Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh số một trong xuất khẩu. Do đó, nâng cao chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả.
Trên thực tế, tuy hàng dệt may Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường thế giới với kim ngạch năm 2002 lên tới 2,7 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001, nhưng nhìn chung, chất lượng hàng dệt may của ta vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Ấn Độ...Chỉ có so sánh như vậy, chúng ta mới nhìn mình được đầy đủ hơn. Thực ra, nếu nói chất lượng đã được nâng cao nhiều so với những năm trước, điều đó chỉ đúng so với điểm xuất phát quá yếu kém của chính mình, nhưng đánh giá chưa toàn diện.
Nhìn chung, so với nhiều nước xuất khẩu trong khu vực (chưa nói đến các nước phát triển), chất lượng hàng dệt may của ta hiện nay bộc lộ nhiều mặt non yếu như :
Thứ nhất, chất liệu tạo sản phẩm. Nguyên liệu bông xơ hoặc sợi tổng hợp nhập khẩu thường không đồng đều, các loại hoá chất (thuốc nhuộm, thuốc tẩy) cũng như các loại phụ liệu (khoá, mex...) nhập khẩu cũng không đồng bộ. Quá trình vận chuyển bảo quản, điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm cao làm cho chất lượng hầu hết các loại trên đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Chất liệu tạo thành sản phẩm dệt may bị ảnh hưởng tất yếu sẽ chi phối trực tiếp chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Thứ hai, các công nghệ kéo sợi, dệt vải, nhuộm, tẩy, hấp, in... và trình độ kỹ thuật chuyên môn của người quản lý, cho đến tay nghề của công nhân cũng đều bị hạn chế. Như đã nêu ở chương II, trình độ công nghệ trang thiết bị trong ngành dệt may nước ta nói chung đang ở giai đoạn tạo dựng, còn bị lạc hậu so với các nước đang phát triển trong khu vực thường từ 5 - 10 năm. Đội ngũ tác nghiệp của ta tuy đã rất cố gắng song nhìn chung chưa được đào tạo đầy đủ, vừa yếu về chất lượng lại vừa thiếu về số lượng bởi lẽ ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đi sau những nước đang phát triển châu Átừ 1 - 5 thập kỷ và đi sau các nước phát triển hàng thế kỷ.
Thứ ba, các sản phẩm hàng may của ta mới bước đầu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hiện tại còn ít chủng loại, mẫu mã còn nghèo, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu "mốt" thời trang mà thị trường đòi hỏi.
Những mặt hạn chế trên về chất lượng hàng dệt may đang đặt ra những giải pháp cần thiết, vừa phải cụ thể ở từng khâu, vừa phải đồng bộ trong toàn Ngành dệt may. Trước mắt, trong điều kiện có hạn hiện nay, có hai giải pháp lớn khả thi.
Một là, rà soát lại toàn bộ các công nghệ kéo sợi, dệt vải đến công nghệ may. Trên cơ sở đó, cần chấn chỉnh và nâng cấp những khâu trọng điểm nhất để khẩn trương nâng cao chất lượng sản phẩm từ tất cả các khâu đó.
Hai là, đầu tư tập trung vào khâu nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo"mốt" nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang đa dạng của thị trường các nước phát triển. Để làm được điều đó, trước hết có thể thu hút các chuyên gia thời trang,
những nhà tạo "mốt" giỏi trong nước với mức lương đủ hấp dẫn để thực hiện. Mặt khác, có thể thuê tư vấn nhà tạo "mốt" nước ngoài có uy tín với mức lương cao hơn hợp đồng thoả thuận, để cách mạng mẫu "mốt" sao cho đủ hấp dẫn thị trường thế giới theo nhu cầu thời trang hiện hành ở từng thời điểm.
Ba là, chấn chỉnh lại và nâng cấp khâu bao bì, đóng gói, nhãn mác. Trước hết, bao bì của hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo thực thi 7 chức năng trong kinh doanh quốc tế là :
(1) Bảo vệ: phải đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng
(2) Giới thiệu: phải cung cấp đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bán ở siêu thị
(3) Khuân vác: phải dễ dàng, tiện lợi
(4) Duy trì: trong quá trình vận chuyển đi xa phải giữ được nguyên vẹn các giá trị sản phẩm.
(5) Cân đối: phải cân đối hợp lý và có tính thiện cảm (6) Thúc đẩy: phải hấp dẫn, thu hút được khách hàng . (7) Sẵn sàng: phải nhanh chóng, đúng thời hạn hợp đồng
Bảy chức năng này (còn gọi là 7 "Ps") là tiêu chuẩn quốc tế cần phải được tuân thủ đầy đủ, đặc biệt là chức năng (1), (3), (6) và (7) đối với tình hình xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả.
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đối với các doanh nghiệp trong toàn quốc. Trong tất cả các doanh nghiệp, cần phải nhấn mạnh hơn nữa ý nghĩa của việc thực hiện tiêu chuẩn hoá chất lượng theo ISO 9000 và SA 8000 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, kể cả khi thâm nhập thị trường mới cũng như mở rộng thị trường hiện hữu. trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng thật nghiêm ngặt.
Trên đây là 4 giải pháp trước mắt, dễ thực thi hơn và ít tốn kém hơn, trong điều kiện tài chính có hạn. Về lâu dài, giải pháp triệt để hơn phải là chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại (sẽ trình bày tập trung ở ngay phần sau ).
3.2.2.2. Giải pháp tập trung hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm với nhiều mẫu mã "mốt" thời trang. mã "mốt" thời trang.
Để đẩy mạnh xuất khẩu trong kinh doanh hiện đại, các nhà quản lý giỏi trên thế giới thường rất chú trọng vấn đề kết hợp lâu dài đồng thời cả hai xu hướng là tập trung hoá và đa dạng hoá sản phẩm.
Tập trung hoá trong xuất khẩu dệt may là sử dụng nhiều nguồn lực vào một hay một số nhóm hoặc loại sản phẩm có nhu cầu lớn mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế nhất và dễ thực hiện nhất. Cụ thể ở đây là nhóm sản phẩm áo dệt kim nữ (hiện năm 2002 chúng ta đạt kim ngạch lớn nhất : 55,2 triệu USD) và áo dệt kim nam (đứng thứ hai : 49,4 triệu USD). Thực tế cho thấy, tập trung hoá sản phẩm vào một vài nhóm này sẽ tăng nhanh được số lượng và chất lượng, đồng thời giảm được giá thành sản phẩm và do đó, nâng cao được năng lực cạnh tranh đồng thời trên nhiều mặt, có hiệu quả cao rõ rệt. Do vậy, giải pháp tập trung hoá sản phẩm cao là hướng tích cực, cần thiết và trong thời gian tới cần có sự quan tâm hợp lý.
Tuy nhiên, quy luật thị trường thế giới luôn luôn biến động. Nếu chỉ tập trung hoá vào một vài nhóm sản phẩm sẽ dễ bị rủi ro lớn nếu nhu cầu thị trường bị thu hẹp đột ngột. Để khắc phục kịp thời rủi ro trên, doanh nghiệp tất yếu phải áp dụng hướng đa dạng hoá sản phẩm. Đây là giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm đến mức tối đa mà nhu cầu thị trường và khả năng doanh nghiệp có thể, nhằm ứng phó hữu hiệu nhất mọi biến động thường xuyên của thị trường và rủi ro phát sinh. Với giải pháp này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện đồng thời cả hai hình thức. Một là, trong mỗi nhóm hàng hiện nay, như sơ mi nam (kim ngạch năm 2002 đứng thứ 9, đạt 12,1 triệu USD) doanh nghiệp mở rộng đa dạng hơn nữa nhiều loại sơ mi nam có tay, cộc tay, nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu sợi khác nhau... Hai là, doanh nghiệp mở rộng các nhóm
hàng mới có thể như quần áo bò, vest nam cao cấp... từ mỗi nhóm mới này lại tiếp tục đa dạng hoá chi tiết theo các mẫu mã, kiểu dáng phong phú hơn.
Tập trung hoá và đa dạng hoá sản phẩm cần phải đồng thời kết hợp một cách hợp lý, hài hòa tuỳ thuộc vào thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Hai hướng giải pháp này không hề mâu thuẫn nhau và là hai mặt thống nhất của chiến lược phát triển trong kinh doanh hiện nay vừa để tăng nhanh số lượng và chất lượng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vừa để ứng phó hữu hiệu trước những rủi ro biến động của thị trường.
Đừng quên rằng , kết quả của giải pháp này cần phải đạt được là việc mở rộng nhanh chóng các mẫu mã đa dạng, đặc biệt là các "mốt" mới độc đáo, đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang khó tính của thị trường các nước phát triển. Đây