Độc thoại nội tâm của nhân vật trớc con ngời:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 35 - 40)

Chơng 2: Một số thủ pháp chính trong việc miêu tả tâm lý nhân vật.

2.2.1. Độc thoại nội tâm của nhân vật trớc con ngời:

Phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong của nhân vật. Đây là kiểu độc thoại thầm (hoặc mang tính chất lẩm nhẩm) mô phỏng hoạt động, suy nghĩ, cảm xúc của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó. Xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là những suy t, trăn trở, dằn vặt, đau thơng của nhân vật, bất kì gặp một ai cô cũng có những cuộc độc thoại nội tâm với chính bản thân mình, cũng để lại những suy t, trăn trở trong con ngời cô. Để rồi những suy nghĩ đó cứ trở đi trở lại trong con ngời cô và cô không

sao thoát ra đợc. Tuy nhiên ở sự độc thoại nội tâm này dờng nh là để nhận xét đánh giá đối tợng mà cô đã từng gặp.

Đại Ngọc có một hoàn cảnh đặc biệt khác với tất cả các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết, với thân phận là “kẻ ở nhờ” nên lúc nào cô cũng thui thủi và khép mình. Chính vì vậy mà gặp bất kỳ một thứ gì hoặc bất kỳ một ai, những suy nghĩ, những tâm t xuất hiện trong con ngời cô đó là một điều thật dễ hiểu.

Ngay từ khi mới đặt chân đến gia định họ Giả, lần đầu tiên bắt gặp những con ngời nơi đây, cho dù là anh em với mình nhng cô cũng đã có nhng suy nghĩ về họ, tuy nhiên những suy nghĩ này mới chỉ bắt đầu ở hình thức độc thoại nội tâm và trong hoàn cảnh cô đang còn nhỏ, mới đến nên sự nhận xét, đánh giá về con ngời này không nhiều.

Đang ngồi trong nhà nói chuyện với Giả Mẫu- tức bà ngoại của Đại Ngọc, chợt nghe phía sau nhà có tiếng cời:

“Tôi đến chậm, không đợc ra đón khách”. Thì ngay lập tức Đại Ngọc đã suy nghĩ: “ ở đây ai cũng im hơi lặng tiếng, khép nép nghiêm trang, không biết ngời nào mà laị giám vô lễ, ăn nói bô bô thế”. [Hồi3 - Trang 65 - Tập 1].

Đại Ngọc cảm thấy nhân vật này khác hẳn với tất cả những ngời nơi đây, bởi lời ăn tiếng nói, mà cô cứ tởng rằng chắc không ai giám thế, điều này làm cho Đại Ngọc có phần kinh ngạc, sững sờ bởi cô cũng đã từng nhắc nhở mình rằng: “ta đến đây càng phải cẩn thận để ý luôn nếu lỡ một lời, sai một bớc sẽ bị chê cời”.

Đôi khi tác giả sử dụng sự xen kẻ giữa độc thoại về nhân vật nào đó qua một ai đó nói đến rồi mới để cho nhân vật gặp và sau đó lại tiếp tục là những suy nghĩ của nhân vật.

Một hôm đang ngồi trò chuyện với Giả Mẫu và các chị em có ngời vào báo “cậu Bảo Ngọc đã về” Đại Ngọc liền nghĩ bụng : “ Chả biết cái anh Bảo Ngọc này là ngời bớng bỉnh hồ đồ thế nào thà chẳng gặp của ngốc ấy còn hơn”. Nhng khi Bảo Ngọc bớc vào thì : “ Thoạt nhìn thấy một ngời thanh niên công tử; đầu đội mũ kim quan dát bạc, khăn bịt trán có đính hai con rồng bằng vàng vờn hạt châu, mặc

áo khoác ngoài bằng đoạn hoa màu thạch thanh, đi đôi hài bằng đoạn xanh, đế trắng, mặt nh trăng rằm mùa thu, sắc nh hoa xuân buổi sớm, mái tóc bằng nh dao xén, lông mày rõ nh mực kẻ, má nh cánh hoa đào, mắt nh làn sóng gợn. Lúc giận cũng nh cời, dù trừng mắt vẫn có tình tứ. Cổ đeo khánh vàng chạm con ly và một dây ngũ sắc buộc viên ngọc”.

Từ những gì tác giả để cho Đại Ngọc trông thấy về Bảo Ngọc cô ta chỉ nghĩ thầm rằng: “ Lạ thật hình nh ta đã gặp ở đâu rồi , sao quên mặt thế”. Có thể nói đây là những chi tiết độc thoại nội tâm mang tính chất ban đầu, tuy cũng là thiên về nhận xét, đánh giá đối tợng nhng ý nghĩa của nó cha có gì là sâu sắc, cha để lại tâm lý phức tạp nét tâm lý phức tạp trong con ngời cô nh giai đoạn sau này.

Bắt đầu từ đây cuộc sống của cô đã có phần đổi khác, cô phải dần dần thích nghi với cuộc sống mới của mình và dờng nh sống trong gia đình của họ Giả lúc nào cũng vui vẻ, náo nhiệt vậy mà cô không hề tìm thấy đợc niềm vui , niềm an ủi nào ngoài Giả Bảo Ngọc, cô yêu Bảo Ngọc và nhận đợc từ anh ta sự đồng cảm với chính mình. Nhng cũng từ khi bắt đầu tình yêu với Bảo Ngọc thì tâm lý của cô luôn có sự mâu thuẫn, giằng co, luôn có sự chao đảo của các thái cực tâm lý, cô “đi theo tiếng gọi của trái tim” một phần tin tởng Bảo Ngọc, song lại một phần có sự nghi ngờ rất lớn và chính mâu thuẫn tâm lý này đã dẫn đến những lần độc thoại nội tâm liên tiếp của cô sau này.

Một lần Bảo Ngọc đến thăm cô, hai ngời nói chuyện với nhau về chuyện giận dỗi của Đại Ngọc hôm trớc có lỡ lời với Bảo Ngọc, Bảo Ngọc trong lòng ôm mối sầu thơng nhớ Đại Ngọc nhng cha tiện nói ra. Đaị Ngọc cũng hiểu đợc ý nghĩ đó nên lần gặp gỡ này cô đã suy nghĩ rằng:

“Vẫn biết bụng anh bao giờ cũng để ý đến tôi, tuy có câu “ vàng ngọc sánh đôi”, nhng khi nào anh laị tin những lời nhảm nhí ấy mà không yêu quí tôi? Tôi dù có nhắc đến chuyện “ vàng và ngọc” anh cũng nên lờ đi nh không nghe thấy, thế mới thực là anh yêu quí tôi, không có mảy may gì giả dối cả. Nhng mỗi khi tôi gợi đến chuyện “ vàng và ngọc”, anh lại cứ cuống cuồng lên đủ biết bụng anh lúc

nào cũng nghĩ đến chuyện “ vàng và ngọc”. Anh sợ tôi ngờ vực cố ý làm ra sững sốt để đánh lừa tôi” [Hồi 29-Trang 165- Tập 2].

Đặc điểm ngôn ngữ trong những dòng độc thoại nội tâm của Lâm Đại Ngọc phản ánh nét tâm lý của nhân vật này, là một ngời luôn có sự mâu thuẫn trong tính cách lúc thì nghĩ rằng Bảo Ngọc tốt và luôn nghĩ đến mình, lúc cô ta lại nghĩ rằng Bảo Ngọc cố ý làm ra vẻ sững sốt để đánh lừa mình. Điều này cho ta thấy chiều sâu nội tâm, tâm lý của nhân vật là phức tạp có sự giằng co trong nhân vật.

Cũng có khi gặp ngời khác nhng cô lại cũng có những suy t dằn vặt về Bảo Ngọc, đó là một lần bên nhà Bảo Thoa sai bà hầu mang quà sang biếu, bà này có nói đến Bảo Ngọc : “Chẳng trách bà nhà chúng tôi thờng nói cô Lâm với cậu Bảo thật là một đôi xinh đẹp chẳng khác tiên trên trời”. Nghĩ lại câu nói của bà hầu cô thấy Bảo Ngọc quả là một ngời tốt và không ai bằng anh ta.

“ Nếu lúc cha mẹ còn sống, mà định việc hôn nhân ở chỗ khác thì làm gì đợc con ngời tài giỏi và tốt nh Bảo Ngọc? Chính lúc này còn có thể liệu đợc” [Hồi 82- Trang 35 - Tập 5].

Song tâm lý trong con ngời cô luôn thay đổi và có sự xung đột ngay gắt, lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế kia và trong một lần Bảo Ngọc đến thăm Đại Ngọc hai ngời nói chuyện với nhau, khi ra về Đại Ngọc lại nghĩ rằng :

“Gần đây Bảo Ngọc nói chuỵện nữa úp nữa mở, khi thân mật khi lạnh lùng không biết là ý tứ gì?” [Hồi 89- Trang 169 - Tập 5].

Để cho nhân vật gặp gỡ mọi ngời và có những dòng độc thoại nội tâm làm rõ tâm lý nhân vật là một tài năng nghệ thuật hiếm có của Tào Tuyết Cần so với tác giả cùng thời với ông . Tào Tuyết Cần không chỉ cho ta thấy đợc nét tâm lý đơn giản và dễ dàng nhận thấy của nhân vật mà ông còn cho ta thấy đợc chiều sâu tâm lý, những suy t dằn vặt bên trong con ngời của nhân vật này .

Tất cả mọi ngời nơi đây dờng nh ai cũng để lại những suy nghĩ trong lòng cô mỗi khi cô gặp gỡ họ. Đối với cô Tơng Vân và Bảo Thoa là những ngời luôn để lại sự nghi ngờ trong con ngời cô, cô lo sợ sẽ mất Bảo Ngọc vì hai con ngời này. Nh-

cũng nh mình không cha, không mẹ còn Bảo Thoa đã có lần cô thấy Bảo Thoa rất tốt và thấy phục chị ta vì chị ta đã đa ra lời khuyên chân thành cho cô là không nên đọc sách nhảm.

Còn những con ngời khác nh Thám Xuân –Tơng Vân thì đều nh Giả Mẫu cả thôi, họ là những con ngời mà dới con mắt của Đại Ngọc họ không quan tâm gì đến mình chẳng qua đó chỉ là trách nhiệm mà thôi. Cô ta nhớ đến câu chuyện trong mộng, mơ bị gả về Giang Nam lấy chồng và cô đã cầu cứu bà nhng bà không giúp. Bây giờ Tơng Vân và Thám Xuân đến thăm, cô nghĩ rằng :“Bà mình cũng còn nh thế huống nữa là họ, nếu mình không mời thì họ cũng chẳng đến nào” [Hồi 82 – Trang43 – Tập 5].

Có thể nói xung đột nội tâm gay gắt trong chiều sâu tâm hồn qua những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật đã để lại nhiều buồn đau trong lòng Đại Ngọc, cô không biết tình cảm thực sự của mình sẽ đi đến đâu, nhiều khi cô đã rơi vào sự khủng hoảng trong tâm hồn. Ngời ta sẽ không khổ nếu biết làm mình khổ; sẽ không đau, dằn vặt nếu là ngời không sâu sắc, có tâm. Nhng tiếc thay Đại Ngọc lại là một cô gái luôn nhạy cảm với cuộc sống và nàng luôn muốn khẳng định những khát vọng chính đáng của mình. Vì vậy mà trong nàng luôn diễn ra những cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng, mọi trạng thái tâm lý đều hiện lên, nhân vật luôn giằng co, day dứt và luôn có những đánh giá, nhận xét về đối tợng mà mình đã từng gặp.

Nhân vật Lâm Đại Ngọc hiện lên dới ngòi bút của Tào Tuyết Cần với bức tranh tâm lý phức tạp. Đó là một tâm hồn nhạy cảm, và muốn vơn tới ớc mơ cao đẹp. Cả cuộc đời cô từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn lên, luôn là con ngời khẳng định đợc sự tiến bộ của mình trong một xã hội còn lạc hậu để tìm tình yêu hạnh phúc cho mình. Tuy rằng thất bại song nó không phải là đã chấm hết. Bên cạnh đó tác giả cũng đã cho chúng ta thấy đợc sự độc thoại nội tâm của nhân vật trớc con ngời thờng nghiêng về đánh giá nhận xét đối tợng và qua đó thể hiện những suy t trăn trở của nhân vật. Ngoài ra còn có nội tâm trớc cảnh nhằm bộc bạch nội tâm của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lâm đại ngọc trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w