Những chủng loại xuất khẩu chủ yếu trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 42 - 43)

Trong thời gian qua, căn cứ vào trình độ công nghệ và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu về chất lượng và số lượng, ngành dệt may của Việt Nam thường tập trung vào một số chủng loại hàng xuất chủ yếu có khả năng thực thi tốt nhất, đó là 5 chủng loại sau:

(1) Jacket (gồm các loại nam nữ, độ tuổi khác nhau).

(2) Sơ mi (gồm các loại dài tay, cộc tay, nam nữ và theo độ tuổi). (3) Quần Âu (gồm các loại quần nam nữ, theo độ tuổi, quần dài, soóc.. (4) Hàng dệt kim gồm các loại quần áo dệt kim như các loại trên, vải các loại kể cả các loại vải may đồ bảo hộ lao động , tơ tằm, màn các loại, khăn bông, ga gối….)

(5) Các loại khác (gồm nhiều loại phong phú như quần áo bảo hộ lao động, quần áo thể thao, đồ lót nam nữ, quần áo ngủ, găng tay, mũ vải các loại…)

Cùng với 5 chủng loại hay nhóm hàng chủ yếu trên, mỗi doanh nghiệp khác nhau (theo từng khu vực như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ), lại có cơ cấu hàng xuất khẩu cụ thể klhác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ công nghệ, quy mô kinh doanh khả năng chuyên môn hoá, nhu cầu từng thị trường cụ thể …

Thực vậy, với quy mô kinh doanh lớn, toàn Tổng Công ty (Vinatex) xây dựng cơ cấu hàng xuất khẩu là:

+ Hàng dệt kim các loại thể thao, bảo hộ lao động ….. + Sơ mi các loại (theo giới độ tuổi …) + Quần Âu các loại (theo giới, độ tuổi ..) + Jacket các loại (nam nữ, tuổi tác ..) + Găng tay da + Mũ các loại + Các loại khác

Trên thực tế, Công ty may Việt Tiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhóm hàng Jacket rồi đến sơ mi, quần âu. Trong khi đó, Công ty may Thăng Long lại xuất khẩu lớn sang Mỹ và Đức nhóm hàng quần Âu. Công ty dệt Thành Công

thường xuất khẩu đi Nhật Bản một lượng lớn Poloshirt, Tshirt thun (4,5-5 triệu sản phẩm /năm ) và vải may bảo hộ lao động (trên 2 triệu m2/năm) .v.v…

Rõ ràng cơ cấu chung về dệt may toàn ngành là 5 chủng loại chủ yếu trên, nhưng cơ cấu của từng doanh nghiệp cụ thể lại có sự khác nhau. Đó là điều tất yếu khách quan nhằm phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp để thích ứng năng động với từng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 42 - 43)