Phơng pháp sử dụng tài liệụ tham khảo trong việc trình bày kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 [ sách giáo khoa lịch sử 12] (Trang 68 - 76)

3.2.1. Phơng pháp sử dụng tài liệụ tham khảo trong việc trình bày kiếnthức mới. thức mới.

Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng thì khâu cung cấp kiến thức mới đóng vai trò quan trọng nhất.

Để cung cấp kiến thức mới đạt hiệu quả, giáo viên cùng một lúc sử dụng song song hai nhiệm vụ: cung cấp tri thức lịch sử cho học sinh (hoạt động của thầy) và khéo léo tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua hình thức câu hỏi (hoạt động của trò). Bên cạnh sách giáo khoa, giáo viên và học sinh phải biết tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác (Tài liệu khảo cổ học, dân tộc học, tài liệu lịch sử). Mục đích của việc này giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, tăng thêm sự sinh động trong giờ học, kích thích sự hứng thú học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

3.2.1.1. Sử dụng tài liệu tham kkảo để cụ thể hoá các hiện tợng, sự kiện lịch sử, thể hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa nhằm tạo biểu tợng cho học sinh.

Tài liệu đợc sử dụng là những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, đơn giản, giàu hình tợng, học sinh có thể tiếp thu một cách dễ dàng.

- Chẳng hạn, khi nói về tình cảnh của nhân dân dới ách thống trị của thực dân Pháp, chúng ta có thể sử dụng đoạn trích: “Hai ngày mới có một bữa, tối đến làm việc dới bóng trăng hay làm mò, trẻ con bụng ỏng, đít vòm, xanh xao nh tàu lá úa, nhà cửa xiêu vẹo, phân trâu, bùn rác đầy rẫy bên đờng” [16;13].

Hay đoạn trích “Nếp nhà tranh lũn củn nấp dới rặng tre ngà…đứng xa ngó lại có thể nhầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro” [21;20] trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố giúp học sinh hình dung đợc bức tranh của đời sống ngời nông dân dới ách thống trị của thực dân. Họ buộc phải “bán vợ, đợ con” để đủ tiền nạp thuế, nhng bi đát thay “cả con chó cái và đàn chó con…tao (Nghị Quế) trả cho một đồng với con bé kia một đồng là hai” [21;45]. Điều đó có nghĩa rằng giá một đứa con của ngời nông dân Việt Nam cũng rất bèo bọt, bằng giá một con chó cái và bốn con chó con !!!

- Mặt khác, nh N.Krupxcaia đã nói: “Trong các nhà trờng tối tân nhất, không đợc vứt bỏ nó”(phơng pháp sử dụng lời nói), “Lời nói sinh động của giáo viên, kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc dạy học” (I.F.Kharlamôp). Bởi vậy, giáo viên có thể sử dụng hỗn hợp vừa miêu tả vừa tờng thuật kết hợp đồ dùng trực quan để tạo biểu tợng cho học sinh - có thể là biểu tợng về không gian, thời gian hay biểu tợng về nhân vật lịch sử…

Cụ thể trong mục V, “Mặt trận Việt minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh” của bài 7 “Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám” để tạo biểu tợng về việc thành lập “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” (22/12/1944) giáo viên trớc hết:

+) Giải thích tên: “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự” [32;379] bởi vì xuất phát từ hoàn cảnh: thời kì hoà bình phát triển đã qua, nhng thời kì toàn dân khởi nghĩa cha tới. Nhng phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Do vậy, phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, trong đó chính trị trọng hơn quân sự. +) Tờng thuật buổi thành lập trên cơ sở sử dụng TLTK và bức ảnh “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” (Hình 8, sách giáo khoa lớp 12, tập 2): “5 giờ chiều ngày 22/12/1944, lễ thành lập Đội cử hành trong một khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hng Đạo và Hoàng Hoa Thám (Cao Bằng). Đội gồm 34 đội viên và cán

bộ, 2 khẩu súng thập và 17 súng trờng, 14 khẩu súng kíp. Giữa mùa đông rét buốt, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lần đầu tập hợp đội ngũ chỉnh tề, dới lá cờ đỏ sao vàng nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp (chỉ vào ảnh: ngời đứng trớc hàng quân, vai khoác túi) thay mặt Đảng, Bác Hồ tuyên bố thành lập Đội, nghe đại diện liên tỉnh uỷ và các tổ chức nông dân, thanh niên, phụ nữ, các đội võ trang địa ph- ơng chúc mừng Đội.

Rồi đến lễ tuyên thệ. Dới lá cờ lòng tràn đầy tin tởng các đội viên nghe đọc 10 lời thề danh dự. Sau từng lời thề, những tiếng hô “xin thề” lại đồng thanh cất lên mạnh mẽ vang động cả khu rừng.

Nhân dân và các đoàn thể đem tới rất nhiều quà quý lại. Nhng buổi chiều hôm đó, các đội viên ăn một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần kham khổ của những ngời chiến sĩ cách mạng” [26;106]

Chúng ta sử dụng đoạn t liệu hồi kí của đồng chí Võ Nguyên Giáp trên để tạo biểu tợng một Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân “từ nhân dân mà ra mà vì nhân dân mà chiến đấu”.

Nh vậy, qua bài tờng thuật trên giáo viên không chỉ giúp học sinh tạo biểu t- ợng mà còn có ý nghĩa giáo dục lớn, bồi dỡng tình cảm yêu mến cảm phục của học sinh đối với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân từ nhân dân mà ra “với vũ khí súng, gậy gộc, quần áo giản dị, thậm chí có ngời đi chân đất (qua bức tranh), nhng họ vì nhân dân mà chiến đấu.

Mặt khác, bài tờng thuật cùng với chiến thắng Phay Khắt– Nà Ngần (trích ở chơng 2) ngay sau đó sẽ củng cố niềm tin của học sinh đối với Đảng, Bác Hồ, sự nghiệp cách mạng của nớc nhà. Trên cơ sở ấy, giáo viên bồi dỡng niềm tin tởng của học sinh đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Không chỉ tạo biểu tợng, trong giờ học để bài giảng giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, giáo viên sử dụng một bài thơ, đoạn thơ để minh hoạ. Chẳng hạn, để minh hoạ mời chính sách của Việt minh giúp học sinh dễ nhớ chúng ta sử dụng đoạn thơ, trích trong bài “Mời chính sách của Việt minh” – 1941 của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“…Có mời chính sách bày ra Một là ích nớc, hai là lợi dân Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền Hội hè, tín ngỡng, báo chơng

Họp hành, đi lại có quyền tự do Nông dân có ruộng có bò Đủ ăn đủ mặc khỏi lo cơ hàn Công nhân làm lụng gian nan Tiền lơng phải đủ, mỗi ban tám giờ Gặp khi tai nạn bất ngờ

Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho Thơng nhân buôn nhỏ bán to

Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền Nào là những kẻ chức viên

Cải lơng đãi ngộ cho yên tấm lòng Binh lính giữ nớc có công

Đợc dân kính trọng đại hết lòng kính yêu Thanh niên có trờng học nhiều

Chính phủ trợ cấp, trò nghèo bần nho. Đàn bà cũng đợc tự do

Bất phân nam nữ, đều có bình quyền. Ngời tàn tật kẻ lão niên

Đều do chính phủ cấp tiền ăn cho Trẻ em bố mẹ khỏi lo

Dạy nuôi chính phủ giúp cho đủ đầy …” [42;45-46]

Tóm lại, với các phơng pháp sử dụng TLTK trên có tác dụng: thứ nhất: giúp

cho giáo viên cụ thể hoá sự kiện, tạo biểu tợng, thứ hai: giúp học sinh nhận thức bản chất của sự kiện, hiện tợng lịch sử. Qua đó, giáo viên còn hình thành ở học sinh những tình cảm đúng đắn, biết yêu thơng, căm giận …

3.2.1.2. Sử dụng tài liệu tham khảo để giải thích một sự kiện, hiện tợng lịch sử, rút ra kết luận về bản chất của sự kiện, càng làm cho các em có thêm hứng thú học tập.

Thứ nhất: sử dụng TLTK để rú ra ý nghĩa của sự kiện, hiện tợng lịch sử. Chẳng hạn, sử dụng TLTK để rút ra ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (Đã trích dẫn ở chơng 1). Cách mạng tháng Tám đem lại những thay đổi lớn trong đời sống chính trị của dân tộc ta. Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa to lớn trớc hết với chính bản thân dân tộc (ý nghĩa trong nớc). Ngoài ra, với Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã đóng góp sức mình vào sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nớc thuộc địa.

Thứ hai: sử dụng TLTK để rút ra đánh giá, kết luận khái quát về sự kiện, hiện tợng lịch sử. Chẳng hạn, viết về Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Duẩn có kết luận khái quát:

“… Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo quy luật cách mạng bạo lực và khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thể hiện sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và quân sự, giữa chuẩn bị lâu dài về lực lợng chính trị và quân sự với mau lẹ chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng vùng dậy đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong kiến.

Sinh ra và lớn dần lên từ trong phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng, các đội quân cứu nớc và giải phóng mà thanh thế vợt xa số quân cũng nh quy mô những trận chiến đấu của nó, đã góp phần rất quan trọng tạo ra cao trào cứu nớc của quần chúng từ năm 1941 đến 1945.

Trớc thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng đã kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào Tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lợng chính trị của đông đảo quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực l- ợng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não của địch ở thủ đô và các thành phố, xoá bỏ toàn bộ hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nớc…” [3;52 – 53]

Nh vậy, với đoạn trích trên đồng chí Lê Duẩn đã có những kết luận khái quát khi nhận xét về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng. Trong đó có vai trò của nhân tố khách quan và chủ quan, nhân tố chủ quan là quyết định.

Ngoài ra, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chứng minh một luận điểm trích trong TLTK. Chẳng hạn, em hãy chứng minh luận điểm sau:

“Thành công rực rỡ của Cách mạng tháng Tám không chỉ là kết quả của cuộc vận động giải phóng dân tộc trong thời kì 1940 – 1945 mà còn là kết quả của một quá trình cách mạng đợc nuôi dỡng và chuẩn bị qua hai cuộc tổng diễn tập trong những năm 1930 – 1931, và những năm 1936 – 1939…” [3;41]

Thứ ba: ngoài ra, để giải thích một sự kiện, hiện tợng lịch sử khó hiểu, khó hình dung hay để dễ hiểu bản chất của sự kiện, hiện tợng lịch sử, chúng ta sử dụng TLTK mà trong đó sự kiện đã đợc hình tợng hoá. Nh vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu.

Chúng ta biết rằng: trớc ngày 9/3/1945, Nhật – Pháp mâu thuẫn gay gắt với nhau và có chung kẻ thù là nhân dân Đông Dơng. Do tác động bên ngoài lúc bấy

giờ nên cả hai cùng hoà hoãn với nhau. Để diễn tả mối quan hệ giữa Nhật và Pháp trớc ngày 9/3/1945, giúp học sinh dễ hình dung và để sự kiện thêm phần sinh động, chúng ta sử dụng đoạn tài liệu mà báo “Cờ giải phóng” đã diễn tả nh sau: “…Nhng sự hòa hoãn này có khác chi một cái nhọt bọc, chứa chất bên trong biết bao nhiêu vi trùng và máu mủ, chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra” [31;46].

Hay để diễn tả mối quan hệ giữa Nhật và Pháp khi Nhật vừa đặt chân đến Đông Dơng giáo viên sử dụng hình tợng sau: Pháp chỉ là con chó giữ nhà cho Nhật, Pháp quỳ gối dâng Đông Dơng cho Nhật…

3.2.1.3. Sử dụng tài liệu tham khảo làm cơ sở chứng minh cho một luận điểm khoa học để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử.

Khi đánh giá về Luận cơng tháng 10/1930, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục có viết: Những nội dung cơ bản … cho thấy Luận c- ơng chính trị đã xác định đợc nhiều vấn đề chiến lợc cách mạng. Nhng có một số hạn chế nhất định nh cha vạch rõ đợc mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu cao đợc vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu t sản và khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp t sản dân tộc; không thấy đợc khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc…

Để chứng minh u nhợc điểm trên của Luận cơng tháng 10/1930, ngoài sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nội dung bản luận cơng trích trong “Văn kiện Đảng”, tập1, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ơng xuất bản 1978. Đây sẽ là cơ sở để học sinh căn cứ vào khi giải thích, chứng minh cho nhận định. Đó là nguồn tài liệu đảm bảo tính chính xác, cụ thể giúp học sinh trong quá trình học tập.

Tóm lại: với các phơng pháp sử dụng TLTK theo gợi ý trên có thể phần nào

giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tuy nhiên, khi sử dụng giáo viên cần mềm dẻo, linh hoạt trong vận dụng trên cơ sở căn cứ khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học.

Chúng ta thấy rằng giờ nội khoá, đặc biệt khâu cung cấp kiến thức mới là quan trọng nhất, nhng lu lợng thời gian dành cho khâu này hạn hẹp. Giáo viên có thể sử dụng TLTK ở các khâu còn lại của quá trình dạy học (kiểm tra, đánh giá; làm bài tập, thực hành) cũng nh giờ ngoại khoá.

3.2.1.4. Phơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo để tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh.

Trong một mức độ nhất định, giáo viên hớng dẫn cho học sinh tự đọc TLTK ở nhà để phục vụ cho bài đang học, tổng kết ôn tập, chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, mở rộng kiến thức, thực hiện dạy học liên môn, chuẩn bị cho công tác ngoại khoá của bộ môn.

Mặt khác, điều này còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng, thói quen, hứng thú học tập và có phơng pháp làm việc với TLTK. Tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh là hình thức đơn giản, dễ làm nhng lại có ý nghĩa giáo dỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh rất lớn.

Muốn giúp học sinh thực hiện đọc sách ở nhà, giáo viên cần lập danh mục tài liệu có liên quan đến bài học. Trên cơ sở đó học sinh su tầm đọc.Danh mục tài liệu có phần tối đa và tối thiểu.

Ngoài ra, giáo viên có thể giới thiệu sơ lợc xuất xứ và hớng dẫn cách tìm tài liệu.

Đọc TLTK cần có một phơng pháp. Khi đọc tài liệu học sinh sẽ hình thành cho mình một phơng pháp làm việc với tài liệu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đa ra một phơng pháp chung nh sau:

- Để đọc trớc hết phải tìm hiểu xuất xứ tài liệu (ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào, có trong sách nào, số trang)

- Nội dung chủ yếu của tài liệu liên quan đến bài học, ở đây giáo viên có thể đa ra hệ thống câu hỏi để định hớng cho học sinh biết lựa chọn, phân tích trình bày theo suy nghĩ của mình. Nh để giúp học sinh tìm hiểu nội dung “Nhật đảo chính Pháp” giáo viên đặt ra một số câu hỏi:

1. Tại sao Nhật đảo chính Pháp?

2. Tình hình Nhật – Pháp trớc khi đảo chính. 3. Diễn biến Nhật đảo chính Pháp.

4. Nhật đảo chính Pháp có gì lợi cho cách mạng nớc ta lúc này? ….

- Những vấn đề học sinh rút ra khi đọc tài liệu: góp phần bổ sung, cung cấp kiến thức hay chuẩn bị bài mới…

- Ghi chép lại những nội dung cần thiết nhằm phục vụ cho nội khoá hay ngoại

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 [ sách giáo khoa lịch sử 12] (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w