Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” doc (Trang 73 - 81)

II. Diễn biến vụ kiện

5. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía

5.3. Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này

Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thắng trong vụ kiện này, chúng ta lại có thêm một bằng chứng mới về việc các nước lớn ép buộc các nước nhỏ trong thương mại theo hướng có lợi cho nước lớn. Đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ cáo buộc các nước khác bán phá giá để có thể áp

thuế quan cho các hàng hoá sản xuất trong nước. Các hàng hoá, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp đều bị xếp vào loại “cần được chăm sóc”. Chilê đã từng bị thiệt hại hơn 10 triệu USD trong năm 1999 khi bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá cho mặt hàng cá hồi. Trên thực tế chính Mỹ mới là nước bảo hộ nhiều nhất cho ngành nông nghiệp của mình. Với việc thông qua Luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn, chính phủ Mỹ đã công khai chi 17 tỷ USD cho việc bảo hộ ngành nông nghiệp nước này. Vậy, quốc gia nào có thể kiện Mỹ bảo hộ việc phá giá các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ?

Chính nhờ ưu thế là một cường quốc trên thế giới mà trong suốt quá trình diễn biến của vụ kiện ta đã thấy rõ phản ứng thờ ơ của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) trước những thực tế và các kết quả điều tra, xác minh do chính Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thực hiện về tình hình sản xuất và nuôi trồng cũng như chế biến cá tra và cá basa của Việt Nam, không xem xét đầy đủ các luận cứ thực tiễn và các báo cáo khoa học nghiêm túc, cố tình hợp thức hoá kết luận hoàn toàn ngụy tạo của DOC về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào Mỹ, phớt lờ dư luận phản đối từ chính nước Mỹ, bất chấp sự phản đối của nông dân Việt Nam, của các nhà khoa học, nhà kinh tế, bất chấp lời cảnh báo của tờ New York Times số ra ngày 23/7/2003 yêu cầu Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ không nên vì quyền lợi của một nhóm nhỏ chủ trại nuôi cá nheo mà quên đi trách nhiệm xét xử vụ kiện một cách khách quan, công bằng. Thậm chí ITC đã bỏ qua cả mối quan ngại của 6 thượng nghị sĩ Mỹ được nêu rõ trong bức thư gửi Chủ tịch ITC: “ Một phán quyết dựa trên những thông tin không đầy đủ đối với sản phẩm cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu sẽ gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đồng thời tạo ra một tiền lệ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong các

lĩnh vực khác của quan hệ thương mại”, nhắm mắt để đưa ra một kết quả có lợi cho ngành công nghiệp nuôi cá nheo nước này.

Có thể nói những tiếng nói của lương tri và lòng yêu chuộng công lý đã bị ITC coi thường. Kết luận này đã đi ngược lại mong muốn và sự trông đợi của công luận và nhân dân hai nước. Làm giảm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam vào khả năng phát triển quan hệ thương mại song phương mà Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vừa mở ra.

Những người Mỹ trọng công lý đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Quyết định này của DOC và ITC. Ngày 5/8/2003, Thượng nghị sỹ Edward M. Kennedy (bang Massachuset) đã gửi thư cho Bà Deanna T. Okun, Chủ tịch ITC yêu cẩu Uỷ ban này xem xét lại hoặc tiến hành bỏ phiếu lại để có quyết định đúng đắn. Trong thư, ông đã đưa ra hai điểm mấu chốt mà theo ông dường như nó bị bỏ qua. Điểm thứ nhất đó là định nghĩa cụ thể của Luật pháp Mỹ đối với tên cá catfish. Theo đó basa – tên thông dụng của cá da trơn Việt Nam lại thuộc về một họ cá hoàn toàn khác. Vì cá basa không được coi là catfish theo luật Mỹ nên không thể coi nó là nguyên nhân gây cho cá catfish bị bán phá giá với chủ tâm bảo hộ ngành cá nheo Mỹ. Điểm mấu chốt thứ hai là trong điều tra bên nguyên đã khẳng định rằng cá basa bán phá giá gây khó khăn về tài chính cho ngành cá nheo Mỹ vậy mà Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) đã thông báo khoản trợ cấp 34 triệu USD cho ngành cá nheo trong nước dựa trên cơ sở nhận định rằng các thiệt hại này do thiên tai gây ra. Nếu ngành cá nheo Mỹ chấp nhận sự trợ giúp của USDA có nghĩa là chấp nhận nguyên nhân gây ra khó khăn về tài chính cho ngành là do thiên tai. Điều này có nghĩa là phán quyết về chống bán phá giá đối với cá tra và cá basa cần phải được phủ định.

cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trong đó nêu rằng: chính thiệt hại do thời tiết không thuận lợi và thiên tai của CFA – việc này xảy ra cùng thời điểm họ khiếu kiện Việt Nam bán phá giá cá basa trên thị trường Mỹ đã khiến cung không đủ cầu vì thế cá tra, cá basa…những sản phẩm trước đây không quen thuộc với các bang miền Nam nước Mỹ trở thành nguồn cung cấp quan trọng bổ sung cho thị trường. Sau đó, khi các nhà chế biến cá nheo Mỹ khắc phục được khó khăn của họ thì đương nhiên xảy ra tình trạng thừa philê cá nheo cỡ lớn, một số cá do nuôi trữ lâu nên nhiễm mùi bùn và mùi cỏ khó chịu. Thế nhưng trong các văn bản đã công bố của CFA, những vấn đề này được ém nhẹm đi bởi nếu được nêu ra chúng sẽ phản bác hoàn toàn lý lẽ của CFA. Ông cho rằng ITC và DOC đã hành động sai lầm vì vậy quyết định của họ cần được xem xét lại ngay lập tức.

Theo hãng tin Bloomberg ngày 23/7/2003, quyết định này chính là sự dọn đường cho việc áp đặt các mức thuế suất trong đó cao nhất là 64% đối với Việt Nam, một trong những đối tác thương mại có mức tăng trưởng lớn nhất của Mỹ và điều này có thể khuyến khích một hành động tương tự ở ngư dân khai thác tôm Mỹ.

Báo giới Mỹ cũng cho rằng “Nếu các mức thuế chống bán phá giá bất công vẫn cố tình được áp đặt đối với các sản phẩm này cũng như các sản phẩm thủy sản nhập khẩu khác trong một tương lai gần thì sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho chính các công ty Mỹ trên toàn quốc và các đối tác thương mại quốc tế của họ, những người giúp đảm bảo cung cấp quanh năm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ các mặt hàng thuỷ sản đa dạng với mức giá cạnh tranh”.

Còn về phía Việt Nam – Bị đơn bị xử ép trong vụ kiện này, đã bày tỏ sự bất bình của mình ngay từ khi vụ kiện này còn là khả năng tiểm ẩn.

Ngày 14/5/2002 Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ phê chuẩn Đạo luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn HR 2646, trong

đó có điều khoản 10806 quy định chỉ đặt tên, dán mác hoặc quảng cáo “catfish” cho các loại cá da trơn thuộc loại cá da trơn Mỹ (Letaluriidae). Đạo luật này sẽ được thực hiện trong 5 năm, từ năm tài chính 2002 và có thể sẽ còn được kéo dài.

Đến ngày 24/7/2003,Việt Nam cho rằng quyết định của ITC kết luận Việt Nam đã bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ gây tổn hại cho ngành công nghiệp nuôi cá nheo nước này vẫn là một quyết định không công bằng, không phản ánh đúng thực tế khách quan. Phía Việt Nam coi đây là hành động mang tính bảo hộ mậu dịch sâu sắc, trái với luận cứ khoa học cũng như trái với thông lệ quốc tế và chính sách tự do hoá thương mại mà chính Mỹ đang theo đuổi. Quyết định này cũng hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ.

Điều này đã gây thất vọng không chỉ cho các doanh nghiệp và hàng vạn hộ nuôi cá ở Việt Nam mà cho cả người tiêu dùng Mỹ.

Việt Nam rất lấy làm tiếc khi ITC đưa ra một quyết định phi lý như vậy bỏ qua hoặc không nghiên cứu đầy đủ các thông tin mà Việt Nam với tinh thần thiện chí, đã hợp tác với phía Mỹ trong quá trình điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn DOC làm việc với cơ quan của Việt Nam. Đồng thời cung cấp các cơ sở pháp lý thực tiễn chứng minh nền kinh tế của Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường. VASEP cũng đã cung cấp tài liệu chứng minh ngành sản xuất và kinh doanh thủy sản (trong đó có cá tra và cá basa) của Việt Nam đi theo đúng quỹ đạo của cơ chế thị trường, cung cấp các tài liệu thực tế, các con số thống kê chứng minh các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng kết luận này đã chứng tỏ chỉ một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo cũng có

xét xử vụ kiện một cách minh bạch và công bằng như đã nhiều lần cam kết với Việt Nam.

Tạm thời, việc áp đặt các mức thuế chống bán phá giá sẽ gây khó khăn cho ngành sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam. Tuy nhiên, VASEP cho rằng, sản phẩm này vẫn có khả năng cạnh tranh và phát triển ngay tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh, yêu cầu thay đổi những quyết định sai trái, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người nuôi các và các doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG III

NHNG BÀI HC RÚT RA T V KIN CHNG BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO TH TRƯỜNG M

Thế là phán quyết cuối cùng đã đến. Không nằm ngoài dự đoán, sáng ngày 24/7/2003, ITC đã xác nhận cá tra, cá basa của Việt Nam có khả năng gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ. Đơn phương - bất công - áp đặt là bản chất của vụ kiện, là cách hành xử của DOC và ITC.

Theo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam, kể từ năm 1997 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia tới 8 vụ kiện nước ngoài về vấn đề chống bán phá giá. Năm 1994, Côlômbia kiện Việt Nam bán phá giá gạo. Bốn năm sau đến lượt EU nộp đơn kiện Việt Nam bán phá giá bột ngọt và đấy là lần thứ nhất một sản phẩm trong nước đã bị nhìn nhận là bán thấp hơn giá thành trên thị trường nước ngoài. Cùng năm 1998, EU kiện Việt Nam bán phá giá giầy dép, nhưng trong vụ kiện này EU bị xử thua vì lượng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam quá nhỏ so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan và không chiếm bao nhiêu thị phần tại châu Âu. Cũng về mặt hàng giầy dép, giờ đây Hiệp hội giầy da Canada kiện Việt Nam hợp tác với Macao và Hồng Kông bán phá giá giầy dép trên khắp nước họ. Vụ này đang trong quá trình điều tra; đến nay, Mỹ kiện Việt Nam phá giá cá tra, basa sang thị trường Mỹ…Nhưng có lẽ chưa bao giờ vấn đề bán phá giá lại trở thành đề tài nóng bỏng như thời điểm hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, bởi trước hết vụ kiện “khơi mào” về chống bán phá giá đã xảy ra với cá tra, cá basa, bật lửa gas và đế giấy chống thấm nước. Sắp tới Nga đang chuẩn bị khởi kiện 15 nước bán phá giá kẹo sôcôla trong đó có Việt Nam, hay Mỹ cũng đang chuẩn bị kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường của họ. Ở góc độ thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoư_chỉ là

cạnh tranh không lành mạnh để thâu tóm thị phần nước nhập khẩu, thanh toán các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng điều_đáng nóụÄlà các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá của Việt Nam³ nước ngoài là không có căn cứ. Về thực tế không thể phủ nhận rằng Việt_Nam có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giá đầu vào thấp nên giá thành thấp là điều tất yếu. Đối với Việt Nam, những mặt hàng đã bị đánh thuế chống bán phá giá đều rơi vào những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao và cũng không phải lẳ mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như mỳ chính, tỏi, bật lửa gaspỡì thế mức độ ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại của Việt Nam là chưa lớn. Nhưng mặt hàng như cá tra, cá b‡sa, nhưDdiầy dép của Việt Nam mà phải chịu thuế chống bán phá giá thì sệ$gây thi‡t hại rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, con bài kiện phá giá được các nước sử dụng nhiều,nhất để_ữảo vệ lợi ích của họ. Điển hình trong lịch sử là vụ kiện ôtô Npểt Bản xŠất vào Hoa Kỳ những năm 70 – 80 thế kỷ trước, vụ kiện thép của Nhật Bản, EU, Nga, Hàn Quốc…năm 2002.

Từ năm 1<=0 đến nay, Hca Kỳ đã áp dụng Luật thuế Chống bán phá giá với trên 60 nước với xấp xỉ 500 vụ, nhiều nhất với Trung Quốc 70 vụ, tiếp đó là Đài Loan với 57 vụ, Braxin 45 vụ, Mehicô 30 vụ…Một số vụ kiVn khác hkông bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì nước xuất khẩu phải tự hạn chế sản lượng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là với sức mạnh kinh tế của mình, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa Kỳ đã phát triển đến một mức tinh vi với các nước có nền kinh tế phát triển, đôi khi lại trắng trợn theo lối đơn phương, áp đặt, nhất là với các nền kinh tế còn nhỏ bé.

Vậy ta rút ra được bài học gì từ vụ kiện này và phải có những đối sách gì để hạn chế tác động của Luật thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với

hàng xuất khẩu của ta vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng lắm chông gai này?

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” doc (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)