Căn cứ vào trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 [ sách giáo khoa lịch sử 12] (Trang 27 - 28)

Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh, đó là việc phản ánh thế giới khách quan vào ý thức học sinh. Bởi vậy, khi sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng phải căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta cần xem xét yếu tố tâm lí, đặc điểm lứa tuổi của học sinh.

Quá trình nhận thức của học sinh trải qua các giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và thực tiễn. Tuy nhiên, do đặc trng của nhận thức lịch sử là nhận thức cái đã qua, không lặp lại trong thực tại mà đợc “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Vì vậy, một điểm dễ nhận thấy trong dạy học lịch sử là không có những thí nghiệm, mô hình diễn tả lại toàn bộ sự kiện lịch sử nh nó diễn ra. Mặc dù, ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ vợt bậc ngời ta có thể diễn tả lại một số sự kiện của quá khứ, nhng vẫn không thể dựng lại đầy đủ biến cố lịch sử, một cuộc cách mạng … của quá khứ. Học sinh chỉ có thể bắt đầu từ các sự kiện lịch sử cụ thể để tạo biểu tợng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và bài học. Sự kiện càng đợc nhận thức

chính xác, phong phú bao nhiêu thì các khái niệm, quy luật và bài học lịch sử đợc hình thành càng chính xác, phong phú.

Biểu tợng là hình thức đầu tiên và duy nhất trong giai đoạn nhận thức cảm tính. Biểu tợng thực sự đóng vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử. Để tạo biểu t- ợng cụ thể, sinh động giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phơng pháp dạy học. TLTK là một bằng chứng về tính chính xác, cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử. Sử dụng tốt TLTK sẽ giúp học sinh thực hiện tốt giai đoạn đầu của quá trình nhận thức nh Lê Nin nói là “trực quan sinh động”.

Ví dụ, để tạo biểu tợng cho học sinh về sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, giáo viên kết hợp miêu tả, tờng thuật diễn biến sự kiện với sử dụng đoạn thơ trong tác phẩm Trờng ca theo chân Bác ( tác giả Tố Hữu):

“… Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh! Ngời đứng trên đài lặng phút giây Trông đàn con đó vẫy hai tay Cao cao vầng trán … Ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây …” [42;288]

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 [ sách giáo khoa lịch sử 12] (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w