II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giác ủa
1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ
rất minh bạch và phổ biến. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nhận biết và vượt qua rào cản đó. Thật đáng sợ là trong trường hợp nếu chúng ra không nắm rõ quy trình như thế nào thì không thể xác định được quy mô rào cản thương mại này lớn đến đâu và hậu quả của nó đối với nền kinh tế của chúng ta sẽ nặng nề như thế nào.
1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá. chống bán phá giá.
Chính phủ cần tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước thực hiện kinh tế thị trường, từ đó yêu cầu Mỹ trao cho quy chế nước có nền kinh tế thị trường, được như vậy thì khi bị Mỹ kiện bán phá giá chúng ta sẽ ít bị thiệt thòi hơn về mức thuế suất. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO, sử dụng các quy tắc của WTO để hạn chế tác động tiêu cực của Luật chống bán phá giá Hoa Kỳ;
Phải biết kết hợp sức mạnh quốc tế với sức mạnh dân tộc để đối phó với các vụ kiện. Rõ ràng trong vụ kiện này Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của chính những người tiêu dùng Mỹ. Điều này không chỉ buộc các cơ quan xét xử của Mỹ không xử ép Việt Nam một cách quá sai lầm và hạn chế được thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam khi bị áp thuế chống bán phá giá mà còn dành được sự yêu mến của cộng đồng người tiêu dùng thế giới đối với các sản phẩm cá của Việt Nam;
Phát huy vai trò của các Hiệp hội chuyên ngành, tăng cường sự phối hợp của các doanh nghiệp để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. Quá trình điều tra càng sâu bao nhiêu thì các doanh nghiệp càng phải
Các doanh nghiệp của Việt Nam nên có tinh thần tích cực theo đuổi các vụ kiện khi bị kiện bán phá giá, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ. Theo quy tắc của WTO trong giải quyết bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính còn Chính phủ của doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện, cho dù là bị oan, thì Chính phủ cũng không có cách nào làm thay để cứu vãn. Đặc biệt khi các vụ kiện xảy ra, không nên lẩn tránh hoặc ngại ngùng mà cần nhanh chóng hợp tác chặt chẽ với đối tác và cơ quan chức năng của Chính phủ, xem đó như là một phần của công việc kinh doanh bởi có những vụ tranh chấp lớn, không vào cuộc dễ dẫn đến sự thiệt hại lớn về kinh tế thậm chí còn mất cả thị trường;
Chính phủ nên phổ biến rộng rãi kiến thức về Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi, hình thành những tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ chính phủ khi có các vụ kiện xảy ra. Hiện nay, Bộ Thương mại mới thành lập Ban Quản lý cạnh tranh nhưng sự hoạt động của ban này chưa lan toả mạnh, còn ở các bộ ngành khác, vai trò của bộ phận pháp chế còn rất yếu so với yêu cầu;
Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để có lợi nhuận lớn nhất chứ chưa chú ý đến việc làm thế nào để chiến thắng khi bị kiện tụng. Ở hầu hết các doanh nghiệp, vai trò của các luật sư cố vấn là mờ nhạt thậm chí là không có, và khi xảy ra các vụ kiện cáo đặc biệt là các vụ kiện mang tính quốc tế thì ta luôn ở thế bị động, lúc đó các doanh nghiệp mới đi mời luật sư hoặc đến tư vấn ở các văn phòng luật. Việc này có một hạn chế lớn là các luật sư hoặc các cơ quan tư vấn luật lại không phải là người trong cuộc, không nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh tế hạn chế, nên không thể chủ động tìm ra
những điểm thắng thế của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn để cho vụ kiện phải kéo dài, gây rất nhiều tốn kém. Do vậy mà Chính phủ nên thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện. Tổ chức này là rất cần thiết, bao gồm các luật sư, kế toán, các nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các diễn biến xu hướng kinh tế quốc tế và các chuyên gia chuyên nghiệp có liên quan có năng lực làm việc cao; nhằm hỗ trợ chính phủ cũng như các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh qua các vụ kiện một cách chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn, từ đó hạn chế được tổn thất cho nền kinh tế trong nước nói chung và cho ngành công nghiệp có liên quan nói riêng. Đây có thể là một cơ quan nhà nước hoặc hoạt động như các tổ chức phi chính phủ khác như VASEP…;
Khi bị kiện tụng các doanh nghiệp nên tích cực hoàn thành các hồ sơ thẩm vấn. Đây là bảng cầu hỏi hoặc bảng yêu cầu mà Cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá đại diện cho bên nguyên cung cấp. Các doanh nghiệp cần đưa ra đầy đủ các tư liệu, chứng cứ, phần nào thuộc tài liệu cơ mật của doanh nghiệp thì phải yêu cầu đối phương bảo quản không được tiết lộ. Việc này sẽ thể hiện tinh thần hợp tác của bị đơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra chống bán phá giá được tiến hành một cách nhanh chóng, tránh tốn kém về tiền bạc và thời gian cho cả hai phía
Các doanh nghiệp cũng cần tích cực chuẩn bị tài liệu và ý kiến bảo vệ, biện hộ. Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Tính đại biểu và tư cách của bên khiếu kiện, theo quy định của WTO, phải là doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu, họ và những người ủng hộ họ có tổng sản phẩm không được ít hơn 50% sản phẩm toàn quốc, nếu không họ sẽ không được khiếu kiện.
- Bản thân mình có hành vi bán phá giá hay không, biên độ bán phá giá là bao nhiêu, đã bán phá giá bao nhiêu lần và đã đình chỉ hay chưa.
- Hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu như thế nào, có tồn tại quan hệ nhân quả hay không?
- Sự phán xét bán phá giá có dựa vào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý hay không?
Các doanh nghiệp bị kiện nên đưa ra lời hứa giá cả. Nếu xét thấy đúng là mình đã có hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu thì nên chủ động thương lượng với Chính phủ nước khởi kiện về cam kết giá cả và thời gian thực hiện. Việc này sẽ tránh bị trừng phạt nặng nề và dành được sự cảm thông của phía đối phương;
Các doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu cơ quan tư pháp nước nhập khẩu can thiệp. Nếu không chấp nhận kết luận của Chính phủ nước khởi kiện, có thể kháng án lên cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu. Ở Mỹ là Toà án Thương mại quốc tế ITC và cao hơn nữa là Toà án liên bang;
Đề nghị Chính phủ can thiệp. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi kiện bán phá giá chỉ là chuyện nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì bị đơn có thể đề nghị Chính phủ can thiệp đến tận WTO (khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này);
Kịp thời đề nghị phúc thẩm. Trong thời gian 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá, nếu bên bị đơn đã chấm dứt hành vi bán phá giá thì cần kịp thời đề nghị Chính phủ nước khởi kiện bán phá giá phúc thẩm, để huỷ bỏ các hình thức xử phạt trước đây. Điều này là rất cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế không đáng có đối với hàng hoá bị áp thuế chống bán phá giá;
Hình thành cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất trong các doanh nghiệp. Điều này không những giúp các doanh nghiệp luôn nắm được diễn biến của thị trường quốc tế mà còn chủ động hơn trong các vụ kiện khi đã hiểu rõ phần nào đối phương của mình.