Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra đánh giá kết quả học

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 (lớp 9 THCS) ở thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 52)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.3. Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra đánh giá kết quả học

giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học lịch sử, đây là sự tác động qua lại giữa sự truyền đạt của thầy và nhận thức của trò: "nhằm theo dõi quá trình học tập của HS đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học của thầy, phương pháp học của trò, giúp HS tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục" [9,tr 6 ].

Từ nhận định trên việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo 6 tiêu chí: tính toàn diện, độ tin cậy, tính khả thi, đảm bảo yêu cầu phân hóa, hiệu quả.

Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng đối với việc củng cố, phát triển kiến thức của HS, trên cơ sở thực tế đó đánh giá kết quả học tập của các em. Đòi hỏi kiểm tra đánh giá phải chính xác, khách quan công bằng và phải kịp thời dể động viên sự tiến bộ sữa chữa sai sót. Nó góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá GV biết được kết quả giáo dục của mình, để kịp thời phát huy hoặc điều chỉnh nhằm có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng dạy học của mình. Ngoài ra, kiểm tra đánh giá còn có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phẩm chất của HS. Nó hình thành ở các em lòng tin của sự công bằng, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, lòng trung thực khi làm bài, tình thần tập thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Ví dụ, ta dạy bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975), Mục III. Tiểu mục 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ở mục này GV có thể đưa câu hỏi để kiểm tra sự tiếp thu kiến thức: Vì sao vào mùa Xuân 1975 ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy ? Trọng điểm của cuộc tổng tiến công ở Sài Gòn – Gia Định ?

Trong kiểm tra đánh giá, GV cần chú ý không nên tiến hành nhiều biện pháp hình thức chặt chẽ nghiêm khắc làm HS lo sợ mất tập trung gây áp lực các em sẽ tìm cách đối phó dẫn đến gian lận không trung thực trong kiểm tra. Vì vậy, GV cần quan tâm đên việc kiểm tra đánh giá để đảm bảo độ công bằng chính xác và phù hợp với khả năng của các em.

Trong công tác ngoại khóa các hoạt động của thầy và trò được tiến hành chủ yếu ngoài chủ yếu ngoài giờ học nội khóa trên lớp nhưng nội dung và chủ đề không tách rời chương trình học chính khóa. Nhiệm vụ làm sâu sắc phong phú hơn kiến thức HS lĩnh hội trên lớp góp phần tạo hứng thú cho bộ môn lịch sử. GV có thể tiến hành ở ngoài trời hay trên lớp tùy vào điều kiện của trường mình. Tổ chức cho HS tham gia hoạt động ngoại khóa giáo dục tư tưởng đạo đức chính trị tạo cho các em ý thức giữ gìn, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương, xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Bên cạnh đó còn kích thích sự tìm tòi phát huy tích cực khả năng tư duy, nhận thức, giải quyết tình huống có vấn đề thông qua sự hướng dẫn của GV. Trong hoạt động ngoại khóa ở trường THCS thì tài liệu LSĐP đóng vai trò quan trọng. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong hoạt động ngoại khóa cần chú ý những vấn đề:

Trước hết, sử dụng tài liệu LSĐP trong hoạt động ngoại khóa góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo hiện nay đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ bộ môn.

Thứ hai, nội dung của tài liệu LSĐP được lựa chọn phải đảm bảo được những sự kiện LSĐP có liên quan đến LSDT nhằm hoàn thiện kiến thức các em đã đươc học trên lớp trong tiết nội khóa.

Thứ ba, GV sử dụng tốt tài liệu LSĐP sẽ mang tính giáo dục cao bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, càng thắm sâu lòng tự hào nhìn về quá khứ và có trách nhiệm với tương lai vận mệnh của dân tộc góp phần đưa đất nước tiến lên con đường Đảng và Nhà nước ta đã chọn đó là con đường CNXH. Đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ chương trình kế hoạch, lựa chọn nội dung đối tượng HS cho phù hợp.

Với hình thức này GV cần phải nổ lực nghiên cứu làm đa dạng các hoạt động ngoại khóa tạo sự hứng thú. Do sự tác động nhiều yếu tố khách quan mà hình thức ngoại khóa ở các trường ít được thực hiện. Với khuôn khổ của đề tài chúng tôi đề xuất các hình thức tổ chức ngoại khóa phổ biến có thể thực hiện ở trường với nguồn tài liệu lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay:

3.2.2.1. Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để đọc sách

Đây là hình thức ngoại khoá đơn giản dễ thực hiện được ở các trường nhưng có hiệu quả cao nhằm bổ sung kiến thức lịch sử cho giờ học nội khoá. Góp phần nâng cao hiệu quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục khơi dậy tính tích cực, hứng thú lòng hiếu kì

muốn tìm hiểu . Vì vậy, khi giới thiệu sách cho HS, GV nên tóm tắt sơ lược nội dung hoặc trích dẫn một vài chi tiết hấp dẫn để khơi dậy sự tò mò hứng thú ở các em. Tài liệu LSĐP là nguồn tham khảo quý giá, đóng góp to lớn cho LSDT mà còn làm cho HS tiếp thu một phong phú và toàn diện hơn.

LSĐP tự nó phản ánh những hiện tượng sự kiện nhân vật lịch sử của chính quê hương của các em, nó góp phần bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức tình cảm và trách nhiệm đối với quê hương. Mặt khác, thông qua sự hướng dẫn của GV, HS tự tìm kiếm kiến thức cần thiết, chọn lọc tiếp thu những gì có liên quan đến bài học. Từ đó, các em rèn luyện kĩ năng độc lập, biết vận dụng những thông tin khai thác được hoàn thiện hơn kiến thức trong quá trình học tập.

Sách GV có thể giới thiệu đến các em:

- Lịch sử Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tập 2 (1954 – 1975) sơ thảo.

- Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện lịch sử Đảng (2010), Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam (1954 – 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Vương Hồng Sển, (1991), Sài Gòn năm xưa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. - 300 năm Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, (1998), NXB Chính trị Quốc gia. - Các bài viết các nhân vật, sự kiện lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh trên các báo trung ương và địa phương và các kỉ yếu hội thảo khoa học…

GV tiến hành chia nhóm thay nhau đọc sách trong mỗi lần ngoại khóa sau đó cho viết bài thu hoạch, chúng ta phải kết hợp với kiểm tra đánh giá để kịp thời hướng Hs vào hoạt động ngoại khóa tích cực tránh tình trạng một bạn đọc các bạn phía dưới nói chuyện không tập trung. Bài thu hoạch phải viết liền ngay khi vừa được đọc một bài, một chương, một cuốn sách.

Ví dụ, GV giới thiệu cho HS đọc Lịch sử Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tập 2 (1954 – 1975) sơ thảo. Cuốn sách này gồm 7 chương, GV chia lớp ra làm 7 nhóm:

Chương I: Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia Định lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi các quyền dân sinh, dân chủ và giữ gìn lực lượng cách mạng (từ tháng 7/1954 đến năm 1959).

Chương II: Đảng bộ khu Sài Gòn – Gia Định góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (đầu năm 1960 đến giữa năm 1965).

Chương III: Đảng bộ lãnh đạo quân dân Sài Gòn – Gia Định dấy lên cao trào chống Mĩ góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ (từ giữa năm 1965 đến tháng 10 năm 1967).

Chương IV: Lãnh đạo quân dân thành phố tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn – Gia Định (từ tháng 10/1967 đến tháng 7/1968)

Chương V: Đảng bộ Sài Gòn – Gia Định khôi phục thực lực và xây dựng thế trận mới (từ tháng 8/1968 đến tháng 4/1970).

Chương VI: Đẩy mạnh đấu tranh, củng cố thế và lực của cách mạng (từ tháng 5/1970 đến tháng 1/1973).

Chương VII: Phát huy thắng lợi của Hiệp định Paris chủ động và tích cực tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ tháng 2/1973 đến ngày 30/4/1975).

Các bạn nhóm trưởng lên kế hoạch có sự hướng dẫn của GVCN, bộ môn sử. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm đọc cho cả lớp nghe chương được phân công và đặt từ 10 đến 20 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm để các bạn trả lời đúng có thưởng. Sau đó GV bộ môn đưa ra câu hỏi dưới dạng bài tập cho cả lớp làm bài thu hoạch trong vòng 10 phút đến 15 phút nộp bài. Mục đích nhằm để đánh giá kết quả rút kinh nghiệm cho nhóm sau làm việc tốt hơn.

3.2.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để kể chuyện lịchsử sử

Kể chuyện là hình thức có thể thực hiện được ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì nó dễ thực hiện đồng thời cũng thu hút được sự quan tâm của HS, chúng ta giúp các em đền gần hơn và hiểu hơn về lịch sử quê hương mình đang sinh sống bồi dưỡng lòng yêu nước của thế hệ trẻ. Câu chuyện được kể phải dựa trên cơ sở có thật, không hư cấu sự kiện có liên quan đến LSĐP .

GV có thể phân công HS kể chuyện cần chọn em nào có giọng: truyền cảm, đọc to, rõ ràng, hình ảnh sinh động nhằm lôi cuốn thu hút người nghe. Sau khi nghe xong câu chuyện GV hướng dẫn HS trao đổi thảo luận ngay tại chỗ để đánh giá được kết quả thực hiện điều chỉnh và bổ sung cho kế hoạch kể chuyện lần sau.

Chúng ta cần chú ý đến thái độ tình cảm của người kể vì nó ảnh hưởng rất lớn đến người nghe phải làm cho các em xúc động như mình đang chứng kiến, tham gia vào hoạt động của sự kiện ấy.

Ví dụ, khi GV dạy hết một chương, một giai đoạn, một khóa trình thì có thể tổ chức hình thức kể chuyện lịch sử. Ở đây chúng tôi đưa hình thức kể chuyện vào cuối chương ở chương trình nội khóa. Khi GV dạy hết chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 thì các thầy cô có thể đưa ra chủ đề: "Hội thi kể chuyện về các nhân vật lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1954 – 1975 "

Qua câu chuyện GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: cảm nghĩ của riêng mình thông qua câu chuyện vừa kể ? Câu chuyện đã phản ánh điều gì?

GV gợi ý giúp HS trả lời đúng với yêu cầu của mình sau đó bổ sung và chốt lại vấn đề cần ghi nhớ .

3.2.2.3. Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để nói chuyện lịchsử sử

Hình thức được nâng cao hơn kể chuyện lịch sử nó yêu cầu cao về nội dung và hình thức làm cho người thấy được dẫn chứng thiết thật từ nhân chứng lịch sử ở địa phương giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật, sự kiện lịch sử - nâng cao trình độ hiểu biết của HS.

Sử dụng tài liệu LSĐP nói chuyện lịch sử phải có chủ đề rõ ràng phù hợp với chương trình nội khóa và đáp ứng được nhiệm vụ chính trị hiện nay. Ngoài nhân chứng lịch sử thì người nói chuyện lịch sử phải là người am hiểu có thể là GV, nhà nghiên cứu hay người thực sự am hiểu LSĐP.

Để thưc hiện được chuyên đề nói chuyện lịch sử cần sự chuẩn bị chu đáo của GV và HS có thể tiến hành vào những ngày kỉ niệm các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Ở hình thức này GV có thể thực hiện 2 lần trong một năm học (học kỳ 1 và học kì 2), GV dạy hết chương trình của một học kỳ thì tổ chức nói chuyện lịch sử. theo chúng tôi thì GV bộ môn đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình nói chuyện lịch sử thông qua nhân chứng lịch sử sẽ có tác động rất lớn về mặt giáo dưỡng và giáo dục lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc hơn. Tùy theo điệu kiện của nhà trường có thể tổ chức một năm học một lần.

"Giao lưu anh hùng LLVT – Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương "

GV cần đưa ra chủ đề nói chuyện trước để người mời thực hiện chương trình đi vào trọng tâm giúp HS hiểu rõ sự kiện, nhân vật. Từ đó, HS tỏ lòng khâm phục tự hào gương sáng của Thiếu tá Nguyễn Văn Thương trước sự mua chuộc của giặc vẫn kiên định với lý tưởng cách mạng, hiên ngang trước "lưỡi cưa"của kẻ thù một lòng son sắt với cách mạng với dân tộc.

3.2.2.4. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tài liệu lịch sử thành phố Hồ ChíMinh Minh

Trong quá trình học GV nên hướng dẫn HS tự sưu tằm tư liệu LSĐP có liên quan đến chương trình học trên lớp. Đây là việc làm thiết thực giúp HS làm quen và tiếp cận với phương pháp tự nghiên cứu chọn lọc những hiện tượng, sự kiện nhân vật lịch sử phù hợp với yêu cầu của GV. Bên cạnh đó, GV cần phải giúp HS hiểu công tác tìm kiếm,nghiên cứu,sưu tầm tài liệu là bước đầu có ý nghĩ quyết định trong hoạt động dạy và học.

Tài liệu LSĐP sử dụng trong quá trình dạy học LSDT ở trường THCS có thể chia thành 3 loại: Thứ nhất, các tài liệu có liên quan đến LSDT có ý nghĩa toàn quốc được đưa vào chương trình, biên soạn thành sách giao khoa và được giảng dạy ở các trường THCS. Thứ hai, những tài liệu có ý nghĩa ở địa phương được biên soạn trong phân phối chương trình dạy trong tiết LSĐP. Thứ ba, tài liệu có ý nghĩa trong toàn quốc và có ý nghĩa địa phương.

Ví dụ, dạy bài khi dạy bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975), mục III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, GV hướng dẫn HS hiểu rõ kiến thức cơ bản trong mục này vừa có ý nghĩa trong toàn quốc vừa có ý nghĩa lớn ở Sài Gòn – Gia Định .

Vì vậy, GV hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu sẽ có giá trị thật tế hơn, các em biết vận dụng kiến thức địa phương vào sử dân tộc và ngược lại, nó bổ sung kiến thức cho nhau nhằm hiểu rõ hơn đề tài, câu hỏi, bài tập mà thầy yêu cầu. Trên cơ sở nguồn tài liệu kiến thức HS nghiên cứu sưu tầm GV có thể sử dụng dạy LSDT, LSĐP.

Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở bài nội khóa và ngoại khóa là biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu giáo dục và hình thành ở các em sự say mê hứng thú bộ môn lịch sử. Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng lòng tự hào quê hương đất

nước có trách nhiệm với nơi "chôn nhau cắt rốn "biết vươn tới tương lai. Như Bác Hồ đã nói:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường góc tích nước nhà Việt Nam "

3.3. Thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo tính khả thi của đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Trên cơ sở thực tiễn sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT giai đoạn (1954 – 1975) nhằm kiểm chứng lại giá trị giáo dục, biện pháp sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm

HS các lớp thực nghiệm và đối chứng tôi chọn 6 lớp ở trường THCS Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1974)

3.3.4. Phương pháp thực nghiệm:

Để tiến hành thực nghiệm trước tiên chúng tôi tìm hiểu dự giờ nắm bắt tình hình

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 (lớp 9 THCS) ở thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w