9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2.4. Tổ chức nghiên cứu,sưu tầm tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
Minh
Trong quá trình học GV nên hướng dẫn HS tự sưu tằm tư liệu LSĐP có liên quan đến chương trình học trên lớp. Đây là việc làm thiết thực giúp HS làm quen và tiếp cận với phương pháp tự nghiên cứu chọn lọc những hiện tượng, sự kiện nhân vật lịch sử phù hợp với yêu cầu của GV. Bên cạnh đó, GV cần phải giúp HS hiểu công tác tìm kiếm,nghiên cứu,sưu tầm tài liệu là bước đầu có ý nghĩ quyết định trong hoạt động dạy và học.
Tài liệu LSĐP sử dụng trong quá trình dạy học LSDT ở trường THCS có thể chia thành 3 loại: Thứ nhất, các tài liệu có liên quan đến LSDT có ý nghĩa toàn quốc được đưa vào chương trình, biên soạn thành sách giao khoa và được giảng dạy ở các trường THCS. Thứ hai, những tài liệu có ý nghĩa ở địa phương được biên soạn trong phân phối chương trình dạy trong tiết LSĐP. Thứ ba, tài liệu có ý nghĩa trong toàn quốc và có ý nghĩa địa phương.
Ví dụ, dạy bài khi dạy bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975), mục III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, GV hướng dẫn HS hiểu rõ kiến thức cơ bản trong mục này vừa có ý nghĩa trong toàn quốc vừa có ý nghĩa lớn ở Sài Gòn – Gia Định .
Vì vậy, GV hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu sẽ có giá trị thật tế hơn, các em biết vận dụng kiến thức địa phương vào sử dân tộc và ngược lại, nó bổ sung kiến thức cho nhau nhằm hiểu rõ hơn đề tài, câu hỏi, bài tập mà thầy yêu cầu. Trên cơ sở nguồn tài liệu kiến thức HS nghiên cứu sưu tầm GV có thể sử dụng dạy LSDT, LSĐP.
Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở bài nội khóa và ngoại khóa là biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu giáo dục và hình thành ở các em sự say mê hứng thú bộ môn lịch sử. Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng lòng tự hào quê hương đất
nước có trách nhiệm với nơi "chôn nhau cắt rốn "biết vươn tới tương lai. Như Bác Hồ đã nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường góc tích nước nhà Việt Nam "