9. Cấu trúc của luận văn
2.1.5. Phù hợp với thực tiễn
Khi sử dụng tài liệu LSĐP thành phố Hồ Chí Minh trong dạy học LSDT ở trường THCS, GV cần lựa chọn kiến thức cơ bản, khoa học, cụ thể đúng với mục đích yêu cầu của bộ môn. Đồng thời, phải phù hợp với điều kiện hiện có ở trường như trang thiết bị, đối tượng HS, đặc trưng riêng của vùng miền. Các trường THCS ở nội thành thì HS có đủ điều kiện để tiếp xúc với trang thiết bị hiện đại hơn các bạn HS ở vùng ngoại thành. Vì vậy GV cần lựa chọn phương pháp phù hợp với thực tiễn nhằm kích thích sự hứng thú học tập của HS, không nên lạm dụng, ôm đồm nhiều tư liệu làm cho bài giảng năng nề, biến tiết dạy LSDT thành tiết LSĐP.
Kiến thức LSĐP sử dụng trong dạy học LSDT phải tương ứng và phù hợp với nhau từ thời gian đến sự kiện hiện tượng lịch sử, phải tôn trọng sự thật lịch sử và nhận thức đúng lịch sử đã diễn ra trong quá khứ rút ra bài học cho hiện tại góp phần giáo dục lòng yêu nước biết ơn các hệ đi trước. Bên cạnh đó còn giúp HS ý thức giữ gìn phát huy giá trị các truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu chia rẽ phá hoại của kẻ thù, phấn đấu rèn luyện bản thân, tích cực lao động sáng tạo góp sức mình xây dựng tổ quốc ngày càng tươi đẹp.
2.2. Nội dung các tài liệu LSĐP sử dụng trong dạy học LSVN giai đoạn 1954-1975 ở lớp 9 - THCS thành phố Hồ Chí Minh
Bài. mục Nội dung các tài liệu LSĐP
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
I. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne – vơ 1954 về Đông Dương
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới "Đồng Khởi" (1954 – 1960) 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lương cách mạng (1954 – 1959):
2. Phong trào "Đồng Khởi":
Mĩ – Diệm chơi chiêu bài "đả thực", "dân chủ" tổ chức "trưng cầu dân ý" nhằm lừa bịp nhân dân. (1, PL 6)
Tại Sài Gòn, bằng viện trợ của Mĩ và tiền thuế thu được từ nhân dân, chính quyền ngụy mở mang đường sá… là thủ đô của miền Nam Việt Nam, Sài Gòn tập trung tất cả những cơ quan đầu não…. (1. PL 6)
Chiều ngày 1/8/1954, "Phong trào bảo vệ hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn" đã được phát động, do Hoàng Quốc Tân phụ trách, Nguyễn Văn Kỉnh, Trần Quốc Thảo là khu ủy viên. Phong trào đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân với mục đích là: làm cho hòa bình ở Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được đảm bảo và thống nhất nước nhà được thực hiện bằng tổng tuyển cử tự do theo tinh thần Hiệp Định Giơnevơ. (1. PL 6)
Từ Bến Tre phong trào "Đồng Khởi" như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ. Tháng 7/1960, Xứ ủy mở Hội nghị lần thứ V đánh giá kết quả về phong trào Đồng Khởi đợt 1 và quyết định tiến hành Đồng Khởi đợt 2 từ ngày 24/9/1960.
Mở đầu đợt 2 vào cuối tháng 9/1960, giờ hành động thống nhất quy định là 7 giờ tối, nhưng mới 4 giờ chiều, quần chúng ở các
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LSĐP TRONG DẠY HỌC LSVN GIAI ĐOẠN 1954-1975 Ở LỚP 9 - THCS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những yêu cầu chung khi xác định các biện pháp sư phạm
3.1.1 Sử dụng tài liệu LSĐP phải đảm bảo việc truyền đạt tốt kiến thức cơ bản
Trong một khóa trình, một giai đoạn, một chương hay một tiết học, chúng ta bắt gặp nhiều sự kiện lịch sử, có sự kiện xảy ra trên quê hương của mình. Từ đó, người GV có nhiệm vụ khắc họa nên bức tranh quá khứ chân thật sinh động rõ nét để truyền đạt cho HS lĩnh hội tri thức một cách cơ bản nhất. Để làm được điều này GV phải lựa chọn kiến thức cơ bản trong LSĐP để đưa vào dạy LSDT nhằm khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại, giúp HS phân biệt được lịch sử cụ thể qua mỗi thời kỳ, giai đoạn nhất định để phản ánh quy luật chung của xã hội.
GV phải có cách hiểu sâu sắc đúng sự kiện lịch sử diễn ra tránh cách hiểu hời hợt trình bày mang tính khái quát, lý luận chung chung thì nhận thức sẽ khô cứng mang tính chủ quan. Do đó, người GV phải xác định được nội dung cơ bản của từng bài, từng chương, từng khóa trình để HS nắm được kiến thức cơ bản.
Kiến thức cơ bản là kiến thức quan trọng nhất mà tất cả HS trong một lớp học đều có thể nắm được kể cả các em Yếu – Trung bình. GV đóng vai trò chủ động gợi mở phát triển tư duy độc lập cho đối tượng HS Khá – Giỏi nhằm để các em phát huy tính tích cực học hỏi tìm tòi hoàn thiện tri thức của mình. Đòi hỏi người GV phải đảm bảo kiến thức đúng với mục đích yêu cầu của bài học không vượt quá chương trình đã qui định cũng như đừng hạ thấp mức độ kiến thức.
Thông qua đó việc khai thác LSĐP nhằm mục đích phục vụ cho nội dung cơ bản của LSDT.
Ví dụ, khi dạy bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). Mục I. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne – vơ 1954 về Đông Dương, ở mục này GV có thể truyền đạt kiến thức lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng người thầy phải chọn kiến thức phù hợp với nội dung cơ bản tránh dài dòng vì thời gian chỉ có 45 phút.
Như nội dung cơ bản của LSDT:
+ Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.
+ Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.
Nội dung cơ bản về lịch sử thành phố Hồ Chí Minh:
+ Tháng 12/1954, Mĩ ép Pháp phải ký Hiệp ước Pau, chấp nhận giao miền Nam Việt Nam cho Diệm. Mĩ chơi chiêu "bài phong ", "đả thực" tiến hành "trưng cầu dân ý" ngày 23/10/1955 đưa Diệm lên làm Tổng thống của cả nước "Việt Nam công hòa".
+ Sài Gòn – Chợ Lớn được Mĩ - Diệm chọn làm thủ đô của chính thể "Việt Nam cộng hòa", trung tâm đầu não, sào huyệt, bộ mặt ngoại giao và trung tâm kinh tế, văn hóa của Mĩ - Diệm.
Kiến thức cơ bản của LSĐP trong dạy học LSDT:
+ Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.
+ Mĩ thay thế Pháp thông qua Hiệp ước Pau, chơi chiêu bài "bài phong", "đả thực" tiến hành "trưng cầu dân ý" đưa tay sai (Ngô Đình Diệm) lên nắm chính quyền ở miền Nam. Sài Gòn – Chợ Lớn được chọn là thủ đô, là trung tâm đầu não, sào huyệt, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.
Khi sử dụng tài liệu LSĐP, người GV cần xác định kiến thức phải khoa học, có giá trị lịch sử, tránh tài liệu phiến diện không đúng sự thật sẽ đi trái với mục tiêu giáo dục ảnh hưởng xấu đến nhận thức các em.
3.1.2. Sử dụng tài liệu LSĐP là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc dạy học LSDT nhằm phát huy năng lực nhận thức, tính tích cực chủ động phát triển năng lực tư duy của HS
LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự kiện LSĐP góp phần phong phú hơn cho LSDT. Như vậy, tài liệu LSĐP là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đòi hỏi GV phải chú ý đến việc phát triển năng lực tư duy của HS.
Trong Luật giáo dục đã ghi ở khoảng 2 điều 5: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên "[ 34, tr 5 ]
Vì thế LSĐP cũng phải căn cứ vào điều này của luật giáo dục để phát triển năng lực nhận thức của HS một cách độc lập mà GV là người hướng dẫn, chỉ đạo các em tự tìm kiếm tri thức. GV là người giúp HS từ chỗ biết sử dụng đến hiểu sử vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển để các em thấy được mối liên hệ giữa dân tộc với địa phương. GV giúp hướng HS có thái độ tư tưởng tình cảm và có chính kiến của mình đối với một sự kiện lịch sử.
GV phải là người chủ động tiếp cận nguồn tri thức cần truyền đạt sau đó xác định nguồn tài liệu LSĐP. Từ đó hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức thông qua các phương pháp: phát vấn, thảo luận, nêu vấn đề, đồ dùng trực quan,… Đặc biệt, người GV cần trang bị cho các em phương pháp nhận thức khoa học để tránh tình trạng HS lúng túng khi tìm kiếm kiến thức hay nói cách khác HS có khả năng phán đoán trước sự kiện lịch sử đúng như nó tồn tại.
Điều này, được thể hiện trong các sự kiện lịch sử giúp HS phân tích, chứng minh, đánh giá, tìm nguyên nhân, kết quả tạo một biểu tượng cụ thể trong óc các em. Giúp các em hiểu LSĐP và LSDT một cách sâu sắc hơn.
Từ đó, làm cho các em thấy tự hào về quê hương đất nước và con người của dân tộc Việt Nam, có ý thức giữ gìn tôn tạo và phát huy truyền thống yêu nước có trách nhiệm tương lai, vận mệnh của dân tộc. Trong quá trình dạy và học chúng tôi nhận thấy có rất nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của HS nhưng thảo luận là hình thức tư duy đôc lập có hiệu quả nhất.
Ví dụ, khi dạy bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mĩ, cứu nước(1965 – 1973), GV có thể đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận: So sánh âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Thông qua thảo luận, chúng ta thấy HS có đủ khả năng tự tìm kiếm tri thức phù hợp với câu hỏi của GV. Từ đây, GV nên thực hiện thường xuyên để rèn luyện HS phát triển khả năng của mình một cách toàn diện, nhằm phát huy tính tích cực tìm kiếm tư liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
3.13. Sử dụng tài liệu lịch sử LSĐP phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo
Dạy học là quá trình nhận thức của thầy và trò, người GV cần phải linh hoạt trong quá trình lựa chọn kiến thức cho phù hợp với HS của mình. Đòi hỏi GV phải xác định
phương pháp nào là hiệu quả nhất trong quá trình truyền đạt kiến thức, ta có thể sử dụng: phương pháp tường thuật, miêu tả, thông báo, thảo luận, đồ dung trực quan… bên cạnh đó GV cần xác định rõ đối tượng HS từng lớp để thay đổi phương pháp sao cho phù hợp với kiến thức của các em.
Ví dụ, khi dạy bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). Mục V. Tiểu mục 2. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ, ở phần này GV có thể khắc họa nhân vật lịch sử thông qua một số tài liệu thành văn và hình ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hay Quách Thị Trang hy sinh nhằm giáo dục tư tưởng cho các em. Chúng ta có thể đặt câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tự tìm kiếm câu trả lời lôi cuốn thu hút các em trong giờ học lịch sử. Có như vậy thì nguồn tài liệu LSĐP đưa vào dạy LSDT mới phong phú và hấp dẫn hơn.
3.1.4. Sử dụng tài liệu LSĐP phải đảm bảo nguyên tắc liên môn
Hệ thống giáo dục trường THCS, HS sẽ được học nhiều môn chia thành 2 nhóm: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong đó, khoa học tự nhiên là các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh còn khoa học xã hội là: Văn, Sử, Địa.
Các môn trong nhóm điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau. Ví như, khi ta dạy môn Lịch sử thì có liên hệ kiến thức của Văn học. Ngược lại các tác phẩm văn học cũng liên quan đến kiến thức lịch sử, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ kiến thức môn kia nhằm phát huy tính tích cực .
Ví dụ GV dạy bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973). Mục III. Tiểu mục 2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ, thì có thể liên hệ với văn học để làm phong phú hơn kiến thức LSDT
Khi nghe tin Bác mất thì vào ngày 6 tháng 9 năm 1969, Tố Hữu đã viết bài thơ "Bác ơi. "
"… Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa … "
Ngoài ra lịch sử GV còn có thể kết hợp với môn Địa lí. Vì một sự kiện lịch sử được diễn ra đều phải ở một nơi nhất định, một vị trí địa lí cụ thể.
Ví dụ khi ta dạy bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975), Mục III. Tiểu mục 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, GV cần giới thiệu cho HS nắm rõ các hướng tấn công của quân và dân ta. GV sử dụng lược đồ để chỉ rõ năm cánh quân của ta: quân đoàn 3,1,4,2 và Đoàn 232 từ năm hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Đông và Tây – Tây Nam cùng tiến vào Sài Gòn theo các trục đường lớn, đánh thẳng vào năm mục tiêu lớn trong nội thành: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Tổng Nha cảnh sát, biệt khu thủ đô và sân bay Tân Sơn Nhất…
Để nắm vững các hướng tiến công GV phải tham khảo địa hình ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, GVcòn có thể sử dụng kiến thức của môn Nhạc trong quá trình truyển đạt kiến thức ở bài 30 khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào ngày 30/4/1975 thì ba năm sau (1978) nhạc sĩ Xuân Hồng đã sang tác bài hát: Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, trong quá trình dạy – học người GV nên sử dụng kiến thức liên môn giúp các em có điều kiện tìm hiểu tri thức lịch sử thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện hơn.
3.2. Các biện pháp cụ thể
Trong quá trình dạy - học môn lịch sử người GV cần nắm rõ 3 nhóm phương pháp dạy học cơ bản nhất: Nhóm phương pháp thông tin – tái hiện lịch sử, nhóm phương pháp nhận thức lịch sử và nhóm tìm tòi nghiên cứu.
Các phương pháp trên được thực hiện qua nhiều hình thức cụ thể ở trường phổ thông trong quá trình dạy và học của thầy và trò: phát vấn thảo luận, đồ dùng trực quan, SGK, tài liệu LSDT, LSĐP có liên quan…
Mỗi nhóm phương pháp có nhiều biện pháp cụ thể nhưng GV phải linh hoạt chọn phương pháp cho phù hợp với đối tượng HS của mình. Bên cạnh đó, đòi hỏi GV phải tuân thủ theo cơ sở lí luận phương pháp dạy của bộ môn.
GV giúp HS tiếp thu kiến thức cơ bản thông qua quá trình nhận thức của các em. Do sự giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ đề xuất 2 nhóm phương pháp trong quá trình
dạy học ở trường THCS chủ yếu sử dụng tài liệu LSĐP trong giờ học nội khóa và ngoại khóa.
3.2.1. Nhóm các biện pháp trong dạy học bài nội khóa
3.2.1.1. Sử dụng tài liệu lịch sử thành phố Hồ Chí Minh trong dạy học bài