Thực trạng về hệ thống phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 73 - 76)

Hoạt động kinh doanh nói chung cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể dẫn tới phá sản. Hoạt động thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại còn rủi ro nhiều hơn bởi chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế là ở các quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc tế, pháp luật của mỗi quốc gia đối tác, liên quan đến các vấn đề về văn hoá, chính trị, kinh tế của các quốc gia. Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại muốn phát triển trong điều kiện hiện nay, cần có một hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phòng ngừa rủi ro, ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội ngay từ khi thành lập đã áp dụng nhiều biện pháp để xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro chính xác, hiệu quả. Thể hiện:

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống thống kê, kế toán từ trung ương đến cơ sở. Hoạt động này cho phép ngân hàng theo dõi chặt chẽ tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ tổng thể đến chi tiết.

Thứ hai: Ngân hàng đã thực hiện việc lưu trữ thông tin thông qua báo cáo hoạt động hàng ngày của ngân hàng, các chi nhánh cấp hai trực thuộc và các phòng giao dịch làm cơ sở cho việc phân tích và phòng ngừa rủi ro.

Thứ ba: Thường xuyên quan tâm nắm bắt thông tin từ khách hàng thông qua nhân viên ngân hàng, hội nghị khách hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã quy định tất cả mọi sự phản ánh của khách hàng đối với các thông tin liên quan về khách hàng, dịch vụ ngân hàng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh đều được phản ánh đến ban lãnh đạo ngân hàng. Các thông tin này là cơ sở quan trọng để ban lãnh đạo ngân hàng có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, có những dự đoán về tình hình kinh doanh sắp tới của ngân hàng.

Hàng năm ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội thường tổ chức hội nghị khách hàng. Thông qua hội nghị này ban lãnh ngân hàng cũng như nhân viên ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Từ đó có những thay đổi trong

phát triển sản phẩm và thực hiện nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thông qua hội nghị này ngân hàng có thể thấy được kế hoạch sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng để đưa ra sự chuẩn bị tốt nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng thông qua các phiếu điều tra về mức độ hài lòng đối với sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Thứ tư: Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót trong xử lý nghiệp vụ để khắc phục.

Thứ năm: Thực hiện phân loại khách hàng theo các nhóm A, B, C, D để quản lý. Làm tốt công tác thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng, phối hợp cùng các bộ phận khác của ngân hàng nhằm nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng. Đa dạng hoá và mở rộng các dịch vụ thanh toán quốc tế.

Qua phân tích cho thấy, ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã xây dựng một hệ thống phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập và phát triển.

Mặc dù, hệ thống phòng ngừa rủi ro thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp đã được xây dựng theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế hiện nay của chi nhánh. Nhưng so với yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong thời gian tới, hệ thống phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp vẫn còn một số khuyết điểm cần được tập trung khắc phục:

Thứ nhất: Chưa thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho công tác phân tích và phòng ngừa rủi ro

Thứ hai: Các thông tin được thu thập chưa tập trung phân tích, không hiểu được bản chất của vấn đề ẩn đằng sau những thông tin thuần tuý.

Thứ ba: Vấn đề lưu trữ thông tin chưa có kế hoạch cụ thể để khai thác Những hạn chế này có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Chi nhánh mới thành lập nên chưa có nhiều khách hàng - đầu mối thông tin từ khách hàng còn thấp.

- Công nghệ đã được chi nhánh đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tế.

- Đội ngũ cán bộ phân tích và xử lý thông tin chưa có kinh nghiệm

- Chi phí cho hoạt động nghiên cứu, thu thập, phân tích xử lý thông tin còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w