Địa hình đất đa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 38 - 39)

Địa hình huyện Thiệu Hoá chủ yếu là đồng bằng ít bị chia cắt, đợc hình thành bởi sự bồi tụ của hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Cầu Chày. Vì vậy đất đai ở đây rất màu mỡ, thích hợp với sự phát triển cây dâu tằm. Huyện Thiệu Hoá chủ yếu có 2 nhóm đất:

- Đất phù sa mới

Nhóm đất này chiếm một diện tích khá lớn, trải dài trên bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Hầu hết các xã trong huyện đều có nhóm đất này với diện tích khá lớn. Đất có độ phì cao, nhiều chất dinh dỡng, tầng đất dày, độ PH 6 - 7.

- Đất phù sa cổ

+ Đất phù sa cổ ở địa hình cao ở một số xã nằm sâu trong huyện, đợc cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15m, độ phì thấp, ít chất dinh dỡng, độ PH: 4,5 - 5 thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp. Nhóm đất này nếu không cải tạo đợc, bón phân thờng xuyên đất dễ bị bạc màu.

+ Đất phù sa cổ ở địa hình thấp có tầng đất khá dày, có tầng B tích sét (Argic) với khả năng trao đổi Cation dới 24me/100g sét. Đất có phản ứng chua và độ no Bazơ dới 50%, có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng trên mặt, độ PH từ 3,5 - 4,5, nghèo mùn và các chất dinh dỡng, (mùn dới 1%, lân tổng số dới 0,04%, kali tổng số 0,1 - 0,9%). Loại đất này chiếm diện tích ít, nếu đợc cải tạo tốt có thể trồng cây dâu tằm đợc.

Trong các nhóm đất trên, tiềm năng mở rộng diện tích canh tác tập trung vào nhóm đất phù sa hiện đại dọc ven sông. Hai nhóm đất còn lại tơng đối khô cằn, nghèo chất dinh dỡng đặc biệt ít đạm, ka li, lân, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dâu tằm trên địa bàn huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá để hình thành vùng dâu tằm nguyên liệu (Trang 38 - 39)