chất lượng và dịch vụ ngân hàng được tập hợp trong sổ tay chất lượng bao gồm chính sách, mục tiêu chất lượng chung cho các dịch vụ ngân hàng, thông qua đó tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng phòng lên kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đó, ban lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm soát đối với việc thực hiện các chính sách và mục tiêu chung đã đề ra một cách thường xuyên.
Ngoài ra các quy định và thể chế liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế còn được ngân hàng đưa vào chức năng và nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh. Thông qua đó tạo sự chủ động cho cán bộ thanh toán quốc tế trong giải quyết công việc và phát huy sự sáng tạo của cán bộ trong công việc.
Như vậy, có thể thấy Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã rất coi trọng công tác quản trị điều hành trong hoạt động kinh doanh của mình. Công tác quản trị điều hành luôn hướng tới khách hàng làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch. Từ đó hướng tới thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và mục tiêu chiến lược phát triển của toàn chi nhánh nói chung.
Tuy nhiên, vấn đề quản trị điều hành theo phương pháp mới “theo công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại” còn đang trong quá trình vừa vận dụng vừa rút kinh nghiệm. Do đó, chưa phát huy được hiệu quả cao. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, sổ tay chất lượng tuy đã được xây dựng song vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và sửa đổi.
2.4.3. Tình hình áp dụng công nghệ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, công nghệ trở thành một phần tất yếu quyết định sự thành công trong kinh doanh của các ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển, ngay từ khi thành lập chi nhánh đã liên tục quan tâm đầu tư đổi mới khoa học công nghệ. Xuất phát từ nhu cầu giao dịch tiên tiến: thanh toán thẻ, thanh toán điện tử …., kết nối đường truyền đảm bảo hoạt động của máy ATM; nhu cầu thực hiện nhanh, chính xác, an toàn và hiệu quả các hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 2007 Chi nhánh đã bắt tay ngay vào đầu tư lắp đặt công nghệ mới. Việc thanh toán điện tử qua mạng đã dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định. Đến tháng 10 năm 2007 Chi nhánh đã chính thức đưa vào áp dụng công nghệ giao dịch theo chương trình IPCAS. Kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ của chi nhánh nằm trong chiến lược 4M của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (chiến lược xây dựng con người, công nghệ, tài chính và Marketing) đồng thời dựa vào điều kiện cụ thể của chi nhánh trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong đầu tư, đổi mới công nghệ và bắt kịp xu hướng thị trường nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng của Chi nhánh.
Cho đến nay Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến các chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Năm 2008 Chi nhánh sẽ tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch tiên tiến của tất cả các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Nhìn chung, Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội đã nghiên cứu và đầu tư hiện đại hoá công nghệ theo yêu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đầu tư xuất phát từ nhu cầu thị trường, có sự dự báo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
Với sự nỗ lực đầu tư đổi mới khoa học công nghệ của toàn chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh đã mang lại nhiều thành công cho chi nhánh.
Tuy nhiên, đòi hỏi của thực tế còn cao hơn nhiều, sự hoạt động của mạng về mặt kỹ thuật còn chưa ổn định, sự cố mạng ….
Dịch vụ thanh toán quốc tế đòi hỏi công nghệ cao, vận hành nhanh, chính xác. Trong thời gian qua, chi nhánh đã liên tục đầu tư quan tâm đổi mới công nghệ song công nghệ phục vụ cho thanh toán quốc tế còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tốc độ của mạng còn chậm, còn nhiều sự cố kỹ thuật trong quá trình thực hiện thanh toán, gây khó khăn cho khách hàng.
Do Chi nhánh mới được thành lập, khả năng về tài chính nhân lực phục vụ cho đổi mới và áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vẫn biết việc đầu tư đổi mới công nghệ vừa xuất phát từ nhu cầu thị trường nhưng phải căn cứ trên nguồn lực hiện có của Chi nhánh. Nhưng khi nhìn thấy nhu cầu của thị trường mà Chi nhánh chưa thể đáp ứng thì không được coi đó là hoạt động thụ động mà cần tìm biện pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường và có thể sự báo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ nhằm đưa ra một chiến lược đầu tư dài hạn, hợp lý.
Nguồn nhân lực ngân hàng có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của việc chuyển giao khoa học công nghệ. Do đó, Một vấn đề quan trọng để đổi mới công nghệ hiệu quả là phải phát triển nguồn nhân lực đi trước một bước. Cần tính toán nhu cầu thực tế của việc phát triển công nghệ để tiến hành đào tạo nguồn nhân lực trước khi thực hiện đổi mới công nghệ.