II. Diễn biến vụ kiện
3. Phân tích những cáo buộc phi lý của Mỹ
Cá da trơn, nguồn thực phẩm để chế biến những món ăn đặc trưng và là niềm tự hào của Việt Nam. Loại cá này gắn với nền văn hoá phong phú vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nhưng ở nửa bên kia trái đất, những cư dân của đồng bằng Mississippi với nền văn hoá cá da trơn của mình lại cảm thấy tức tối vì trong 3 năm qua người Mỹ đã mua cá da trơn của Việt Nam với giá rẻ. Cuộc tranh chấp cá da trơn giữa Mỹ và Việt Nam không thuần tuý để phân định thị phần thích hợp trị giá 500 triệu USD ở Mỹ. Người Mỹ, cho đến năm 1999 thống soái 95% thị trường nghĩ rằng họ không được đối xử công bằng khi ngày nay chỉ còn nắm giữ 80% thị trường ấy.
Cuối tháng 12/2001, các nhà lập pháp vùng đồng bằng sông Mississippi đã tìm cách chèn vào luật pháp Mỹ điều khoản nói rằng người Việt Nam không thể gọi thứ cá da trơn mà họ bán cho Mỹ là catfish mà phải gọi bằng cá
Đến ngày 13/5/2002, Tổng thống Mỹ phê chuẩn đạo luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn H.R. 2646 cấm triệt để việc dùng tên "catfish" trong dán nhãn, quảng cáo các loại cá da trơn không phải là cá nheo Mỹ, nghĩa là luật pháp Mỹ không thừa nhận cá tra, cá basa của Việt Nam là "catfish". Thế nhưng, CFA lại kiện "catfish" Việt Nam ảnh hưởng đến thị trường của họ. Hơn nữa, mặc dù kiên quyết phản đối cá da trơn của Việt Nam được nhập vào Mỹ dưới tên “catfish” nhưng đến khi người tiêu dùng Mỹ ngày càng mặn mà với món cá đến từ Việt Nam thì CFA lại đưa ra so sánh giá bán cá tra và cá basa Việt Nam với giá cá catfish Mỹ và cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá và vi phạm Luật chống bán phá giá của WTO. Rõ ràng quan điểm của CFA là không nhất quán và so sánh như vậy là quá khập khiễng, hơn thế nữa họ cũng vin vào cớ này để đòi hỏi cá Việt Nam phải chịu thuế như thuế nhập khẩu catfish.
Đối tượng kiện chỉ là philê đông lạnh từ 2 loài cá tra và cá basa nhưng họ lại liệt kê tất cả các loài cá đông lạnh khác.
Không những thế trong số 53 doanh nghiệp bị cáo buộc bán phá giá thì có tới 5-6 nhà chế biến được nhắc tên đến 2-3 lần, thậm chí có những nhà chế biến chưa bao giờ xuất khẩu cá sang thị trường Mỹ cũng được liệt kê trong đơn (ví dụ như Công ty Cá Hồ Tây).
Rõ ràng, những điều phi lý như vậy chắc chắn CFA không thể không biết trước khi đệ đơn kiện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam.
CFA cho rằng Việt Nam đã bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ vì nhận thấy giá bán xuất khẩu của phía Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá bán cá nheo Mỹ. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những điều kiện tuyệt vời để nuôi cá tra và cá basa, còn tại Mỹ người nuôi cá nheo phải đầu tư vốn rất lớn mới
có thể tạo ra các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Với những người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm, niêu cơm của họ trông cả vào tiền bán cá, bảo họ bán phá giá có khác gì bảo họ tự đập niêu cơm của nhà mình. Sự thật này rất rõ ràng, không có bằng chứng nào chỉ ra việc con cá Việt Nam được sản xuất nhằm mục tiêu phá giá ở các thị trường khác.
CFA cũng đã bỏ qua một nguyên nhân khiến các sản phẩm catfish ở Mỹ giảm trong thời gian gần đây là ngành cá catfish đang sản xuất thừa. Năm 1970, Mỹ chế biến 2500 tấn, năm 2001 con số này lên tới gần 300000 tấn. Năm 1999, Mỹ nhập khẩu của Việt Nam gần 1000 tấn cá tra, cá basa. Năm 2001 đã nhập tới khoảng hơn 8000 tấn. Các số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng con số này ít nhất vào khoảng 13%.
CFA còn lên tiếng đề nghị DOC xem xét xem liệu Việt Nam có phải là nước có nền kinh tế phi thị trường hay không. CFA đưa ra các luận điểm chính : Đồng nội tệ của Việt Nam không được tự do chuyển đổi, hoặc nếu có thì cũng không vì mục đích tiền tệ và nguồn vốn ; Mức lương không được xác định trên cơ sở mặc cả tự do giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ; Việt Nam vẫn duy trì sự quản lý hà khắc đối với các liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ; Chính phủ vẫn khẳng định quyền sở hữu và kiểm soát đối với toàn bộ phương tiện sản xuất ; Chính phủ nắm quyền kiểm soát việc phân phối tài nguyên, quyết định giá cả cũng như đầu ra của sản phẩm.
Họ cho rằng về cơ bản Việt Nam không giống với những nước vừa được Chính phủ Mỹ trao cho quy chế kinh tế thị trường vì vẫn duy trì chế độ cộng sản…. Theo các chuyên gia, những nhận xét của CFA thiếu căn cứ thực tế và thể hiện sự thiếu hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam hiện
Ngày 8/11/2002, DOC đã kết luận rằng Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường. Nhưng các quan chức của IMF (Quỹ tiền tệ thế giới) và WB (Ngân hàng thế giới) đều khẳng định rằng: trong hầu hết các lĩnh vực, Việt Nam đều chứng tỏ mình là nước có nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, DOC cũng đã nhận được 11 lá thư ngỏ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: Hội đồng thương mại ASEAN – Mỹ; Hội đồng thương mại Việt Mỹ; Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam; Tập đoàn bảo hiểm Citigroup (Mỹ); Công ty quốc tế Chinfon (Đài Loan); Tập đoàn Unilever (EU); Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan); Tập đoàn sản xuất thức ăn gia súc Cargill (Mỹ); Công ty American Standard Việt Nam và Tập đoàn bảo hiểm Mỹ New York Life International. Tất cả những lá thư này đều khẳng định Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường hoặc đang vận hành theo hướng thị trường, đồng thời đề nghị DOC xác định quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Thực tế, về cơ bản, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới một nền kinh tế thị trường kiểu xã hội chủ nghĩa, với các ứng xử theo nguyên tắc thị trường tự do. Không có nước nào có nền kinh tế thị trường thuần khiết bởi chính tại Mỹ, chính phủ cũng đã chi khoảng 190 triệu USD để bảo hộ nền nông nghiệp trong nước và chính các chuyên giatrực tiếp điều tra vụ kiện này đã thừa nhận điều đó.
Kết quả của việc không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường là các luật sư đại diện cho ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ đề nghị DOC chọn Ấn Độ là nước có nền " kinh tế tương tự " để so sánh. Oái ăm thay, Ấn Độ không sản xuất cá da trơn xuất sang Mỹ, nếu có xuất hải sản thì Ấn Độ cũng chỉ xuất những mặt hàng như tôm mà thôi. Hơn nữa, Ấn Độ chỉ có duy nhất một loại cá mang một số đặc điểm hơi giống cá basa và loại cá này được bán cho nước ngoài với giá gần gấp đôi giá cá xuất khẩu của Việt
Nam do hai nước có lối nuôi cá khác nhau và chi phí sản xuất cũng khác nhau.
CFA cho rằng cá xuất khẩu của Việt Nam được nuôi trong một môi trường không đảm bảo vệ sinh trong khi chính đoàn tuỳ viên nông nghiệp của họ, những người đã trực tiếp điều tra quy trình nuôi cá tra, cá basa tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…đã kết luận môi trường nuôi cá tại Việt Nam đảm bảo vệ sinh, thức ăn cho cá gồm hai loại tự chế và công nghiệp đều đảm bảo vệ sinh, trong đó có cả thức ăn công nghiệp do Cargill, một công ty của Mỹ cung cấp.
Không những thế, trong cuộc họp sau phiên điều trần lần thứ 1, cả năm thành viên của ITC đều nhất trí không xác định việc nhập khẩu cá Tra, cá Basa từ Việt Nam gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất Catfish Hoa kỳ như đơn của CFA đã cáo buộc. Nói cách khác, tuy không khẳng định trực tiếp nhưng rõ ràng luận điệu "gây thiệt hại cho sản xuất trong nước của CFA đã bị chính ITC bác bỏ.
Tuy nhiên, cả năm vị uỷ viên này lại đạt được sự đồng thuận đáng ngạc nhiên trong việc cùng bỏ phiếu cho vụ kiện tiếp tục với lý do đe doạ gây thiệt hại. Đây chính là việc kiện một nguy cơ sẽ đến trong tương lai vì bây giờ cá Việt Nam chiếm chưa tới 2% thị phần ở Mỹ, người Mỹ đã cho thế giới thấy thêm một “đức tính tốt”: biết…lo xa.
Hơn thế nữa, ngày 7/8/2003, DOC đã chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm cá tra và cá basa nhập vào thị trường Mỹ. Trong khi vào ngày 5/8/2003, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chính thức công bố khoản trợ cấp 34 triệu USD của Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ về các thiệt hại do “thời tiết không thuận lợi và thiên tai”. Như vậy, sự thật đã được phơi bày rõ
CFA. Trong đơn kiện nộp cho DOC và ITC, CFA đã cố tình che giấu thực tế đưa ra những bằng chứng giả, đổ tội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa gây thiệt hại vật chất cho nền công nghiệp Mỹ, để các cơ quan này kết luận sai và áp thuế chống bán phá giá trừng phạt Việt Nam mà phần lớn số tiền thuế đó (khoảng 80%) sẽ vào túi các thành viên CFA. Mặt khác họ lại chứng minh với USDA rằng thiệt hại của họ là do thiên tai gây ra để xin hưởng tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ.
Nhìn bề ngoài, Luật chống bán phá giá của Mỹ được đặt ra là để ngăn chặn các nhà sản xuất nước ngoài bán sản phẩm của họ với giá thấp một cách quá đáng. Thế nhưng các học giả có uy tín của Mỹ cho rằng việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá với Việt Nam là phi lý vì Mỹ không thể căn cứ vào việc không công nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường đồng thời cũng không thể phủ nhận kết quả điều tra về tình hình sản xuất thực tế tại Việt Nam mà các chuyên gia của Mỹ vừa tiến hành để kết luận Việt Nam đã bán phá giá.
Có thể thấy Luật chống bán phá giá của Mỹ giống như một rào cản thương mại, trái với xu hướng tự do hoá thương mại của WTO. Trên thực tế bộ luật này đã được dựng lên để “xoi mói” việc bán phá giá kể cả khi nó không tồn tại. Đó là nguyên nhân tại sao trong năm 2001, Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện ra đến 94% các trường hợp bán phá giá.