Điều kiện bán tự nhiên mà đề tài bố trí nghiên cứu là các thùng xốp, kích thước 60 × 60 × 40. Cho đất, phân chuồng vào 2/3 thùng xốp, trồng rau cải và chăm sóc, sau đó thả sâu vào để tiến hành thử nghiệm hiệu lực của nấm. Thả sâu tuổi 3 vào rau đã trồng sẵn trong thùng xốp sau 7 - 8 tiếng đồng hồ thì tiến hành phun nấm Beauveria amorpha ở nồng độ 106bt/ml - nồng độ có hiệu lực phòng trừ cao nhất.
Trong điều kiện bán tự nhiên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở các điều kiện độ ẩm khác nhau bằng cách thay đổi số lần tưới nước cho rau. Ở công thức XII tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, công thức XIII tưới ngày 1 lần
vào sáng sớm và công thức XIV tưới 2 ngày 1 lần vào sáng sớm. Kết quả thu được ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ của nấm B. amorpha trên sâu tơ trong điều kiện bán tự nhiên
CT Tỷ lệ sâu chết theo thời gian (%)
2 4 6 8 10
ĐC 3,33a 8,89a 13,33a 17,78a 22,22a
XII 4,6ab 11,11ab 30,77b 36,11b 60,87c
XIII 8,05b 28,4c 43,59c 62,67c 75,36d
XIV 6,9ab 14,29b 26,92b 32b 51,39b
LSD0.05 3,97 4,04 4,29 4,69 5,03
CV% 4,2 4,9 8,7 7,3 5,5
Hai ngày sau phun, tỷ lệ chết giữa các công thức phun nấm bắt đầu sai khác, công thức XIII sai khác so với XIV và XII, chúng đều sai khác có ý nghĩa với đối chứng. Tỷ lệ chết trong 3 công thức phun chế phẩm nấm cao nhất là 8,05% ở công thức XIII, thấp nhất 4,6% ở công thức XII.
Ngày thứ 4 sau phun, tỷ lệ chết ở các công thức sai khác có ý nghĩa với nhau. Sai khác lớn nhất là ở công thức XIII, đạt hiệu quả phòng trừ 28,4% tăng 20,35% so với ngày thứ 2. Tuy nhiên, so với thử nghiệm trong phòng ở cùng loài nấm thì hiệu quả đạt được cùng thời gian theo dõi là rất thấp, thấp hơn 35,9%.
Ngày thứ 6 sau phun, hiệu lực phòng trừ ở công thức XII tăng mạnh nhất đạt 30,77%, tăng 19,66% so với ngày thứ 4. Tuy nhiên, công thức XIII có hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 43,59%, cao hơn XII là 12,82%, nhưng thấp hơn thí nghiệm trong phòng 30,77%.
Sau phun 8 ngày, công thức XII và XIV không có sự sai khác, tỷ lệ chết ở hai công thức này tăng đều nhau. Công thức XIII tăng 19,08% so với ngày thứ 6, đạt hiệu lực phòng trừ cao nhất. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn thí nghiệm trong phòng 17,89%.
Mười ngày sau phun, giữa các công thức có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả phòng trừ, cao nhất vẫn ở công thức XIII đạt 75,36% cao hơn công thức XIV là 13,97%, thấp hơn thí nghiệm trong phòng 14,5%. So với thí nghiệm của Phạm Thị Thùy và Ngô Tự Thành sử dụng nấm Metarhizium anisopliae ở nồng độ 8.108bt/ml phòng trừ sâu tơ cũng ở điều kiện bán tự nhiên đạt 76% [18]. Như vậy, ở nồng độ thấp hơn (106) Beauveria amorpha đạt hiệu quả phòng trừ trên sâu tơ tương đương với Metarhizium anisopliae.
Qua kết quả thí nghiệm ta thấy rằng ở các độ ẩm khác nhau cho hiệu lực phòng trừ của nấm khác nhau, công thức tưới 1 lần/ngày cho hiệu quả cao nhất, công thức tưới 2 ngày/1 lần cho hiệu lực thấp nhất và công thức tưới 2 lần/ngày cho hiệu lực trung bình. Như vậy, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến hiệu lực phòng trừ của nấm, đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh độ ẩm phù hợp trên những đồng ruộng chủ động tưới tiêu nhằm mang lại hiệu lực phòng trừ cao nhất. Sự biến động tỷ lệ chết của 3 công thức được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.8. 0 10 20 30 40 50 60 70 80
2 4 6 8 Ngày sau phun10
Tỷ lệ chết (%) ĐC
Tưới 2 lần/ngày Tưới 1 lần/ngày Tưới 1 lần/2 ngày
Biểu đồ 3.8. Hiệu lực phòng trừ của nấm B. amorpha trên sâu tơ trong điều kiện bán tự nhiên
Từ biểu đồ 3.8. cho thấy rằng tỷ lệ chết ở công thức tưới 1 ngày 1 lần cho hiệu lực phòng trừ biến động tăng dần đều và cao hơn hẳn hai công thức tưới còn lại, sự biến động ở công thức tưới ngày 2 lần và hai ngày 1 lần có sự đổi chỗ trong 6 ngày đầu sau phun, về sau công thức tưới ngày 2 lần vượt lên.
Qua bảng 3.4 và bảng 3.11 ta thấy rằng hiệu lực phòng trừ của Beauveria amorpha ngoài điều kiện bán tự nhiên giảm hơn so với thí nghiệm trong phòng, điều này được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.9.
So sánh thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm trong điều kiện bán tự nhiên ta thấy rằng hiệu lực phòng trừ của nấm đã có giảm sút, đó là do sự tác động của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) ảnh hưởng đến sinh trưởng và hoạt tính của nấm, mặt khác trong điều kiện bán tự nhiên sâu có khả năng lẫn trốn cao hơn, nên khi phun nấm tỷ lệ tiếp xúc với chế phẩm thấp hơn do vậy ảnh hưởng đến hiệu lực phòng trừ của nấm.
Biểu đồ 3.9. So sánh hiệu lực phòng trừ nấm B. amorpha trong phòng thí nghiệm và ngoài bán tự nhiên
Biểu đồ 3.9 so sánh giữa hai kết quả phòng trừ cao nhất, một là ở thí nghiệm tuổi trong phòng (tuổi 3) và một là công thức XIII (ngày tưới 1 lần) trong điều kện bán tự nhiên. Qua sơ đồ ta thấy rằng tỷ lệ chết trong phòng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10 sau phun cao hơn trong điều kiện bán tự nhiên, đặc biệt là ngày thứ 6 sau phun
Để thấy rõ tác động của độ ẩm đến hiệu quả phòng trừ của nấm ta cần xét đến tỷ lệ mọc nấm ở 3 công thức phun thuốc trong điều kiện bán tự nhiên, ở những độ ẩm khác nhau cho tỷ lệ mọc nấm khác nhau. Điều này được thể hiện rõ ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tỷ lệ mọc nấm B. amorpha trên sâu tơ trong điều kiện bán tự nhiên
CT Tỷ lệ mọc nấm theo thời gian (%)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
2 4 6 8 10 Ngày sau phun
Tỷ lệ chết (%)
PTN BTN
2 4 6 8 10
XII 3,33a 12,22a 28,89b 36,67b 50a
XIII 2,22a 8,89a 34,44c 44,44c 61,11b
XIV 3,33a 7,78a 25,56a 28,89a 45,56a
LSD0,05 2,51 3,79 2,51 4,35 4,35
CV% 37,6 18,2 3,8 5,3 3,7
Ngày thứ hai sau phun, tỷ lệ mọc nấm giữa các công thức chưa có sai khác, công thức XII và XIV có tỷ lệ mọc nấm bằng nhau, đạt 3,33%, cao hơn công thức XIII cho tỷ lệ đạt 2,22%.
Bốn ngày sau phun, tỷ lệ mọc nấm giữa các công thức vẫn chưa sai khác có ý nghĩa, tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là 7,78% ở công thức XIV, cao nhất là 12,22% ở công thức XII, so với thí nghiệm trong phòng thấp hơn 3,34%.
Sáu ngày sau phun, giữa các công thức đã có sự sai khác rõ rệt, tỷ lệ mọc nấm tăng mạnh ở công thức XIII, tăng thêm 25,55% so với ngày thứ 4, đạt tỷ lệ cao nhất trong 3 công thức, tuy nhiên vẫn thấp hơn 24,44% so với thí nghiệm trong phòng.
Ngày thứ 8 sau phun, sự sai khác giữa các công thức không thay đổi, tỷ lệ mọc nấm ở 3 công thức tăng gần như đều nhau, công thức XIII vẫn đạt cao nhất với 44,44%, thấp hơn thí nghiệm trong phòng 25,56%.
Mười ngày sau phun, công thức XII và XIV không có sự sai khác, tỷ lệ mọc nấm giữa hai công thức này gần như tương đương nhau. Công thức XIII sai khác với hai công thức còn lại, cho tỷ lệ mọc nấm cao nhất là 61,11%, thấp hơn thí nghiệm trong phòng 20%.
Biểu đồ 3.10 cho thấy, ngày thứ tư đến ngày thứ sáu sau xử lí thuốc cả ba công thức tưới đều có tỷ lệ mọc nấm biến động lớn, trong đố lớn nhất là công thức ngày tưới 1 lần, công thức này vẫn duy trì mức độ biến động cao trong suốt 10 ngày theo dõi, cho tỷ lệ mọc nấm vượt trội hơn hai công thức còn lại.