Những từ có sự tơng ứng về ngữ âm nhng biến đổi ít nhiều nghĩa

Một phần của tài liệu Những tương ứng ngữ, ngữ nghĩa từ tiếng mường trong đẻ đất đẻ nước và từ tiếng việt (Trang 53 - 54)

2. Những tơng ứng ngữ nghĩa giữa từ tiếng Mờng (Trong “Đẻ đất đẻ nớc”) và từ tiếng Việt

2.2. Những từ có sự tơng ứng về ngữ âm nhng biến đổi ít nhiều nghĩa

Đây là lớp từ hiện đang đợc dùng phổ biến trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh hiện nay. Đó là kiểu những từ nh: bấp - vấp; loọ lúa,... – những từ cổ này vừa có sự biến đổi về ngữ âm , vừa có sự biến đổi về ngữ nghĩa. Một số ngời gọi là từ giao thoa ngữ âm, ngữ nghĩa hay từ vừa là biến thể ngữ âm vừa là biến thể từ vựng ngữ nghĩa. Nguyên nhân tạo ra nét khác biệt về nghhĩa là do hiện tợng phát triển, biến đổi ngữ nghĩa của vốn từ trong từng hệ thống. Vậy nên, đối với bộ phận từ vựng này khi cần giải thích nghĩa, không chỉ là định nghĩa qua từ có nghĩa tơng đơng trong tiếng Việt toàn dân. Bởi vì trong thực tế, những nghĩa phái sinh của từ có thể không tơng đồng về nghĩa với từ vốn là biến thể ngữ âm của nó mà lại có thể tơng đồng với một từ khác. Điều đó là bình thờng, khi ta so sánh các từ đồng nghĩa, mà từ đó lại là từ đa nghĩa thì thực chất là so sánh các nghĩa của từ chứ không phải so sánh các từ với nhau.

Có thể so sánh từ cổ có tơng ứng ngữ âm nhng biến đổi ít nhiều về nghĩa so với từ tiếng Việt: bấp - vấp là những biến thể ngữ âm của nhau (theo quy luật biến đổi phụ âm đầu) │b│ │v│(trong tiếng Việt cũng có những kiểu t- ơng ứng: bẹo - vẹo; bíu - viu; bui - vui; bao - vào; bắt - vắt....Chúng vừa đồng nhất lại vừa dị biệt về nghĩa theo từ điển tiếng Việt từ vấp có ba nghĩa:

Nghĩa 1: Va mạnh chân vào một vật do vô ý lúc đang đi

Nghĩa 2: Bị ngắc ngứ không lu loát trôi chảy

Nghĩa 3: Gặp phải trở ngại hoặc thất bại một cách bất ngờ Từ bấp cũng có 3 nghĩa nh sau:

Nghĩa 1: Va mạnh chân vào một vật do vô ý lúc đang đi (Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quàng phải giây)

Nghĩa 2: Đụng phải, chạm tới vật gì đó (Vừa bấp tới ngài (ngời).

Nghĩa 3: Gặp phải trở ngại khó khăn bất ngờ. (Bấp (gặp) phải sự chống cự mãnh liệt).

So sánh nghĩa của từ bấp với nghĩa của từ vấp ta thấy hai từ này giống nhau ở nghĩa thứ nhất của nó nhng đều khác nhau ở nghĩa thứ hai của mỗi từ.

Bấp không có nghĩa nào giống nghĩa thứ hai của vấp. Vì thế có thể nói: Đọc một hơi không hề vấp mà không nói Đọc một hơi không hề bấp. Ngợc lại nếu so sánh nghĩa của từ bấp với vấp thì trong cơ cấu nghĩa của từ vấp cũng không có từ nào tơng đồng với nghĩa thứ hai của từ bấp. Tơng đồng nghĩa này của từ

bấp trong tiếng Việt toàn dân phải là đụng, chạm. Thêm một điểm phân biệt nhỏ khác nghĩa thứ ba của bấp tơng ứng không hoàn toàn với nghĩa thứ 3 của

vấp, giống ở chỗ cùng chỉ sự "gặp phải trở ngại khó khăn bất ngờ" khác ở nét nghĩa: bấp không chỉ sự "gặp phải thất bại" nh vấp. Nên đối với vấp có thể nói: bị vấp nhiều trong công tác; Mới ra trờng tránh sao khỏi vấp. Nhng đối với bấp trớc đây ngời ta không nói đợc nh thế. Nh vậy so sánh nghĩa bấp với

vấp ta thấy hai từ này giống nhau một nghĩa khác nhau một nghĩa và một nghĩa vừa giống nhau lại vừa khác nhau (tức là chỉ giống nhau một phần).

Từ việc phân tích, miêu tả, trình bày trên ta thấy các từ trong tiếng Việt miền Trung là biến thể của một hình thức từ ngữ toàn dân tơng ứng trên cả hai phơng diện ngữ âm và ý nghĩa. Phải chăng đây cũng là một dạng biểu hiện của phơng thức biến âm tạo từ trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ địa phơng của vùng phơng ngữ Bắc Trung Bộ nói riêng và vốn từ tiếng Việt toàn dân nói chung.

Một phần của tài liệu Những tương ứng ngữ, ngữ nghĩa từ tiếng mường trong đẻ đất đẻ nước và từ tiếng việt (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w