Miêu tả chiến tranh qua kết cấu thể loại tiểu thuyết chơng hồi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 25 - 27)

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" là một tác phẩm viết theo kết cấu của tiểu thuyết chơng hồi. Đây là một thể thuộc loại tác phẩm tự sự dài của Trung Quốc, thịnh hành nhất vào đời Minh, Thanh. Cụ thể, qua sửa chữa và chỉnh lý, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" hiện có một trăm hai mơi hồi. Thể loại này cho phép "Tam Quốc Diễn Nghĩa" mang những đặc điểm và u thế khác biệt so với các loại tiểu thuyết khác, trong đó vấn đề chiến tranh.

Điều cần phải khẳng định là kết cấu theo lối chơng hồi trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" không phải là đặc điểm về hình thức đơn thuần. Qua sự miêu tả chiến tranh theo lối kết cấu này ta thấy hình thức đó nhằm chuyển tải những nội dung cụ thể.

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" đợc chia thành một trăm hai mơi hồi. ở đầu các hồi xuất hiện phần nhập thoại. Hình thức của phần nhập thoại là hai câu văn, chủ yếu là khái quát nội dung cơ bản sẽ diễn ra trong phần đó. Vấn đề ở đây là khi xuất hiện phần nhập thoại, La Quán Trung đã gợi lên đợc những nội dung hay những sự kiện cơ bản nhất. Nó giúp ngời đọc có ấn tợng, những những hiểu biết ban đầu về các cuộc chiến tranh .Qua thống kê ,chúng tôi thấy rằng, phần nhập thoại nêu nội dung chiến tranh chiếm xấp xỉ 90% trong tổng số hồi của "Tam Quốc Diễn Nghĩa"- một con số chiếm u thế tuyệt đối so với việc phản ánh các nội dung khác. Nhờ tác giả xây dựng tác phẩm theo cách này mà độc giả có thể theo dõi chiến tranh một cách rõ ràng và thuận lợi, dù đó là việc tra cứu hay tìm hiểu nội dung. Dựa vào phần nhập thoại, ngời ta có thể tìm thấy những trận đánh, những tình tiết chiến tranh mà mình quan tâm một cách nhanh nhất. Nếu đặt trờng hợp"Tam Quốc Diễn Nghĩa" không phân hồi, không có phần nhập thoại thì những thao tác cơ bản

trên sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều vì chúng ta sẽ phải lục tìm trong bảy mơi lăm vạn chữ của tác phẩm. Chẳng hạn nh muốn tìm hiểu trận Hạ Phì, chúng ta chỉ cần tìm phần nhập thoại: "Thành Hạ Phì, Tào Tháo dùng binh. Lầu Bạch Môn, Lã Bố tuyệt mệnh". (hồi thứ 19), hay trận Phàn Thành thì qua "Huyền Đức dùng mẹo đánh úp Phàn Thành. Nguyên Trực tế ngựa tiến cử Gia Cát" (hồi thứ 36) là ngời đọc có thể khẳng định chính xác.

Không những nêu danh tính, địa điểm hay nhân vật chính của các trận đánh, phần nhập thoại còn nêu lên kết quả chung của chúng một cách khái quát nhất. Qua những hồi "Đánh Quan Độ, Bản Sơ bại trận. Cớp Ô Sào, Mạnh Đức đốt lơng" (hồi 30), "Triệu Vân chặn sông giằng lại A Đẩu, Tôn Quyền đa th đánh lui Tào Man" (hồi 61), hoặc "Bàng Đức mang áo quan quyết trận tử chiến. Quan Công khơi dòng nớc, tràn ngập bảy đạo quân " (hồi 74)....tình thế thắng thua hay tơng quan lực lợng đã hiện lên một cách rõ ràng, chính xác.

Nh vậy, phần nhập thoại trong tiểu thuyết chơng hồi nói chung, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" nói riêng đã tạo ra những tác dụng thiết thực. Tác dụng lớn nhất là nó đã tạo cho ngời đọc không khí, ấn tợng đầu tiên, đồng thời tạo ra những định hớng chính trong việc theo dõi bức tranh chiến trận. Nhờ vậy, ngời đọc cũng ghi nhớ nội dung cơ bản rõ ràng và khái quát, giúp phân biệt giữa trận đánh này với trận đánh khác trong tác phẩm.

Một đặc điểm không kém phần quan trọng của tiểu thuyết chơng hồi là tác giả đã ngừng, ngắt hay kết thúc hồi ở những đoạn có tình tiết quan trọng. Đối chiếu với cách miêu tả chiến tranh trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" ta thấy rất rõ điều đó. Đa phần những sự kiện, biến cố, diễn biến trong tác phẩm bị dừng lại là ở vấn đề chiến tranh. Những chỗ ngừng ngắt ấy thực ra là những "kết thúc mở" của các hồi và đợc thể hiện bởi công thức: "Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ" hay là: "Muốn biết thế nào, xin hạ hồi phân giải". Lối kết thúc đó có một tác dụng quan trọng trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Nó đã khơi dậy trí tò mò, mong muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành của tâm lý ngời đọc, nhất là đối với một vấn đề sôi động nh chiến tranh. Đặc điểm cụ thể là La Quán Trung trong khi miêu tả đã ngừng lại ở

những chỗ quan trọng nhất, những chỗ mà ngời đọc đang căng thẳng theo dõi các trận đánh. Chẳng hạn nh quân bên này sẽ đối phó quân bên kia bằng cách nào?. Trong các tớng đấu trận tớng nào sẽ thắng? quân nào sẽ thất bại?... Vì lẽ đó, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" trong các hồi đều kết thúc chủ yếu ở lúc chiến tranh đang xảy ra. Đó là những dạng kết thúc nh: "Cha biết phen này Tháo sống chết thế nào, xem hồi sau sẽ rõ" (hồi 11), "cha biết phen này Lã Bố đợc thua thế nào, xem hồi sau mới tỏ" (hồi 12), "cha biết hai ngời đến cứu Trơng Liêu là ai, hồi sau sẽ phân giải" (hồi 19), "cha biết tính mệnh Lu Bị làm sao, xem hồi sau sẽ rõ" (hồi 25)...v...v...

Sự xuất hiện và lặp đi lặp lại của dạng kết thúc đó giống với môtíp thờng thấy trong tác phẩm nhng lại có sức cuốn hút đặc biệt. Sức hấp dẫn ở đây không phải là ở hình thức biểu hiện quen thuộc mà chính là ở giá trị biểu hiện của nó, cụ thể hơn đó là nội dung đợc tác giả khơi gợi và chắc chắn sẽ có lời giải đáp ở hồi tiếp theo. Vì thế, ngời ta phải bằng mọi cách để có thể xem cho đợc phần tiếp theo của tác phẩm mới mong thoả mãn đợc tâm lí tò mò, hồi hộp và căng thẳng do tác giả đem lại. Nếu nh các sự kiện chiến tranh đợc miêu tả trong khuôn khổ khép kín của từng hồi trọn vẹn thì sức lôi cuoón của "Tam Quốc Diễn Nghĩa" sẽ trở nên hạn chế rất nhiều. Các trận đánh trong tác phẩm sẽ trở thành những câu chuyện vụn vặt, chắp nối rời rạc, cứng nhắc mà không phải là một chỉnh thể nghệ thuật có quy mô lớn. Ngời đọc do không nhận thấy tính hệ thống của các sự kiện chiến tranh mà theo dõi chúng giống nh theo dõi sử biên niên. Với cách miêu tả này, các sự kiện chiến tranh trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" là một hệ thống các yếu tố có mối liên hệ, ràng buộc chặt chẽ với nhau từ đầu đến cuối.

Tóm lại, cách miêu tả chiến tranh trong kết cấu thể tiểu thuyết chơng hồi nh đã nói trên chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của "Tam Quốc Diễn Nghĩa" nói chung và vấn đề chiến tranh nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung (Trang 25 - 27)