Thanh toán xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 40 - 51)

Thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 còn ở mức rất hạn chế. Thị phần thanh toán xuất khẩu của chi nhánh còn khá nhỏ so với một số chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Ngân hàng chưa duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, chưa có những khách hàng thường xuyên. Do đó, các hình thức thanh toán quốc tế phát sinh mới chỉ mang tính tự phát và rất nhỏ lẻ, không ổn định qua các năm (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu NHNNo Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: ngàn USD Năm TTXK L/C XK TT XK Nhờ thu XK Tổng 2004 Doanh số 254 0 0 254 Tốc độ tăng trưởng (%) - - - - 2005 Doanh số 33,70 0 0 33,70 Tốc độ tăng trưởng (%) -86.73 - - -86.73 2006 Doanh số 0 1.364 0 1.364 Tốc độ tăng trưởng (%) - - - 3.947,5 2007 Doanh số 0 3.067 0 3.067 Tốc độ tăng trưởng (%) - 124.85 - 124.85

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.

Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội được thành lập vào tháng 07/2003 nhưng hoạt động thanh toán quốc chỉ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Tuy vậy, chi nhánh đã thực hiện mở L/C xuất khẩu với doanh số đạt 254 nghìn USD. Các hình thức khác như chuyển tiền xuất khẩu, Nhờ thu xuất khẩu không phát sinh.

Năm 2005 thanh toán xuất khẩu đạt mức tăng trưởng âm 86.73% so với năm 2004. Năm 2005 chỉ phát sinh hình thức L/C xuất khẩu có doanh số đạt 33.7 nghìn USD. Hình thức chuyển tiền xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu không phát sinh. Có sự sụt giảm này là do nhiều nguyên nhân song có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:

• Chi nhánh vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu có khối lượng xuất khẩu ổn định, chưa có nhiều khách hàng, dịch vụ thanh toán xuất khẩu mới chỉ mang tính tự phát, không ổn định.

• Chính sách khách hàng chưa có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác, nên khó thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

• Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mới đi vào hoạt động, năm 2004, 2005 mới chỉ mang tính chất vừa phát triển vừa tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra chính sách phát triển phù hợp.

Năm 2006, là năm Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này đưa xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam tiếp nhận nhiều luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào trong nước và luồng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng kỷ lục so với các năm trước. Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng tăng trưởng đáng kể. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội cũng không nằm ngoài những tác động đó. Năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng đạt mức tăng trưởng 3947,5% so với năm 2005, mức tăng trưởng kỷ lục. Thanh toán xuất khẩu phát sinh 38 món chuyển tiền với trị giá 1.36 triệu USD với tổng phí thu được là 117.3 nghìn USD. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam được tập trung ở khu vực phía nam. Khu vực miền bắc chủ yếu tập trung một số doanh nghiệp xuất khẩu chè, xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, lụa … với khối lượng hàng xuất khẩu rất hạn chế. Trong khi Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội mới được thành lập năm 2003 với mạng lới chi nhánh làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế rât hạn chế. Hiện chỉ có hội sở và chi nhánh Bà Triệu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chi nhánh Lý Thường Kiệt cùng 03 phòng giao dịch mới đi vào hoạt động nên chỉ thực hiện marketing hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế của hội sở và chi nhánh Bà Triệu. Vì vậy, thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội vẫn chỉ phát triển ở mức ban đầu.

Các hình thức L/C xuất khẩu; nhờ thu xuất khẩu không phát sinh trong năm 2006. Thanh toán xuất khẩu chỉ phát sinh dưới hình thức chuyển tiền; khách hàng không có giao dịch thường xuyên, chủ yếu là các khách hàng vãng lai (giao dịch lần đầu với ngân hàng). Do đó, hoạt động thanh toán xuất khẩu không ổn định.

Năm 2007 tiếp tục ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam ra nhập WTO, hoạt động thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, tăng 124.85 % so với năm 2006. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, sự tăng trưởng về doanh số thanh toán xuất khẩu ở Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội còn do yếu tố chủ quan như: Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đã dần đi vào ổn định. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng, công nghệ ngân hàng phục vụ thanh toán quốc tế phát triển, marketing ngân hàng được quan tâm. Công tác xây dựng mối quan hệ với khách hàng và chăm sóc khách hàng được chú trọng ….

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán xuất khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004 – 2007

Trong bốn năm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, công nghệ, môi trường kinh doanh … Song Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội luôn cố gắng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Từ biểu đồ 2.1 cho thấy doanh số thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội phát triển chưa ổn định. Có sự sụt giảm về doanh số trong năm 2005. Nhưng đã tăng trở lại và năm 2006 và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2007. Ngoài các tác động tích cực do sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế còn có sự nỗ lực của toàn ngân hàng trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.

Sự tăng trưởng về doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng trong các năm 2006, 2007 còn chứng tỏ những chính sách phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đang phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường.

.2.2.2. Thanh toán nhập khẩu

Giai đoạn 2004 – 2007 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ảnh hưởng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội.

• Nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu trang thiết bị mở rộng sản xuất kinh doanh.

• Năm 2005, giá dầu, giá vàng thế giới tăng cao, lãi suất của đồng USD liên tục tăng lên, làm tăng giá đồng tiền của đồng tiền này. Hoạt động nhập khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam bị ngừng trệ. Đây cũng là năm Việt Nam thực hiện cải cách nhiều chính sách và pháp luật liên quan đến các hoạt động của kinh tế đối ngoại, tài chính ngân hàng …

• Năm 2006, 2007 Sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới đã tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

• Năm 2007 nhiều ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại.

Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản … được tập trung ở khu vực phía Nam. Khu vực phía bắc tập trung nhiều doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, thanh toán nhập khẩu Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đạt doanh số cao hơn, ổn định hơn. Phát triển ở tất cả các hình thức thanh toán.

Về tăng trưởng doanh số theo các hình thức thanh toán

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán nhập khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004-2007. Đơn vị: nghìn USD Năm TTNK L/C NK TT NK Nhờ thu NK Tổng 2004 Doanh số 29.697,65 12.569,35 2.130 44.397 Tốc độ tăng trưởng (%) - - - - 2005 Doanh số 22.687,96 9.321,95 943,75 32.953,66 Tốc độ tăng trưởng (%) -23,6 -25,84 -55,69 -25,77 2006 Doanh số 32.596,86 5.584,60 271,71 38.453 Tốc độ tăng trưởng (%) 43,67 -40,09 -71.21 16,69 2007 Doanh số 45.746,40 10.910,28 606,77 57.263 Tốc độ tăng trưởng (%) 40.34 95,36 123,32 48,92

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế NHNNo Đông Hà Nội

Qua bảng số liệu trên, số lượng và giá trị thanh toán nhập khẩu nhìn chung có sự tăng trưởng dương không đều nhưng có xu hướng tăng trưởng ngày càng ổn định hơn.

Năm 2004 nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn khá mới mẻ, mang tính chất vừa triển khai, vừa thăm dò nhưng trong năm 2004 chi nhánh đã phát hành được 410 L/C nhập khẩu với tổng giá trị là 22.69 triệu USD; chuyển tiền hàng nhập là 12.57 triệu USD; nhờ thu hàng nhập đạt 2.13 triệu USD.

Năm 2005 dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giảm ở tất cả các hình thức thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu. Cụ thể: năm 2005 chi nhánh phát hành được 375 L/C với trị giá 22.69 triệu USD giảm 23.6% so với năm 2004; chuyển tiền hàng nhập thực hiện được 300 món với trị giá 9.32 triệu USD

giảm 25.84 % so với năm 2004. Nhờ thu nhập khẩu đạt 943.75 nghìn USD giảm 55.69 % so với năm 2004.

Năm 2006 số L/C phát hành là 505 món với tổng trị giá là 32,59 triệu USD, tăng 43,67% so với năm 2005. Chuyển tiền thanh toán nhập khẩu năm 2006 có 278 món chuyển tiền, tổng giá trị là 5.584 ngàn USD giảm 40.09% so với năm 2005. Nhờ thu nhập khẩu đạt 271.71 nghìn USD, giảm 71.2 % so với 2005.

Năm 2007 thanh toán nhập khẩu đã có sự tăng trưởng dương ở tất cả các hình thức thanh toán. Số L/C phát hành là 524 món với tổng trị giá là 45,75 triệu USD, tăng 40,34% so với năm 2006. Chuyển tiền tăng 95.36 % với 420 món có tổng giá trị là 10.9 triệu USD. Nhờ thu nhập khẩu cũng tăng từ 271.71 nghìn USD năm 2006 lên 606.77 nghìn USD năm 2007 tương ứng 132.32 %.

Về tổng doanh số thanh toán nhập khẩu

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán nhập khẩu – NHNNo Đông Hà Nội 2004 - 2007

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007.

Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt giá trị cao hơn nhiều lần so với doanh số thanh toán xuất khẩu.

Năm 2004 tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 44397 nghìn USD cao gấp 174.79 lần so với doanh số thanh toán xuất khẩu (254 nghìn USD).

Năm 2005, thanh toán nhập khẩu giảm ở tất cả các phương thức thanh toán (L/C nhập khẩu, chuyển tiền hàng nhập, nhờ thu nhập khẩu) kéo theo tổng doanh số nhập khẩu cũng giảm 25.77% so với năm 2004. Nhưng doanh số xuất khẩu năm 2005 giảm tới 86.73% so với năm 2004 (giảm từ 254 nghìn USD xuống còn 33.70 nghìn USD). Do đó, tổng doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2005 gấp 977.86 lần so với doanh số thanh toán xuất khẩu.

Năm 2006, có sự tăng trưởng trở lại cả về doanh số thanh toán xuất khẩu và doanh số thanh toán nhập khẩu. Mặc dù có sự sụt giảm trong các hình thức nhờ thu nhập khẩu và chuyển tiền hàng nhập khẩu nhưng lại có sự gia tăng mạnh trong phương thức phát hành L/C nhập khẩu. Do đó tổng doanh số thanh toán nhập khẩu vẫn tăng 16.69 % so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn giá trị thanh toán nhập khẩu năm 2004. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2006 cao gấp 28.19 lần so với doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2006.

Năm 2007, có sự tăng trưởng mạnh cả về doanh số thanh toán xuất khẩu và doanh số thanh toán nhập khẩu. Thanh toán nhập khẩu tăng trưởng ở tất cả các phương thức thanh toán (L/C, chuyển tiền, nhờ thu) và tổng doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 57263 nghìn USD tăng 48.92 % so với năm 2006 và cao gấp 18.67 lần so với thanh toán xuất khẩu. (Xem bảng 2.4; biểu đồ 2.2)

Có thể thấy, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội có xu hướng tăng trưởng và phát triển ổn định hơn trong hai năm 2006 và 2007 ở cả thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu.

Khoảng cách giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu ngày càng giảm (từ 977.86 lần năm 2005 xuống 28.19 lần năm 2006 và 18.67 lần năm 2007).

Về cơ cấu các phương thức thanh toán

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng về giá trị theo các phương thức thanh toán nhập khẩu năm 2004 - 2007 tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. (đơn vị %)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007

Nếu xét về mặt giá trị thanh toán thì thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) luôn chiếm một tỷ lệ áp đảo với 66.89 % năm 2004, 66.85 % năm 2005, 64.77 % năm 2006 và 79.89 % năm 2007. Tiếp theo đó là hình thức chuyển tiền chiếm khoảng 28.3 % các năm 2004, 2005 và 14.52% năm 2006, 10.01% năm 2007. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là phương thức thanh toán nhờ thu chỉ chiếm khoảng từ 1% đến 5%. (biểu đồ 2.3). Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hình thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ có sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Do đó, hình thức này được phổ biến trong

ngoại thương đặc biệt đối với các đối tác chưa thực sự tin tưởng nhau và giá trị giao dịch lớn. Các hình thức chuyển tiền và nhờ thu không có sự cam kết của ngân hàng, mức độ rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, nếu xét theo số món thực hiện thì thanh toán theo phương thức L/C nhập khẩu và chuyển tiền phát sinh qua các năm là ngang nhau. Nhưng về doanh số thì thanh toán L/C thường gấp khoảng hai đến sáu lần doanh số thanh toán bằng phương thức chuyển tiền (bảng 2.4; biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4: Số món theo các phương thức thanh toán nhập khẩu Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: món

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006, 2007.

Do năm 2007 chi nhánh thực hiện mở một số món L/C cho công ty DIANA có giá trị lớn nên mặc dù số L/C phát hành năm 2007 chỉ tăng 19 món so với năm 2006 (từ

505 món năm 2006 lên 524 món năm 2007) nhưng doanh số thanh toán L/C tăng gần 13 triệu USD. (biểu đồ 2.4)

Về tỷ trọng theo số món thực hiện giữa các phương thức thanh toán

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng theo số món thực hiện các phương thức thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007. Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006, 2007.

Như vậy, nếu xét theo số món thực hiện thì thanh toán theo phương thức L/C nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 50% tổng số món thanh toán. Chuyển tiền chiếm khoảng 40% tổng số món thực hiện và nhờ thu chỉ chiếm khoảng 1.5 % đến 5% (biểu đồ 2.5).

Như thế, mỗi món L/C phát hành thường có giá trị lớn hơn so với mỗi món chuyển tiền hoặc nhờ thu. Điều này được lý giải bởi thanh toán bằng phương thức mở L/C an toàn

hơn nhưng chi phí giao dịch cao hơn so với phương thức thanh toán chuyển tiền do đó phù hợp với những lô hàng có giá trị lớn hơn.

Qua phân tích cho thấy, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Các phương thức

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w