II. Diễn biến vụ kiện
5. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía
5.1. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Mỹ
Nước Mỹ luôn kêu gọi tự do hoá thương mại, phá bỏ mọi rào cản thương mại. Tuy nhiên nhiều năm qua, trong các mối quan hệ thương mại
song phương và đa phương, Mỹ lại là nước có những hành động đi ngược lại tinh thần đó.
Thực chất mục tiêu mà chính phủ Mỹ hay đại diện thương mại của họ theo đuổi trong đàm phán về tranh chấp thương mại là chính sách bảo hộ thương mại, xuất khẩu là tốt còn nhập khẩu thì không tốt. Lý do của việc này thường xuất phát từ việc mọi chính sách thương mại đem lợi ích cho một nhóm người nhưng lại gây thiệt hại cho nhóm khác. Ví dụ nhập khẩu cá basa Việt Nam làm lợi cho người tiêu dùng thu nhập thấp ở Mỹ nhưng lại có hại cho các chủ trại nuôi nheo Mỹ từ 400 đến 500 triệu USD hàng năm. Bởi vậy, quá trình ra quyết định về chính sách thương mại thường bị chính trị hoá đến cao độ. Nó thường thiên lệch theo hướng bảo vệ những nhóm lợi ích hùng mạnh, thậm chí đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau. Kiện các nước bán phá giá đã trở thành thông lệ, là một hình thức thiết lập rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ. Khi nguồn nhập khẩu rẻ từ một nước đang phát triển đe doạ đến ngành sản xuất trong nước, Mỹ sẽ cáo buộc nước đó bán phá giá rồi áp dụng biểu thuế trừng phạt. Mỹ coi việc bán phá giá là “có tội” kể từ sau Đại chiến I, khi mà bảo hộ hàng hoá trong nước được coi là biện pháp an toàn.
Trong vụ kiện này, Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ ITC đã thuận tình với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ để kết luận rằng Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ và áp đặt một mức thuế chống bán phá giá rất cao. Bàn thắng được ghi cho bên nguyên – những người nuôi và chế biến catfish, nhưng lại là một đòn trừng phạt nặng nề đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, sự bảo hộ dành cho các nhà chế biến lại là cái giá mà người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và phân phối cá nheo trong nước phải trả. Đây chính là xung đột lợi ích giữa số ít các nhà chế biến với đông đảo người tiêu dùng Mỹ. Việc cá xuất khẩu của Việt Nam bị đánh thuế cao sẽ hạn chế cơ hội được thưởng thức một loại cá thơm ngon của đông đảo
người tiêu dùng Mỹ thay vào đó họ sẽ quay trở về với sản phẩm nội địa, những sản phẩm mà chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm nhập khẩu vì CFA một mực cho rằng cá xuất khẩu của Việt Nam nuôi trong môi trường ô nhiễm trong khi họ đã lờ đi việc nước sông Mississippi bị ô nhiễm. Họ đã bơm nước sông lên các hồ ao và nuôi lưu cữu cá trong vòng 7 – 8 năm, thậm chí khi rong tảo quá phát triển, các chủ trại cá đã phun một chất độc - đã bị Chính phủ Mỹ cấm để diệt tảo. Quyết định này đã buộc người tiêu dùng và các nhà kinh doanh nhập khẩu cá tra và cá basa của Mỹ phải trả thêm tiền một cách rất vô lý để chính phủ Mỹ phân phối lại cho một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ vốn không đủ năng lực để sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh.
Phán quyết cuối cùng của ITC hôm 24/7/2003 là một hành động bảo hộ trắng trợn, bất chấp thực tế, gây hoài nghi về tính công bằng và minh bạch của một cuộc điều tra chống bán phá giá; sự công tâm và tôn trọng các quy định pháp lý của DOC, ITC…thậm chí làm giảm uy tín của hai cơ quan này.
Việc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt là khi Chính phủ Mỹ càng bảo hộ sản xuất trong nước thì những nhà sản xuất của nước này càng đòi hỏi nhiều hơn.
Xét về quan hệ đa phương, Mỹ sẽ không có lợi khi tạo ra một tiền lệ để một nước thứ ba, chẳng hạn như EU, ứng xử đối với một ngành công nghiệp của Mỹ hệt như cách mà CFA ứng xử với nông dân Việt Nam.
Hành động trên của Mỹ cũng sẽ làm chậm quá trình quốc tế hoá thị trường cá da trơn. Song mọi thứ luôn có trật tự của nó: cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về các nhà sản xuất có mức giá thấp hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn.