2.2.3.Miêu tả giác mơ để làm nổi bật tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 45 - 49)

Khi đi vào miêu tả tâm lý nhân vật và làm toát lên tâm lý yêu đơng của nhân vật không nói lên đợc bằng lời. Tác giả đã có sự xen kẽ giữa các thủ pháp chính trong việc làm toát lên tâm lý nhân vật của mình. Và đây là một trong những thủ pháp quan trọng mà tác giả đã vận dụng để làm nổi bật tính cách tâm lý của nhân vật Lâm Đại Ngọc.

Có thể nói số lần xuất hiện của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết là khá nhiều. Cụ thể là 72 trên 120 hồi, nhng để nói đến miêu tả giấc mơ thể hiện đựoc tâm lý của nhân vật thì chỉ có 1 trên 120 hồi. Qua giấc mơ này tác giả cho ta thấy đợc tâm lý yêu đơng không nói nên lời của Đại Ngọc đợc thể hiện khá rõ.

Đang mơ mơ màng màng, bỗng thấy một a hoàn nhỏ chạy đến nói: - Ông Giả Vũ thôn ở ngoài muốn gặp cô.

Đại Ngọc nghĩ bụng: Ta tuy học với ông ta, nhng không thể so với học trò con trai, ông ta muốn gặp ta làm gì? Vả lại ông ta đi lại với cậu ta, chẳng hề nhắc

nhở tới ta một lời. Ta cũng bất tất phải gặp ông ta làm gì? Rồi quay lại bảo a hoàn nhỏ:

- Trong ngời ta đang ốm, không thể ra tiếp ông ta đợc. Nhờ em hỏi thăm sức khoẻ và cảm ơn hộ.

- Nghe đâu ông ta đến báo tin mừng cho cô, và ở Nam Kinh có ngời đến đón cô nữa đấy.

Đang nói thì Phợng Th, Hình phu nhân, Vơng phu nhân, Bảo Thoa đều đến cời nói:

- Chúng tôi trớc là đến mừng, sau là tiễn cô. Đại Ngọc hoảng lên nói:

- Các mợ và các chị nói gì vậy? Phợng Th nói:

- Cô còn giả vờ ngớ ngẩn nữa thôi! Chả lẽ cô lại không biết chú Lâm thăng chức lơng đạo tỉnh Hồ Bắc, lấy một bà kế mẫu rất là tâm đầu ý hợp. Bây giờ cha cô nghĩ bỏ cô ở đây không ra sao cả, cho nên nhờ ông Giả vũ thôn làm mối, đa cô gả cho ngời bà con nào đó của bà kế mẫu, nghe nói là làm vợ kế, vì thế sai ngời đến đón cô về. Có lẽ cô về đến nhà là về nhà chồng ngay. Việc này đều do bà mẹ kế của cô làm chủ. Bà ta sợ dọc đờng không có ai chăm nom cô, nên lại bảo anh Hai Liễn đa đi.

Đại Ngọc nghe nói lạnh toát cả ngời. Rồi cô ta lại mơ màng nhớ, hình nh cha mình quả thực đang làm quan ở đấy”.

Lúc này cô nghĩ đến bà ngoại và cầu cứu bà sẽ giúp mình, nhng bà lại không đứng về phía cô, cô đã tuyệt vọng và nghĩ: “Van nài cũng vô ích, chi bằng tìm cách tự tử”. Rồi cô lại nghĩ đến Bảo Ngọc: “Tại sao hôm nay không thấy Bảo Ngọc. Nếu đợc gặp anh ấy hoặc giả còn có cách gì chăng?”. Nhng đến khi thấy Bảo Ngọc thì Bảo Ngọc lại cời và nói: “Mừng cho cô nhé”. Đại Ngọc nghe câu ấy lại càng cuống lên, không kể gì nữa nắm chặt lấy Bảo Ngọc và nói:

- Anh làm sao mà vô tình vô nghĩa? Em đã có chồng, thì bọn mình ai lo việc ngời nấy thôi.

Đại Ngọc càng nghe càng tức giận, càng bối dối, đành phải nắm lấy Bảo Ngọc khóc nói:

- Anh ơi! Anh bảo em theo ai?

- Nếu không muốn đi thì ở lại đây. Em vốn đã hứa hôn với anh, nên mới đến ở đây. Anh đối đãi với em nh thế nào? Em nghĩ lại xem.

Đại Ngọc lại mơ màng nghĩ, hình nh mình đã gả cho Bảo Ngọc rồi, trong lòng lại đổi buồn làm vui và hỏi Bảo Ngọc.

- Em đã nhất quyết sống chết cũng theo anh. Anh bảo em đi hay ở? - Anh bảo em ở lại, nếu em không tin lời anh thì thử xem tim anh đây.

Nói xong Bảo Ngọc cầm một cây dao nhỏ, rạch bụng một cái máu tơi phọt ra. Đại Ngọc sợ quá hồn siêu phách lạc, vội vàng đa tay nắm lấy bụng Bảo Ngọc, khóc nói:

- Sao anh lại làm thế này thì anh giết em đi đã! - Không sợ đâu! Anh bày tim gan cho em xem.

Rồi Bảo Ngọc thò tay vào chỗ rạch, cào lấy cào để. Đại Ngọc vừa run, vừa khóc lại sợ ngời khác trông thấy vỡ chuyện, cứ ôm lấy Bảo Ngọc khóc lấy khóc lóc thảm thiết”. [ Hồi 82 – trang 38 – 39 – Tập 5].

Qua một hồi đối thoại dài trong giấc mơ, tác giả cho ta thấy đợc tâm lý của nhân vật Lâm Đại Ngọc có sự phát triển dần, lúc đầu nghe bị gả về Giang nam lấy chồng cô mới “lạnh toát cả ngời”, nhng dần dần giấc mơ đa cô đến những suy nghĩ, những vấn đề cụ thể hơn trong tình yêu với Bảo Ngọc thì cô bắt đầu “cầu cứu bà”, rồi nghĩ đến “tìm cách tự tử”, sau đó thì khóc và cuối cùng “trợn mắt lăn đùng ra” chứng tỏ rằng đây là một tâm lý lo sợ, cô lo sợ mình bị gả về Giang Nam, phải xa Bảo Ngọc.

Nh vậy với “Hồng Lâu Mộng” nội tâm và tâm lý của nhân vật đợc thể hiện bằng giấc mơ. Đây là một trong những thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lý, đa giấc mơ vào miêu tả tâm lý là một sự đổi mới trong cách nhìn nhận của tác giả,

với việc miêu tả khai thác nội tâm nh vậy, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần đã vợt xa các tác phẩm cổ điển Trung Quốc cùng thời vốn cha chú trọng đến xây dựng tâm lý nhân vật và cũng vợt ra khỏi chuyện cổ điển Trung Quốc vốn cha đi sâu vào nội tâm của nhân vật.

Tào Tuyết Cần tuy là nhà văn cuối thời Minh - Thanh nhng ông đã có cái nhìn đổi mới các nhân vật của ông đợc miêu tả ngoài ngôn ngữ và hành động ra thì có cả sự suy t, day dứt, dằn vặt trong lòng, nó phù hợp với thời đại ông sống và nó cũng đánh dấu sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thời bấy giờ, đa tiểu thuyết lên một xu thế mới – xu thế tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 45 - 49)