Kết hợp giữa quân sự với chính trị, ngoại giao.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 33 - 40)

V. Miêu tả chiến tranh trong sự kết hợp, đan xen của nhiều yếu tố.

V.1.Kết hợp giữa quân sự với chính trị, ngoại giao.

Qua phơng thức miêu tả này, chiến tranh trong "Tam Quốc" đã mang đặc điểm và khuynh hớng của miêu tả chiến tranh hiện đại. Nó không đơn thuần là những đối kháng, đối đầu bằng những vũ lực th - ờng thấy trên chiến trờng mà điều này chỉ là một phơng diện của chiến tranh. ở đây chính trị, ngoại giao cũng đợc xem là những yếu tố chính tham gia và quyết định tới cục diện của chiến tranh.

Để thấy rõ cách miêu tả trên chúng ta đến với trận chiến Xích Bích. Đây là trân đánh lớn tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung. Để thực hiện mục đích bành tr ớng quyền lực và lãnh thổ, Tào Tháo đã thống lĩnh đạo quân đông tới tám m ơi ba vạn, với một số lợng khí tài, phơng tiện chiến tranh đồ sộ kéo sang thôn tính Giang Đông. Trong hoàn cảnh bị đe dọa nh vậy, quân tớng Đông Ngô tỏ ra sợ hãi và hoảng loạn. Sự lo lắng và sợ hãi tr ớc sức mạnh vợt trội của quân địch là tâm lý dễ hiểu và hợp lý của quân Giang Đông. Khi Tào Tháo rầm rộ kéo đến T ơng Dơng, tiến đến Giang Lăng, sắp phạm vào Giang Đông, quân Đông Ngô đã ch a thể tiến hành một chiến dịch quân sự nào để ngăn chặn b ớc tiến của Tào Tháo, bảo

vệ bờ cõi của mình...Sau những giây phút sợ hãi ban đầu đó, quân Ngô đã dần lấy lại đợc tinh thần và bắt đầu những hành dộng khởi động đầu tiên để đánh Tào, tiến tới trận Xích Bích hoành tráng trên sông Trờng Giang.

Những hành động đầu tiên đã diễn ra về mặt chính trị và ngoại giao. Rõ ràng với lực lợng quân sự áp đảo đối phơng, Tào Tháo đã khiến quân Ngô, Thục rất hoang mang. Đấy là một u thế về mặt quân sự và cũng chính là u thế về chính trị của quân Tào. Khổng Minh bộc bạch với Lu Bị : “Tào Tháo thế to lắm, khó lòng địch nổi” (Hồi 42), Tôn Quyền cũng không dấu nổi nỗi lo lắng của mình: "Nay Tháo mới đợc quân Viên Thiệu, gần đây lại đ ợc quân Kinh Châu, thế lớn lắm, ta sợ không địch nổi ” (Hồi 43). Nh vậy thế áp đảo của quân Tào ở đây cha diễn ra trên chiến trờng mà chính là áp lực chính trị đối với đối phơng. Chính là dựa vào lợi thế chính trị này mà Tháo đã đ ơng dơng tự đắc cho sứ mang th đi dọa Đông Ngô hàng phục..

Trớc tình cảnh nguy ngập ngày đang một gần thêm, Tôn Quyềnvà Lu Bị đã chọn cách đối phó là liên minh chống Tào. Biện pháp ngoại giao này thực ra đã đợc khởi động khi quân Tào Tháo mới bắt đầu khởi sự. Hai bên bắt đầu thăm dò thái độ thực, h , suy nghĩ của nhau. Lỗ Túc bên Đông Ngô đã m ợn cớ sang viếng tang ở Giang Hạ mà hé mở, khơi gợi mục đích liên minh giữa Tôn, L u để chống giặc. Sau hành động đó các cuộc ngoại giao con thoi đã diễn ra giữa Tôn và Lu với đích nhắm duy nhất và cuối cùng là gây dựng và củng cố khối

đoàn kết liên quân. Bên Ngô Lộ Túc liên tục sang bên Thục và Khổng Minh bên Lu cũng liên tục sang Ngô để bàn bạc và thực hiện biện pháp ngoại giao này. Tuy rằng về thực chất mục đích của hai bên là giống nhau, nhng những hành động ngoại giao cụ thể, những biện pháp chính trị thì có nhièu điểm khác nhau.

Để đạt đợc mục đích mong muốn, Khổng Minh bên L u Bị đã thi hành nhiều hành động rất cụ thể . Biết Đông Ngô đang chần chừ, giằng co giữa quan điểm đánh hay hàng, Gia Cát Khổng Minh đã trực tiếp sang Ngô : “khua lỡi bẻ bọn nho” (Hồi thứ 43), thực chất nhân vật này đã phân tích cụ thể cái lợi hại giữa đánh và hàng, đập tan luận điệu của phe chủ hàng do bọn Trơng Chiêu, Ngu Phiên, Lu Tích, Nghiêm Tuấn, Trình Đức Khu đại diện. Tài biện bác của Khổng Minh đã khiến những ý kiến của phe chủ hàng bế tắc và phá sản, đồng thời còn thuyết phục đợc phe này đánh Tào. Tài biện bác đó cũng làm củng cố lòng tin cho phe chủ chiến. Không những tác động vào các quan tớng, Khổng Minh còn tác động đến những ng ời nắm giữ quyền quyết định và binh quyền là Ngô chủ Tôn Quyền và đô đốc thuỷ quân Đông Ngô là Chu Du. Với Tôn Quyền Khổng Minh đã nói rõ gan ruột của ông ta, khiến Quyền tâm phục khẩu phục mà ''quyết m u đánh Tào Tháo” (Hồi 45), lại cố tình nói khích Chu Du vào điểm nhạy cảm nhất là Tào Tháo sẽ đánh Đông Ngô để cớp vợ Du khiến Du tức điên lên mà “ Thề cùng giặc già một còn một mất ” (Hồi 44).

Mục đích của Đông Ngô cũng là liên kết với L u Bị chống Tào Tháo. Trong những nhân vật tận tâm,tận lực cho mục đích này có Lỗ

Túc tỏ ra là một ngời rất cần mẫn. Ông ta vừa cố thuyết phục Khổng Minh bên Lu, lại vừa cố vun đắp tinh thần liên minh chống Tào cho Tôn Quyền và Chu Du..Kết quả là những hoạt động chính trị và ngoại giao đó đã hình thành nên khối quân sự Tôn Lu đánh lại Tào Tháo.

Sau khi quan hệ ngoại giao đợc xác lập và củng cố, liên quân Tôn Lu đã bắt đầu thực thi những hành động quân sự đầu tiên. Lợi dụng u thế của thuỷ quân Đông Ngô, Chu Du đã đánh trận đầu tiên ở cửa sông Tam Giang và thu đợc thắng lợi. Thắng lợi đó đã góp phần làm suy giảm nhuệ khí của quân Tào (Hồi thứ 45). Tiếp đó là hàng loạt những kế sách quân sự đợc thực hiện đã tăng sức mạnh cho khối liên quân. Chu Du lừa Tởng Cán, thực hiện kế phản gián. Biết Cán sang làm thuyết khách cho quân Tào, Chu Du đã lập tức phủ đầu: “Tả Dực xông pha sóng gió đến đây làm thuyết khách cho quân Tào Tháo đó chăng?”, rồi lại hạ giọng tỏ ý có lỗi khiến T ởng Cán bán tín bán nghi, sợ hãi tột độ. Tiếp đó, Du lại giả say cố ý cho T ởng Cán ăn trộm đợc bức th giả danh Sái Mạo, Trơng Doãn hàng Ngô khiến hai tớng này mất đầu sau đó. Sự mất mát này đã khiến thuỷ quân Tào Tháo mất đi rất nhiều lợi thế vốn có. Cái tài của Chu Du là đã lừa đ ợc Cán hai lần. Trong lần thứ hai Chu Du đã để cho Cán gặp Bàng Thống nh một sự tình cờ khiến Cán mắc mẹo, đa đợc Bàng Thống sang Tào Tháo trá hàng làm nội ứng, dâng kế liên hoàn ám hại quân Tào, tạo điều kiện để thi hành kế hoả công. Để tạo ra những điều kiện có lợi cho quân nhà, Du đã qua Hoàng Cái thực hiện khổ nhục kế, trá hàng, làm cho quân Ngô tiếp cận đợc quân Tào thuận lợi nhất.

Trong trận Xích Bích ngời đọc cũng đợc chứng kiến cuộc chiến ngấm ngầm trong nội bộ của chính khối liên quân. Bên nào cũng muốn mình đạt đợc những kết quả lớn nhất. Biết tài năng hơn ng ời của Khổng Minh, Chu Du đã liên tiếp thực thi những kế sách nhằm tiêu diệt nhân vật này “để trừ họa về sau” (Hồi 45). Viện cớ việc công, Du đã muốn trừ Gia Cát Lợng bằng cách “trong mời hôm phải lo đủ mời vạn mũi tên, rồi cho quân phục kích chặn giết". Để đối phó, Gia Cát L ợng đã huy động khả năng biện bác, cơ trí của mình. Dựa vào những hiểu biết về thiên văn, địa lý và tính cách đa nghi của Tào Tháo, Khổng Minh đã lấy đủ mời vạn tên chỉ trong vòng một hôm. Lại bố trí Triệu Tử Long chờ sẵn ở bến sông để thoát về. Những hành động thông minh ấy giúp Khổng Minh bảo toàn đợc tính mạng, quân Lu Bị cũng không mất đi sức mạnh của ngời chỉ huy.

Sau khi những điều kiện chuẩn bị đã chín muồi, trận Xích Bích đã nổ ra dữ dội, quyết liệt trên sông Tr ờng Giang. Tám mơi ba vạn quân Tào bị quân Ngô, Thục dìm trong biển lửa và sóng n ớc. Bức tranh hoành tráng của chiến dịch này đã hiện diện bắt đầu từ những trận chiến trên mặt trận chính trị và ngoại giao.

Trong rất nhiều trận đánh khác trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", chúng ta cũng thấy rất rõ phơng thức này. Chẳng hạn khi Lu Bị đánh lấy Tây Thục của Lu Chơng. Đáng lẽ ra Tây Thục đã thuộc về Tào Tháo. Bộ hạ của Thục Chủ Lu Chơng là biệt giá Trơng Tùng đã có ý làm phản. Tùng đã mang theo bức địa đồ miền Tây Thục để dâng cho Tháo khi thấy Chơng quá nhu nhợc và kém cỏi. Nhng lúc này Tháo

đang thắng lợi liên tiếp nên sinh ra kiêu ngạo, tự đắc, không coi Tùng ra gì khiến Tùng giận mà bỏ sang nơi khác .

Khác với Tào Tháo, Lu Bị vì nhân từ, coi trọng kẻ tài năng đã tiếp đón Tùng chu đáo. Cảm cái ơn đó Tùng đã một mặt dâng cho L u Bị địa đồ Tây Xuyên: “Xem vào biết hết đ ợc cả đờng xá của nớc Thục ”. Bị ban đầu không đồng tình, nhng nhờ vào tác động của Tùng, của Khổng Minh và Bàng Thống mà Bị dần dần nghe ra. L u Bị từng bớc đánh lấy Bồi Quan, Lạc Thành (Hồi61) rồi thẳng tiến đến thành đô. Trong những thắng lợi ấy, nhờ quan hệ chính trị tốt đẹp với dân chúng và hào kiệt khắp nơi, Huyền Đức đã đợc giúp đỡ rất nhiều. Những tác động của các mu sĩ và tớng sĩ chủ yếu cũng là những tác động về mặt chính trị chứ không phải là những tác động mang tính cá nhân vì nó liên quan đến quyền lợi của những tập đoàn lớn là tập đoàn L u Bị với nớc Thục. Chẳng hạn khi tớng Nguỵ Diên và Hoàng Trung kéo đại quân sang Thục, đóng ở nơi bất lợi gần sông Bồi Giang, t ớng Thục là Bành Dạng do thù ghét Lu Chơng đã chạy sang giúp đỡ phía Lu Bị bằng cách chỉ rõ lợi hại vị trí đóng quân nên “Cứu đ ợc vài vạn mạng ngời ” khỏi bị dòng sông cuốn trôi (Hồi 63). Những thuận lợi của L u Bị và những bất lợi của Lu Chơng chính là do hành động chính trị khác nhau của họ. Lu Bị nhân từ, có quan hệ, biện pháp chính trị hợp lý nên thắng, ngợc lại Lu Chơng ích kỉ, không biết nghe lời phải trái nên thân bại danh liệt...

Lu Bị thắng lớn trong cuộc chiến này, mở mang bờ cõi, củng cố đợc thế lực, tiến tới thành lập quốc gia riêng cho mình, do mình làm

chủ còn nhờ vào tài năng chính trị và ngoại giao của Khổng Minh. Khổng Minh đã phân tích phải trái, thiệt hơn khiến cho Kinh Châu - hậu phơng chiến lợc của tập đoàn Lu Bị đợc Quan Công ra sức bảo toàn, Khổng Minh cũng sang đợc Tây Thục giúp đỡ cho Lu Bị. Tám chữ “Bắc cự Tào Tháo, Đông hoà Tôn Quyền” (Hồi 63) mà Khổng Minh răn dạy Quan Vũ chính là những biện pháp chính trị, ngoại giao và quân sự tổng hợp đúng đắn,

thiết thực đối với việc giữ yên Kinh Châu. Việc Kinh Châu rơi vào tay Đông Ngô sau đó lại xảy ra do cá tính của Quan Vũ, dẫn đến những hành động sai lầm khiến chính sách đó của Khổng Minh không đợc thực hiện một cách đầy đủ...v...v...

Các cuộc chiến tranh kết hợp ba yếu tố trên cũng là những minh chứng cụ thể nhất, sinh động nhất giữa việc đấu trí và đấu sức trong khi tham chiến. Chiến tranh không đơn thuần và nhất nhất là những đối kháng bằng võ lực nữa, mặc dù điều này là hết sức quan trọng. Trong đó, việc đấu sức chủ yếu diễn ra ở mặt quân sự trên chiến trờng, việc đấu trí chủ yếu xảy ra ở phơng diện chính trị và ngoại giao.

Nh vậy, ba yếu tố của chiến tranh là quân sự, ngoại giao và chính trị luôn gắn chặt, thống nhất biện chứng với nhau trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" . Điều đáng ghi nhận là với cách miêu tả chiến tranh nh trên, La Quán Trung đã không kết hợp các yếu tố đó một cách rời rạc, chắp nối nh một dấu cộng đơn thuần mà chúng luôn kết hợp trong sự đan xen, hoà quyện, chuyển hoá tơng hỗ lẫn nhau, chúng thống nhất, bổ sung và soi chiếu lẫn nhau. Những hành động quân sự thể hiện sự ứng dụng của những biện pháp ngoại giao và chính trị, ngợc lại những hành động chính trị và ngoại giao là tiền đề, là điều kiện ngầm chứa trong đó những hành động tất yếu về quân sự.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố nh đã nêu trên làm cho bức tranh chiến trận trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" hiện lên vô cùng phong phú và đa dạng Ngời

đọc thực sự bị cuốn hút vào không khí chiến tranh do những mối liên hệ, liên tởng và kết hợp nhiều chiều mà mình cảm nhận đợc. Cách miêu tả đó cũng chứng minh cho cái nhìn đa diện và hiện đại về chiến tranh của tác giả La Quán Trung.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 33 - 40)