Giải pháp chi tiết về quy trình sản xuất dâu tằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 45 - 46)

Dâu tằm là cây rất dễ trồng, song đòi hỏi cao về đất và công chăm sóc. Để có năng suất cao thì trồng hom theo hớng thâm canh cần phải đúng kỹ thuật và yêu cầu quy trình, do vậy:

- Phải trồng hom đúng thời vụ.

- Tổ chức nhân giống đảm bảo giống cung cấp cho mở rộng diện tích trên địa bàn huyện.

- Không bố trí dâu tằm vào những nơi có nhà máy, gần nơi trồng cây thuốc lá, vùng động nớc, vùng quá thiếu nớc.

- Chỉ đạo làm đất đúng kỹ thuật bằng máy, tầng đất thâm canh dày hơn (vì đất sẽ tơi xốp, dễ thoát nớc) thuận lợi cho rễ dâu tằm phát triển nhanh sau khi trồng, Đất phải phơi ải từ khi cày đến khi trồng: 80 - 90 ngày.

- Lên luống: Tuỳ theo từng mùa gieo mà độ cao thấp khác nhau. Gieo vào mùa xuân hoặc mùa thu (ít ma) thì luống cao 10 - 15cm. Gieo vào mùa hè thì luống cao 25 - 30cm. Bề rộng luống phụ thuộc nguyên liệu sử dụng che luống. Hớng luống theo hớng thoát nớc.

- Sau khi trồng phải thờng xuyên theo dõi tình hình sinh trởng để nắm bắt kịp thời diễn biến cây non để khuyến cáo nhân dân có các biện pháp chăm sóc, giải quyết nếu có vấn đề bất trắc. Thờng xuyên phối hợp với phòng nông nghiệp

huyện theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất.

- Khi cây dâu tằm bắt đầu phát triển, cần chú ý đến diễn biến thời tiết. Khi nhiệt độ trên 120C cây dâu bắt đầu nảy mầm, ra cành mới. Thời gian nảy mầm, mầm dâu nhỏ và xanh non rất dễ bị sâu cắn hại. Thời gian này cũng là thời kỳ chủ yếu để giữ lại cành dâu mới, vì vậy phải thờng xuyên quan sát kịp thời phun thuốc trừ sâu tiêu diệt sâu hại

- Nuôi dỡng tạo hình cho cây dâu: Dâu đợc trồng, khi lên mầm thờng không đồng đều nhau, cây dâu phát triển không đều. Vì vậy sau khi mầm dâu lên cao khoảng từ 20 cm đến 25 cm thì cắt bỏ ngọn. Mỗi thân mầm chỉ để lại 3 cành dâu mới (khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 7). Năm thứ hai tiến hành đốn cây lần 2 để cách mặt đất 40 – 50 cm. Mỗi một cành dâu to để lại hai cành nhỏ, nh vậy mỗi cây dâu sẽ có từ 4 - 6 cành dâu. Sau này hàng năm đều tiến hành đốn cây để cách mặt đất 60 – 70 cm (đốn vào mùa hạ). Công việc định hình, định tán cây dâu đã hoàn thành.

- Hạn chế sự ra hoa kết quả của cây dâu để dâu tập trung phát triển lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 45 - 46)