời nói đó.

Có lần Bảo Ngọc và Đại Ngọc đến ăn cơm nhà Tiết phu nhân, Bảo Ngọc đòi uống rợu lạnh, Tiết phu nhân không cho, Bảo Thoa khuyên Bảo Ngọc không nên uống, Bảo Ngọc bỏ rợu lạnh xuống sai ngời hâm nóng mới uống. Đại Ngọc đang cắn hạt da nhếch mép mỉm cời. Vừa lúc đó a hoàn của Đại Ngọc là Tuyết Nhạn mang đến cái lồng ấp. Đại Ngọc cời nói:

“- Ai bảo em đem đến cho ta? Thật là em chu tất quá. Nhng ta đã chết rét đâu mà sợ. Tuyết Nhạn nói:

- Chị Tử Quyên sợ cô lạnh bảo tôi mang đến đấy: Đại Ngọc cầm lấy lồng ấp để vào lòng cời nói:

- Khen cho em khá đấy lại biết nghe lời nó, xa nay ta bảo em cần gì, đều để ngoài tai. Thế mà bây giờ nó bảo em, em vâng lời làm nhanh hơn chiếu chỉ nhà vua”. [ Hồi 8 – Trang 169 – Tập 1].

Đây là những lời nói móc Bảo Ngọc, thể hiện tâm trạng không vừa lòng của cô, cô không nói ra mà chỉ nhếch mép cời và nói kháy sang ngời khác, hiện tợng này rất ít gặp ở các nhân vật khác, dờng nh Tào Tuyết Cần để cho nhân vật này có những ngôn ngữ khác với mọi ngời là để thể hiện tâm lý của cô trong hoàn cảnh thực tại.

Chẳng hạn một lần khác Đại Ngọc đến nhà Bảo Thoa chơi nhìn thấy Bảo Ngọc ở đó Đại Ngọc cời nói: “ối chào! Tôi đến không đúng lúc rồi”. Bảo Ngọc vội đứng dậy mời ngồi, thấy mình lỡ lời Đại Ngọc vội vàng giải thích:

“Khi đến thì cùng đến, khi không đến thì chẳng ai đến cả; Hôm nay anh ấy đến ngày mai tôi đến, cứ cắt lợt nhau nh thế có phải là ngày nào cũng có ngời đến không? Nh thế thì không có lúc nào buồn quá, mà cũng không có lúc nào vui quá” [ Hồi 8 – Trang 166 – Tập 1].

Đó là thái độ nghi ngờ của Đại Ngọc khi bắt gặp Bảo Ngọc ở đây, và qua đó tác giả cũng cho ta biết đợc sự đa nghi, hẹp hòi trong cô, Đại Ngọc không muốn Bảo Ngọc quan tâm đến ai ngoài mình. Tuy không nói thẳng ra nhng qua ngôn ngữ của nàng chúng ta cũng thấy rõ điều đó. Nàng biết tự bao che khuyết điểm cho mình, tự giải thích cho mình khi mình lỡ lời hoặc cố ý, đây cũng là đặc trng tính cách của riêng cô.

“Xin lỗi vì chỉ Bảo muốn xem “con nhạn ngẩn ngơ” tôi ra hiệu cho chị ấy. Không ngờ lỡ tay ném phải anh” [ Hồi 29 – Trang 150 – Tập 2].

Lần này cũng thế Đại Ngọc cố tình nhng cô lại bao biện rằng mình lỡ tay, nh vậy là ngời bị hại cũng không thể trách gì đợc cô, còn cô thì đã thoả lòng vì mình đã làm đợc một điều gì đó mà mình muốn.

Có thể nói rằng ngôn ngữ và hành động của nhân vật là hai yếu tố song song đi liền nhau tạo nên nghệ thuật miêu tả nhân vật Lâm Đại Ngọc. Tào Tuyết Cần đã kế thừa một cách thành công thủ pháp nghệ thuật này của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trong cách miêu tả tâm lý nhân vât. Tuy nhiên đến Hồng Lâu Mộng thì việc miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đã có sự phát triển hơn trớc, bởi tác giả đã chú ý đi sâu vào các trạng thái tâm lý của nhân vật và qua đó nhân vật mới

miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả, bên cạnh đó ông còn có sự đổi mới phát triển để tâm lý nhân vật đợc hiện lên một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w