KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sử dụng nấm beauveria amorpha và paecilomyces sp1 phòng trừ sâu tơ hại rau thập tự trong điều kiện thực nghiệm (Trang 52 - 55)

1. Kết luận 0 10 20 30 40 50 60 2 4 6 8 10

Ngày sau phun Tỷ lệ mọc nấm (%)

Tưới 2 lần/ngày TướI 1 lần/ngày Tưới 1 lần/2 ngày

Qua thí nghiệm sử dụng hai loài nấm Beauveria amorphaPaecilomyces sp1. phòng trừ sâu tơ trong phòng thí nghiệm và ngoài điều kiện bán tự nhiên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ của Beauveria amorpha ở nồng độ 106bt/ml cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt tỷ lệ chết là 89,86% và tỷ lệ mọc nấm chiếm 72,22%. Paecilomyces sp1. cao nhất ở nồng độ 107, với tỷ lệ chết là 98,25% và tỷ lệ mọc nấm là 63,33%.

2. Thí nghiệm hiệu lực phòng trừ của Beauveria amorpha ở nồng độ 106 trên 4 tuổi ở pha sâu non, pha nhộng và pha trưởng thành của sâu tơ cho thấy: Trên sâu non hiệu lực phòng trừ cao nhất là ở tuổi 3, đạt tỷ lệ chết 93,65%, tỷ lệ mọc nấm là 81,11%. Trên nhộng, tỷ lệ nhộng không vũ hóa là 37,78%, nhộng mọc nấm là 35,56%. Trên trưởng thành, tỷ lệ mọc nấm đạt 21,11%.

3. Trong điều kiện bán tự nhiên hiệu lực Beauveria amorpha cao nhất cho tỷ lệ chết là 75,36%, tỷ lệ mọc nấm 61,11% khi tưới nước cho rau 1 lần/ngày. Hiệu lực của

Paecilomyces sp1. cao nhất cho tỷ lệ chết là 73,61%, tỷ lệ mọc nấm là 54,44% trong điều kiện ngày tưới 2 lần cho rau.

4. Cả hai loài nấm khi phun trên sâu non đều cho hiệu quả kéo dài cho đến khi sâu hoàn thành vòng đời của chúng, tỷ lệ chết cao ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau khi phun.

2. Kiến nghị

Sâu tơ Plutella maculippennis Curtis là đối tượng gây hại nguy hiểm cho rau họ hoa thập tự, đây là loài sâu hại có khả năng kháng thuốc rất cao vì vậy nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ chúng là một hướng đi đúng đắn, nhằm mang lại hiệu quả phòng trừ cao, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời đảm bảo sức khỏe cho con người. Với khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp chúng tôi chỉ mới nghiên cứu những bước đầu tiên về hiệu quả của hai loại nấm Beauveria

amorphaPaecilomyces sp1. trong phòng thí nghiệm và điều kiện bán tự nhiên. Do vậy cần:

1. Tiếp tục thử nghiệm phòng trừ sâu tơ với các nồng độ bào tử nấm khác nhau trong phòng thí nghiệm cũng như trên đồng ruộng để khẳng định hiệu quả phòng trừ của Beauveria amorphaPaecilomyces sp1.

2. Kết hợp sử dụng chế phẩm nấm với các biện pháp canh tác (tưới nước, bẫy đèn, xen canh, vệ sinh đồng ruộng,…) và biện pháp sinh học khác như sử dụng thuốc thảo mộc, ký sinh, bắt mồi ăn thịt,… nhằm tăng hiệu quả phòng trừ sâu hại.

Một phần của tài liệu Sử dụng nấm beauveria amorpha và paecilomyces sp1 phòng trừ sâu tơ hại rau thập tự trong điều kiện thực nghiệm (Trang 52 - 55)