Mục tiêu định hướng cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 74 - 75)

Vit Nam đến năm 2010.

Ở đây, khi định hướng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2010 và nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, đề tài quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau :

Một là, theo quan điểm của Marketing, định hướng chiến lược không được thuyết minh bằng lời một cách chung chung như : "phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu " hay cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa… Định hướng chiến lược phải được cụ thể hoá bằng các mục tiêu lượng hoá thông qua những con số rõ ràng, chính xác.

Hai là, các mục tiêu lượng hoá cụ thể này phải được dựa vào nội dung phân tích, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan, trong và ngoài nước, và trước hết dựa vào nhu cầu thị trường thế giới, đặc biệt là mức nhập khẩu của các thị trường mục tiêu chủ yếu Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản.

Hơn nữa, các mục tiêu này còn phải dựa vào các số liệu chính thức của các Bộ, Ngành quản lý trực tiếp như Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và của Tổng công ty dệt may (Vinatex) mà nhóm tác giả đề tài nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ba là, mục tiêu ở đây được xây dựng theo hai phương án gồm phương án cao và phương án thấp, thể hiện mức dung sai giữa lý thuyết và thực tiễn cho phép trong suốt quá trình triển khai, thực thi.

- Phương án cao áp dụng cho điều kiện thực hiện trong tương lai tương đối khớp với nội dung phân tích, đánh giá khi xây dựng mục tiêu.

- Phương án thấp áp dụng cho điều kiện thực hiện trong tương lai có thể diễn ra yếu tố đột biến mới bất lợi mà khi xây dựng mục tiêu, mặc dù đã rất cố gắng phân tích đẩy đủ và toàn diện song vẫn chưa dự kiến được kịp thời.

Dựa vào các nguyên tắc trên, nói đầy đủ hơn là dựa vào toàn bộ nội dung nghiên cứu của chương I và chương II, cũng như quan điểm và việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trên ở chương này, có thểđi đến những mục tiêu định hướng cơ bản sau.

Bảng 16: Mục tiêu chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010. Năm Đơn vị 2000 2005 2010 Mục tiêu Tính Phươn g án thấp Phương án cao Phương án thấp Phươn g án cao 1 2 3 4 5 6 7

1.Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1.880 4.850 5.000 7.800 8.000 2. Biên chế lao động Ngàn người 1.600 2.900 3.000 3.800 4.000 3. Sản phẩm chính

3.1. Bông xơ Ngàn tấn 6,7 28 30 98 953.2. Xơ sợi tổng hợp Ngàn tấn 45 90 100 110 130

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới" doc (Trang 74 - 75)