Nấm Beauveria amorpha đã được nghiên cứu ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ có những nghiên cứu về đặc điểm của nấm mà chưa có nghiên cứu nào về phòng trừ. Sâu tơ là một loài gây hại nghiêm trọng trên rau họ hoa thập tự, việc nghiên cứu sử dụng loài nấm này diệt trừ sâu tơ đang là một hướng nghiên cứu mới có ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn sản xuất.
Trong phòng thí nghiệm, tiến hành phun Beauveria amorpha ở 3 mức nồng độ 106, 109, 1012bt/ml, ở điều kiện nhiệt độ 23,70C, độ ẩm 83,9%RH cho kết quả ở 3 bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3.
Bảng 3.1. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ của nấm B. amorpha trong phòng thí nghiệm
Ngày thứ 2 sau phun, hiệu lực phòng trừ của Beauveria amorpha trên sâu tơ đã xảy ra sai khác có ý nghĩa giữa công thức phun nấm và công thức đối chứng, giữa nồng độ 106bt/ml, 109bt/ml với 1012bt/ml. Nồng độ 1012bt/ml cho hiệu lực phòng trừ cao nhất đạt 27,59%.
Công thức Nồng độ xử
lí (bt/ml)
Tỷ lệ chết theo thời gian (%)
2 4 6 8 10
ĐC - 7,78a 12,12a 15,56a 18,89a 25,56a
I 106 17,28b 64,10d 74,36d 80,56c 89,86c
II 109 16,05b 43,21c 54,17c 83,83c 88,89c
III 1012 27,59c 34,57b 44,00b 65,33b 74,60bc
LSD0,05 - 5,12 4,33 3,2 5,02 3,76
Ngày thứ 4 sau phun, hiệu lực phòng trừ càng thể hiện rõ, giữa các công thức có sai khác rõ rệt về mặt thống kê. Công thức I có sự sai khác lớn nhất so với công thức đối chứng và 2 công thức còn lại, tỷ lệ chết ở công thức này đạt cao nhất là 64,10%.
Ngày thứ 6 sau phun, sự sai khác giữa các công thức không có gì thay đổi, nồng độ 106 vẫn chiếm ưu thế, cho tỷ lệ chết 74,36% cao hơn 58,8% so với công thức đối chứng.
Ngày thứ 8 sau phun, giữa nồng độ 106bt/ml và 109bt/,ml cho tỷ lệ chết tương đương nhau, nhưng chúng sai khác có ý nghĩa với nồng độ 1012bt/ml và đối chứng, 109bt/ml cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 83,33%.
Đến ngày thứ 10 sau phun, công thức I và II không xảy ra sai khác có ý nghĩa, sự sai khác giữa chúng và công thức III không lớn. Nhưng cả 3 công thức đều có sự sai khác lớn với đối chứng. Tỷ lệ chết cao nhất là 89,86% ở nồng độ 106bt/ml (công thức I), thấp nhất là 74,60% ở nồng độ 1012bt/ml(công thức III).
Trên cùng loài nấm Beaveria, Phạm Thị Thùy xử lí trên sâu xanh đục quả đậu xanh cho tỷ lệ chết chỉ đạt 69,8%, trên đối tượng sâu keo da láng ăn đậu tương cho hiệu quả đạt 61,10% [16].
Kết quả trên cho thấy hiệu lực phòng trừ sâu tơ của Beauveria amorpha rất có triển vọng, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với thử nghiệm của Đinh Thị Hiền sử dụng Metarhizium sp. Trừ sâu tơ ở nồng độ 6.108bt/ml đạt 71,79%. (Đinh Thị Hiền, 2007) [8].
Sự biến đổi về tỷ lệ chết giữa các công thức phun nấm Beauveria amorpha trên sâu tơ được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.1, qua đó cho thấy tỷ lệ chết ở đối chứng thấp hơn hẳn các công thức xử lí thuốc nấm, có sự biến động tương đối đều. Nồng độ 106bt/ml ngày thứ hai đến ngày thứ tư sau phun có sự biến động lớn, cho tỷ lệ chết vượt trội hơn hẳn hai nồng độ còn lại, các ngày tiếp theo sự biến động không lớn, tăng dần đều.
Biểu đồ 3.1. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ của nấm B. amorpha trong phòng thí nghiệm Ở nồng độ 109bt/ml từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 và ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 sau phun, có sự biến động lớn về tỷ lệ chết, đến ngày thứ 8, tỷ lệ chết vượt trên nồng độ 106bt/ml.
Ở nồng độ 1012bt/ml ngày thứ hai đến ngày thứ 6, sự biến động tỷ lệ chết thấp, nhưng đến ngày thứ 8 có sự vượt trội, song hiệu lực phòng trừ thấp hơn hai nồng độ còn lại rõ rệt.
Theo thời gian, tỷ lệ mọc nấm Beauveria amorpha cũng tăng lên và ngày càng có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Kết quả thể hiện cụ thể ở bảng 3.2.
Ngày thứ 2 sau phun, tỷ lệ mọc nấm giữa các công thức chưa có sự sai khác, sâu non mới bắt đầu có hiện tượng mọc nấm.
Bảng 3.2. Tỷ lệ mọc nấm B. amorpha trên sâu tơ trong phòng thí nghiệm
Công Nồng độ xử Tỷ lệ mọc nấm theo thời gian (%)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2 4 6 8 10
Ngày sau phun Tỷ lệ chết
ĐC 106
109
thức lí (bt/ml) 2 4 6 8 10
I 106 1,11a 10a 23,23a 52,22a 72,22a
II 109 2,22a 11,11a 20a 33,33c 51,11c
III 1012 3,33a 15,56a 35,56b 45,56b 65,56ab
LSD0,05 - 6,15 6,09 7,51 2,44 5,59
CV% - 12,5 22,1 12,7 2,5 3,9
Ngày thứ 4 sau phun, tỷ lệ mọc nấm ở cả 3 công thức đều tăng tương đối đồng đều, cao nhất ở nồng độ 1012 với 15,56%, giữa 3 công thức chưa có sự sai khác về mặt thống kê.
Ngày thứ 6 sau phun, công thức I và II không sai khác song cả hai đều biểu hiện sự sai khác với công thức III. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất vẫn nồng độ 1012 đạt 35,56%, thấp nhất là 20% ở nồng độ 109bt/ml.
Tám ngày sau phun, tỷ lệ mọc nấm ở 3 nồng độ đã có sự sai khác rõ rệt, có ý nghĩa về mặt thống kê nồng độ 106bt/ml biểu lộ sự sai khác rõ rệt với hai nồng độ còn lại và cho tỷ lệ mọc nấm đạt 52,22%, tỷ lệ thấp nhất là 33,33% ở 109bt/ml.
Mười ngày sau phun, sự sai khác giữa các nồng độ không thay đổi so với ngày thứ 8. Nồng độ 106bt/ml vẫn cho tỷ lệ mọc nấm cao nhất đạt 72,22%, thấp nhất vẫn là 109bt/ml đạt 51,11%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn so với nấm Metarhizium sp. Chỉ đạt 39,74% (Đinh Thị Hiền, 2007) [8].
Sự biến động tỷ lệ mọc nấm trên sâu tơ giữa các nồng độ thể hiện rõ ở biểu đồ 3.2. Ta thấy rằng, có sự biến động tương đối đồng đều giữa các nồng độ, ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 sau phun có sự biến động lớn ở nồng độ 106bt/ml, tỷ lệ mọc nấm vượt trội so với hai nồng độ còn lại, đạt trên 50%. Ngày thứ 10 sau phun, sự biến động về tỷ lệ mọc nấm đều nhau giữa các nồng độ, tạo nên 3 đường song song trên biểu đồ.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mọc nấm B. amorpha các pha phát triển của sâu tơ trong phòng thí nghiệm
Khả năng phòng trừ của nấm không chỉ có tác dụng tại thời điểm phun và thời gian ngắn sau phun mà nó có thể kéo dài rất lâu qua các pha phát triển của sâu hại. Cụ thể ở bảng 3.3.
Khi tiến hành xử lí chế phẩm nấm trên sâu non với mỗi lần lặp lại 30 con, lấy ngẫu nhiên từ tuổi 2 đến tuổi 4, sau 10 ngày phun ta thấy rằng nấm không chỉ mọc ở pha sâu non mà còn cả ở pha nhộng và trưởng thành. Thời gian đầu sau phun một số sâu non vẫn phát triển bình thường cho đến pha nhộng bắt đầu biểu hiện sự xâm nhiễm của nấm, bên trong lớp màng mỏng các sợi nấm màu trắng bông xuất hiện và dần đân bao phủ lấy nhộng. Có những nhộng vẫn phát triển và vũ hóa bình thường, song 1 - 2 ngày sau khi vũ hóa thì trưởng thành chết và mọc nấm. Ở nồng độ 106bt/ml
0 10 20 30 40 50 60 70 80 2 4 6 8 10
Ngày sau phun Tỷ lệ mọc nấm
106
109
pha nhộng đạt cao nhất với 35,55%, pha trưởng thành đạt 10%, nồng độ 1012bt/ml cho tỷ lệ mọc nấm ở pha sâu non cao nhất đạt 32,22%.
Bảng 3.3. Tỷ lệ mọc nấm B. amorpha các pha phát triển của sâu tơ trong phòng thí nghiệm
Nồng độ Pha phát triển Tỷ lệ mọc nấm theo thời gian (%)
2 4 6 8 10 106 Sâu non 1,11 10 21,11 26,67 26,67 Nhộng 0 0 2,22 17,78 35,55 Trưởng thành 0 0 0 6,67 10 109 Sâu non 2,22 11,11 17,78 23,33 24,44 Nhộng 0 0 2,22 10 21,11 Trưởng thành 0 0 0 2,22 3,33 1012 Sâu non 3,33 15,56 27,78 31,11 32,22 Nhộng 0 0 5,56 12,22 27,78 Trưởng thành 0 0 2,22 2,22 5,56