Gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 50 - 52)

Một cách ngắn gọn, gia công xuất khẩu là một phương thức kinh doanh quốc tế, theo đó bên đặt gia công (là khách hàng nước ngoài ) chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ vải và phụ liệu cho bên nhận gia công theo định mức tiêu hao nguyên liệu; còn bên nhận gia công (doanh nghiệp Việt Nam ) có nghĩa vụ tiến hành sản xuất để giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công theo hợp đồng thoả thuận.

Trong những năm qua (1995 - 2002) hoạt động kinh doanh xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiến hành chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu. Cụ thể hơn, phương thức này chiếm gần 80% tổng kim ngach xuất khẩu dệt may hàng năm.

Sau khi sản xuất xong, khách hàng nước ngoài nghiệm thu sản phẩm xuất khẩu, đồng thời trả lại cho doanh nghiệp Việt Nam tiền gia công như đã thoả thuận.

Nhìn chung, đối với doanh nghiệp, phương thức gia công xuất khẩu có những ưu điểm và nhược điểm cơ bản sau đây :

Ưu điểm :

Thứ nhất, doanh nghiệp không phải ứng trước vốn mua nguyên liệu vì được khách hàng nước ngoài cung cấp. Điều này rất có ý nghĩa về tài chính vì khi hạn hẹp về tài chính nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành được hoạt động kinh doanh thông qua phương thức gia công xuất khẩu.

Thứ hai, doanh nghiệp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Xu thế chung của các khách hàng nước ngoài khi đặt gia công bao giờ cũng muốn tìm đối tác tin cậy để đặt hàng thường xuyên. Khách hàng thường đặt hàng liên tục và lên kế hoạch đặt hàng gia công cụ thể hàng năm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện bố trí kế hoạch sản xuất, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.

Thứ ba, doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật may của khách hàng nước ngoài. Khi thực hiện các hợp đồng gia công, khách hàng thường xuyên cử chuyên gia kỹ thuật đến hướng dẫn kỹ thuật may. Nhờ vậy,

doanh nghiệp làm gia công tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật sản xuất của nước ngoài cũng như kinh nghiệm tổ chức, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới.

Thứ tư, việc thanh toán tiền gia công của doanh nghiệp được đảm bảo. Trong điều kiện thanh toán của hợp đồng gia công thường quy định : Khách hàng mở L/C hoặc chuyển tiền từ 30 - 70 ngày trước thời hạn giao hàng. Điều kiện này bắt buộc khách hàng thanh toán chắc chắn phí gia công. Nếu khách hàng không thực hiện đúng, doanh nghiệp làm gia công không tiến hành giao hàng như quy định. Mặt khác, quy định trên giúp doanh nghiệp gia công bố trí năng lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng và sớm thu hồi phần vốn của mình.

Nhược điểm:

Một là, lợi nhuận trong phương pháp gia công xuất khẩu thường chỉ đạt mức thấp. Thực chất của phương thức gia công là phương thức làm thuê, lấy công làm lãi nên lợi nhuận không cao, thường chỉ đạt 5% giá trị gia công. Vòng quay vốn chậm vì sản xuất một đơn hàng thường phải mất từ 30-45 ngày và 15-30 ngày cho việc thanh toán qua ngân hàng nên vốn thu hồi chậm.

Hai là, doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng bị động, hoàn toàn phụ thuộc phía nước ngoài về việc cung cấp nguyên phụ liệu. Nhiều trường hợp khách hàng gửi nguyên vật liệu không đồng bộ nên các doanh nghiệp trong nước không thể triển khai sản xuất mà phải chờ đầy đủ nguyên vật liệu mới gia công được.

Ba là, doanh nghiệp chưa có điều kiện tiếp cận và giao dịch với nhà xuất khẩu nước ngoài, chưa có điều kiện khảo sát thực tế thị trường thế giới...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)