Quy trình sản xuất dâu tằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 32 - 37)

Trồng dâu tằm làm nguyên liệu phải tiến hành trên diện rộng với trình độ thâm canh cao, đòi hỏi năng suất cao và thu hoạch đồng loạt. Do vậy, đặt ra yêu cầu phải trồng theo đúng kỹ thuật:

3.1.3.1. Chọn đất, làm đất trồng dâu tằm:

Cây dâu có thể sinh trởng trên nhiều loại đất khác nhau nhng phù hợp nhất là đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, độ PH thích hợp cho cây dâu từ 6,2 - 6,8. Đất xấu thiếu mùn hoặc chua phải cải tạo thì cây dâu mới cho năng suất và phẩm chất tốt.

Đất trồng dâu phải thoáng có đủ ánh sáng, có tầng nớc ngầm trên 0,5m. Nếu trồng trên đất dốc thì độ dốc dới 7%. Cây dâu chịu hạn tốt nhng nếu hạn kéo dài thì phẩm chất lá kém. Nếu bị úng 5 - 10 ngày sau đó nớc rút thì cây dâu vẫn sinh trởng bình thờng. Đất trồng dâu nên ở xa các nhà máy có ống khói, các lò gạch, lò vôi vì trong khói có CO2 làm ảnh hởng đến lá dâu, tằm ăn lá nhiều l- ợng CO có thể bị ngộ độc.

Trớc khi trồng dâu đất cần phải làm cỏ sạch, cày bừa cho tơi xốp. Đào rạch sâu 40 cm rộng 40cm. ở vùng đất đồi hoặc vùng cao nguyên khi đào cần để lớp đất mặt về một phía, lớp đất đáy ở phía khác. Khi lấp thì cho lớp đất mặt xuống đáy rãnh, lớp đất đáy ở trên rãnh. Hàng dâu trồng theo đờng đồng mức, độ dốc không quá 150. Bón lót 20 - 25 tấn phân hữu cơ, 800kg lân/ha.

3.1.3.2. Thời vụ trồng dâu tằm:

Về nguyên tắc xác định thời vụ trồng dâu thích hợp là làm sao cho cây dâu sau khi trồng sẽ gặp điều kiện thích hợp cho sự sinh trởng bình thờng ở giai đoạn cây con, tránh nắng nóng, khô hạn kéo dài hoặc ngập úng.

Thời vụ trồng dâu tốt nhất là vào tháng 11, tháng 12 dơng lịch, các tháng này nhiệt độ thấp nên tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống cao. Mùa hè trồng vào tháng 5, sau khi nuôi tằm xuân đốn dâu có hom trồng. Mùa này thời tiết nóng, nảy mầm nhanh, rễ ra chậm nên tỷ lệ cây sống thấp. Để khắc phục tình trạng này, hom dâu trớc khi trồng đợc xử lý thuốc kích thích rễ sớm bằng Humanatri 200PPM thời gian 1 phút. Sau khi phun thuốc kích thích đem trồng tỷ lệ cây sống rất cao.

3.1.3.3. Giống dâu tằm:

Cây dâu cũng nh các loại cây trồng khác giống có vị trí rất quan trọng ảnh hởng tới năng suất và chất lợng lá dâu, chất lợng kén, chất lợng tơ. Giống dâu tốt yêu cầu cần phải có năng suất cao, ổn định. Phẩm chất lá tốt phù hợp với yêu cầu sinh lý của con tằm ở giai đoạn phát dục.

Các giống dâu cổ truyền của Việt Nam có rất nhiều nhng giống cho năng suất và phẩm chất lá cao là giống dâu Hà Bắc. Loại này đợc trồng khá rộng rãi ở

các vùng sản xuất dâu tằm trong cả nớc. Vì thế nên giống dâu này còn có tên gọi khác nhau, tuỳ theo vùng lãnh thổ nh: tên là Bồng bồng (Thái Thuỵ), Bầu đen (Thuận Vi), Dâu gỗ (Nam Định). Loại dâu này có lá to trung bình, mỏng, kích thớc trung bình 15 x 11cm. Năng suất lá ở điều kiện thâm canh đạt trên 35 tấn/ha, chất lợng lá trung bình. Dâu dễ bị bạc thân, gỉ sắt, khả năng ra rễ không mạnh. Các giống dâu khác mới lai tạo nh: giống dâu tam bội thể số 7, 12, 11, 36, 34 cho năng suất cao, chất lợng tốt, khoảng trên 40 tấn lá/ha.

Tiêu chuẩn hom giống dâu:

Chọn giống dâu tốt có tuổi bồng từ 2 - 5 năm. Chọn hom từ cành cấp 1 có tuổi cành từ 10 tháng đến 1 năm, đờng kính từ 0,8 - 1,4 m; bỏ phần gốc và ngọn, không bị sâu bệnh. Hom dâu chặt dài 20 – 22 cm, mỗi hom 4 - 5 mầm khoẻ, vùng đất cát và nơi có tập quán trồng nằm có thể chặt dài hơn. Hom dâu đợc chặt vát hai đầu, đầu ngọn chặt cách mầm ngủ 0,8 – 1 cm; vết chặt không giập nát, không làm xớc vỏ dâu. Để nâng tỷ lệ sống của hom có thể xử lý hom bằng một số chất kích thích nh: N.A.A 1000 PPm, I.B.A 1000 PPm. Khi xử lý chỉ cần nhúng 5 cm phần gốc hom thời gian 3 - 5 phút.

3.1.3.4. Phân bón:

- Phân hữu cơ: liều lợng bón từ 30 - 35 tấn/ha. Thời vụ bón: mùa đông (tháng 12) hoặc mùa hè (tháng 5). Kỹ thuật bón: bón theo rãnh, cách gốc cây 20 - 25cm, rãnh sâu 15 - 20cm.

- Phân vô cơ : Bón bón qua đất phối hợp với NPK theo tỷ lệ 10:4:5, liều l- ợng lớn cho 1 ha 2 - 3 tấn. Phân kali bón 2 lần vào vụ đông và vụ hè. Phân lân bón vào vụ đông cùng với phân hữu cơ. Phân đạm chia ra 6 - 7 lần lớn. Lần bón đầu tiên ở vụ xuân khi cây dâu bắt đầu nảy mầm. Sau khi bón phân vô cơ phải cách ly 20 ngày ở vụ xuân và 15 ngày ở vụ hè mới thu hoạch lá dâu cho tằm. Bón theo rạch, nhng cần thay đổi vị trí bón qua các lần bón để bộ rễ phát triển đều. Lợng bón ở vụ xuân chiếm 20%, vụ hè 60%, vụ thu 20%.

Trồng theo rạch có hai cách trồng:

- Đối với đất có mạch nớc ngầm cao, hay bị úng thì trồng hom dâu nằm. Sau khi đào rạch, bón lót, lấp đất, đặt hom nằm trong rãnh, đặt so le hom nọ nối tiếp hom kia 8 cm, sau đó phủ một lớp đất tốt 1cm trên hom dâu, cuối cùng phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ cho đất ẩm. Trồng dâu sạch, hàng cách hàng 1,4 - 1,5cm. Đào rãnh rộng 40 cm, sâu 30 cm, mật độ khoảng 60.000 cây/ha.

- Đối với đất có mạch nớc ngầm thấp hay khô hạn thì trồng hom dâu cắm xiên hoặc cắm đứng để rễ ăn sâu xuống đất, hàng cách hàng 1,0 m, cây cách cây 0,5 m. Sau khi nảy mầm, tỉa định hình giữ lại mật độ 20.000 cây/ha. Nếu trồng hàng cách hàng 1,4m, cây cách 0,2m, mật độ sẽ là 35.000 cây/ha.

3.1.3.6. Chăm sóc và quản lý sau khi trồng dâu:

- Trồng giặm: Đối với ruộng dâu trồng bằng hom thì sau khi trồng đợc 30 - 35 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy các hốc dâu không có hom nảy mầm thì trồng giặm bằng các hom dự phòng, để bảo đảm mỗi hốc có ít nhất 2 hom nảy mầm.

- Tới nớc: Ruộng dâu trồng hom nếu có điều kiện thì tới 1 lần/tuần cho đến khi cây dâu mọc mầm vơn khỏi mặt đất.

- Bón thúc phân: - Bón phối hợp NPK theo tỷ lệ 10:4:5 lợng đạm URE bón cho 1 ha ở năm đầu chỉ bằng 1/3, năm thứ hai bằng 2/3 lợng phân hữu cơ của ruộng dâu đã định hình. Bón theo hốc hoặc theo rạch cách gốc 5 - 7cm. Số lần bón từ 3 - 4 lần/năm. Thời gian bón phân sau khi thu hoạch lá.

- Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh: Dâu sau khi trồng do tán cây còn hẹp nên cỏ dại phát sinh mạnh, vì vậy phải diệt cỏ kịp thời bằng thuốc trừ cỏ hoặc thủ công. Tận dụng đất giữa hàng dâu trồng xen cây họ đậu. Nếu dâu có rệp hoặc sâu thì phun PIMAVEX 1%lên mặt dới lá dâu.

3.1.3.7. Hái dâu

- Cách 1: Đây là phơng pháp thu hoạch cổ truyền ta chọn hái lá theo yêu cầu của tuổi tằm. Tuy nhiên phơng pháp này tốn nhiều công lao động, nhất là các giống dâu lá bé.

Kỹ thuật hái: Lá dâu bằng tay lá dâu lớn tuổi 1 - 2, dùng tay bấm cuống lá, thao tác nhẹ nhàng tránh gãy ngọn dâu. Lá dâu tằm tuổi 2 - 3, hái từng lá xếp gọn cùng chiều để thuận lợi cho bảo quản và sử dụng, lá dâu tằm lớn tuổi 4 - 5: hái lá và đợc đựng trong sọt hoặc bồ tránh nắng, gió. Thời gian hái lá vào buổi sáng khi khô sơng và chiều mát. Không hái lá vào lúc nắng to.

- Cách 2: Thu hoạch bằng cành:

Phơng pháp này áp dụng cho những nơi dâu tốt, ít lao động. Mỗi năm có thể cắt 5 - 6 lần kết hợp với hái lá thời kỳ đầu sau đốn. Ta có thể dùng dao hoặc dùng liềm để cắt cành, cần chăm bón tốt, các ruộng dâu cao cây phân cành nhiều, hoặc lá dâu quá nhỏ. Trớc khi cắt cành 5 - 7 ngày nên bấm ngọn dâu non để các lá trên cành phát dục.

3.1.3.8. Thời vụ đốn dâu:

Cây dâu là loại cây có khả năng tái sinh mạnh, nếu để sinh trởng tự do lá dâu nhỏ, năng suất thấp, cây dâu quá cao khó thu hoạch. Đốn dâu là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm kích thích cây dâu tái sinh phần thân cành bị mất (do đốn) phục hồi trạng thái cân bằng sinh học, sau khi đốn dâu rễ sinh trởng nhanh, cho bộ tán mới lá to, phẩm chất tốt phù hợp với tằm, đồng thời giúp rễ chăm sóc và thu hoạch.

Thờng đốn dâu vào hai thời vụ: Đốn dâu đông tháng 11 - 12, đốn dâu hè vào tháng 5.

- Đốn dâu đông: áp dụng đối với dâu trồng bãi ven sông. Hàng năm vào tháng 7, tháng 8 nớc sông lên to ngập hết bãi dâu, lúc đó nên đốn dâu đông, đến hè dâu đã lên cao 1,5m nên không thể chất đợc.

- Đốn dâu hè: áp dụng đối với dâu hờng dùng cho trồng trên đồi, trồng ở cánh đồng cao không bị úng, đốn dâu sát đất vào tháng 5.

3.1.3.9. Phòng trừ bệnh:

Các bệnh dâu thờng phát sinh là:

- Bệnh bạc thau: Bệnh nấm, phấn trắng ở mặt dới lá dâu, thờng ở lá dâu để già quá lứa không hái. Hái các lá dâu già bị bệnh tập trung vào một nơi rồi đốt đi.

- Bệnh gỉ sắt: Phấn màu vàng trắng đốm trên mặt lá dâu. Hái các lá bị bệnh rồi tập trung đốt.

- Bệnh xoắn lá: Bệnh do vi rut gây nên đào tận gốc những cây bị xoắn lá, bỏ đi và sát trùng đất bằng vôi bột.

- Sâu hại dâu:

+ Rệp dâu: Rệp thờng bám vào mặt dới lá dâu non. Phòng bệnh phun Dinterex 1/1.000 lên lá.

+ Bệnh sâu cuốn lá: Các loại sâu phổ biến là: sâu đo, sâu róm, bọ gạo, bọ rùa Phun Dinterex 1/1.000 lên lá dâu để diệt sâu.…

+ Sâu đục thân: chủ yếu hại thân và rễ cây. Bơm Dinterex vào các lỗ có sâu đục thân. Mùa đông đốn dâu và vệ sinh đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 32 - 37)