Hiệu lực phòng trừ của nấm B.amorpha trên các pha phát triển sâu tơ

Một phần của tài liệu Sử dụng nấm beauveria amorpha và paecilomyces sp1 phòng trừ sâu tơ hại rau thập tự trong điều kiện thực nghiệm (Trang 30 - 36)

Qua các kết quả thí nghiệm trên ta đã thấy được tính ưu việt của nấm kí sinh côn trùng trong phòng trừ sâu hại. Để tăng hiệu quả phòng trừ cần phải xác định được tuổi sâu mẫn cảm với nấm nhất nhằm chọn thời điểm phun hợp lí.

Sâu hại thường phát triển theo lứa, do vậy trên đồng ruộng tuổi sâu mang tính đặc trưng, việc xác định tuổi sâu mẫn cảm với nấm rất có ý nghĩa trong phòng trừ, đặc biệt khi mật độ sâu có xu hướng tăng nhanh trên đồng ruộng.

Sâu tơ có 4 tuổi ở pha ấu trùng, pha nhộng và pha trưởng thành. Tiến hành xử lí nấm Beauveria amorpha trên 4 tuổi, tuổi 1 phun 50 con/lần lặp lại, tuổi 2, 3, 4 phun 30 con/lần lặp lại, trong điều kiện 27,90C, độ ẩm 89%RH. Thu được kết quả ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hiệu lực trừ sâu tơ bằng nấm B.amorpha trên sâu tơ theo tuổi

Tuổi Kích thước

(mm)

Tỷ lệ sâu chết theo thời gian (%)

ĐC - 12,17ab 17a 22,67a 25,67a 33,50a 1 0,8 - 1,2 40,17c 55,56d 61,62c 71,88c 75c 2 2 - 4 11,11b 40c 51,39b 60,87b 65,08b 3 5 - 7 3,7ª 41,03c 70,83d 81,16d 93,65d 4 8 - 12 4,76ab 29,63b 50,67b 56,94b 60,32b LSD0,05 - 3,14 4,2 4,2 3,14 3,95 CV% - 16,8 8,01 5,7 4 4,2

Bảng 3.4 cho thấy rằng, ngày thứ 2 sau phun, giữa các công thức đã xảy ra sai khác có ý nghĩa giữa các công thức. Hiệu lực phòng trừ cao nhất ở tuổi 1 đạt 40,17%, thấp nhất là tuổi 3 đạt 3,7%.

Ngày thứ 4 sau phun, giữa các tuổi có sự sai khác rõ rệt hơn, tuổi 2 và tuổi 3 sai khác với tuổi 1, tuổi 4 sai khác so với tuổi 2 và tuổi 3 và chúng đều sai khác so với công thức đối chứng. Tỷ lệ chết ở tuổi 2 và tuổi 3 gần như tương đương. Giai đoạn này hiệu quả phòng trừ cao nhất vẫn là tuổi 1 đạt 55,56%, thấp nhất trong bốn công thức phun thuốc là tuổi 4 đạt 29,63%.

Sáu ngày sau phun, tuổi 4 và tuổi 2 không sai khác có ý nghĩa, các công thức còn lại đều sai khác lẫn nhau. Tỷ lệ chết cao nhất đạt 70,83% ở tuổi 3, đây là một bước nhảy lớn cho thấy hiệu quả phòng trừ tăng mạnh ở tuổi này, tăng 29,8% so với ngày thứ 4, thấp nhất là tuổi 2 đạt 51,39%.

Ngày thứ 8 sau phun, hiệu lực phòng trừ ở các tuổi tăng đều, sự sai khác giữa các công thức không thay đổi. Tỷ lệ chết cao nhất đạt 81,16% ở tuổi 3, thấp nhất là 56,94% ở tuổi 4. So với thí nghiệm thử nghiệm nồng độ không có sự khác biệt, cùng nồng độ 106 thí nghiệm nồng độ cho tỷ lệ chết là 80,56%.

Mười ngày sau phun, sự sai khác của các công thức như ở ngày thứ 6, nhưng hiệu lực phòng trừ tăng lên rất nhiều, tỷ lệ chết cao nhất là 93,65% ở tuổi 3, thấp nhất là 60,32% ở tuổi 4. Thử nghiệm nồng độ cho tỷ lệ chết 89,86%

cho thấy tỷ lệ chết ở tuổi 3 vượt trội, cho thấy tính ưu việt khi lựa chọn tuổi phòng trừ phù hợp.

Sự biến động về tỷ lệ sâu chết ở các độ tuổi khác nhau khi xử lí nấm

Beauveria amorpha ở nồng độ 106bt/ml được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3. Hiệu lực trừ sâu tơ của nấm B. amorpha trên sâu tơ theo tuổi Qua biểu đồ ta thấy tuổi 1 hai ngày đầu có tỷ lệ chết rất cao, nhưng 8 ngày tiếp theo sự biến động về tỷ lệ chết lại ở mức rất thấp. Ở tuổi 2, trong khoảng bốn ngày đầu độ biến động về hiệu quả phòng trừ là rất lớn, sau đó tăng dần đều. Hiệu quả phòng trừ ở tuổi 3 là cao nhất, độ biến động trong sáu ngày đầu sau phun là rất lớn, vượt trội so với các tuổi khác.

Sâu tơ là loài gây hại mạnh, vòng đời của chúng rất ngắn bao gồm 4 tuổi, ở mỗi tuổi có đặc điểm sinh học sinh thái và khả năng thích nghi, gây hại khác nhau do vậy khả năng mọc nấm ở các độ tuổi là khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng 3.5. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2 4 6 8 10 Ngày sau phun

Tỷ lệ chết ĐC Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

Bảng 3.5. Tỷ lệ mọc nấm Beaveria amorpha trên sâu tơ theo tuổi

Tuổi Tỷ lệ sâu mọc nấm theo thời gian (%)

2 4 6 8 10

1 0a 12,67ab 20a 36,67a 38,67a

2 1,11a 20c 36,67b 61,11c 65,56c

3 2,22a 15,56bc 58,89c 70d 81,11d

4 0a 7,78a 36,67b 50b 55,56b

LSD0,05 2,14 4,28 5,4 2,9 1,8

CV% 9,1 7,7 8,3 2,01 1,8

Hai ngày sau phun, chưa có sâu mọc nấm ở tuổi 1 và tuổi 4, tuổi 2 và tuổi 3 đã có sâu mọc nấm nhưng tỷ lệ còn rất thấp, chỉ đạt cao nhất là 2,22%, giữa các công thức chưa có sự sai khác.

Ngày thứ 4 sau phun tỷ lệ mọc nấm đã tăng lên rất nhiều ở các độ tuổi, giữa các công thức đã sai khác có ý nghĩa, tuổi 2 cho tỷ lệ mọc nấm cao nhất đạt 20%, tăng 18,89% so với ngày thứ 2. Tuổi 4 có tỷ lệ mọc nấm thấp nhất, chỉ đạt 7,78%.

Ngày thứ 6 sau phun, sự biến động về tỷ lệ mọc nấm ở các độ tuổi khác nhau rõ rệt, tuổi 3 có tỷ lệ mọc nấm tăng cao nhất, tăng thêm 43,33% so với ngày thứ 4, tuổi 1 có tỷ lệ mọc nấm tăng thấp nhất, chỉ tăng 7,33%.

Ngày thứ 8 sau phun, giữa các công thức có sự sai khác rất lớn về mặt thống kê, sự khác biệt về hiệu lực phòng trừ ở các độ tuổi biểu hiện rất rõ ràng. Tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là tuổi 1 đạt 36,67%, cao nhất là tuổi 3 đạt 70%, cao hơn tuổi 1 là 33,33%.

Sau phun 10 ngày, sự sai khác giữa các công thức không thay đổi so với ngày thứ 8, tuy nhiên tỷ lệ mọc nấm tăng rõ rệt và đạt 81,11% ở tuổi 3, càng khẳng định hiệu quả phòng trừ của Beauveria amorpha đối với tuổi 3. Trong khi đó tỷ lệ mọc nấm khi thử nghiệm nồng độ đạt 72,22% cùng thời gian theo dõi, tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là 38,67% ở tuổi 1.

Như vậy, tuổi 3 là tuổi mẫn cảm nhất của sâu tơ đối với nấm Beauveria amorpha. Mức độ tác động khác nhau của nấm lên sâu tơ ở các độ tuổi được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mọc nấm Beauveria amorpha trên sâu tơ theo tuổi Qua biểu đồ cho thấy sau bốn ngày xử lí nấm tỷ lệ mọc nấm bắt đầu tăng cao ở các công thức, đặc biệt ở tuổi 3, từ ngày thứ tư đến ngày thứ sáu sự biến động về tỷ lệ mọc nấm ở tuổi này rất lớn, vượt trội nhất trong bốn công thức. Trong khoảng ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 tỷ lệ mọc nấm ở tuổi 3 vẫn tăng mạnh và đều, tạo thành một đường thẳng trên biểu đồ. Trong khi đó tuổi 1, tuổi 2, tuổi 4 từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 tỷ lệ mọc nấm gần như không tăng, đường biểu diễn ở đoạn này gần như là một đường nằm ngang.

Sau phun 10 ngày, trên tuổi 1 Beauveria amorpha chỉ tác động lên giai đoạn sâu non, những con đã chuyển sang giai đoạn nhộng và trưởng thành không có sự phát triển của nấm. Tuổi 2 và tuổi 3 phần sâu non bị mọc nấm, những con chuyển sang pha nhộng bị nấm gây hại rất ít, còn trưởng thành phát

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2 4 6 8 10

Ngày sau phun Tỷ lệ mọc nấm (%)

Tuổi1 Tuổi2 Tuổi3 Tuổi4

triển bình thường và không chịu tác động của nấm, tỷ lệ mọc nấm trên sâu non của tuổi 2 là 53,33%, trên nhộng là 12,22%. Tỷ lệ mọc nấm trên sâu non của tuổi 3 là 65,55%, trên nhộng là 15,56%. Đối với tuổi 4, nấm phát triển trên cả 3 pha phát triển, cao nhất là nhộng với 26,67%, tiếp đến là sâu non 20% và cuối cùng là trưởng thành với 8,89%. Kết quả cụ thể biểu hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ mọc nấm B.amorpha trên các pha phát triển của sâu tơ

Tuổi Pha phát

triển

Tỷ lệ mọc nấm theo thời gian (%)

2 4 6 8 10 2 Sâu nonNhộng 1,110,00 20,000,00 36,670,00 51,1110,00 53,3312,22 3 Sâu non 2,22 15,56 51,11 58,89 65,56 Nhộng 0,00 0,00 7,78 11,11 15,56 4 Sâu nonNhộng 0,000,00 7,780,00 17,7818,89 20,0025,56 20,0026,67 TT 0,00 0,00 0,00 2,22 8,89

Sâu tơ có 4 pha phát triển là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Nhộng và trưởng thành tuy không phá hại sản xuất nhưng chúng là đối tượng tạo ra sâu non gây hại cho sản xuất. Việc phòng trừ nhộng, trưởng thành rất có ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại, nó giúp giảm thiểu đáng kể số lượng sâu ở lứa tiếp theo, thậm chí nếu tiến hành tiêu diệt hiệu quả nhộng và trưởng thành thì có thể kìm hãm được quần thể sâu tơ dưới ngưỡng kinh tế và do đó không cần các biện pháp để tiêu diệt sâu non. Khi xử lí Beauveria amorpha trên nhộng và trưởng thành cho được kết quả ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tỷ lệ chết và mọc nấm B.amorpha trên nhộng và trưởng thành sâu tơ

Pha PT CT Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ mọc nấm (%)

3 5 7 3 5 7

Nhộng XLTĐC 16,673,33 28,8910 37,7820 16,67- 26,67- 35,56-

TT XLT - - - 4,44 14,44 21,11

CT là công thức ; XLT là xử lý thuốc.

Sau 7 ngày theo dõi tỷ lệ nhộng không vũ hóa đạt 37,78%, tỷ lệ mọc nấm 35,56% đối với nhộng, 21,11% đối với trưởng thành. Tỷ lệ này rất thấp so với nghiên cứu phòng trừ trưởng thành sâu tơ của Michael j. Furlong và Judith K. Pell sử dụng nấm Beauveria bassiana đạt tỷ lệ chết 100% và nấm Zophthora radicans đạt 85% [23].

Một phần của tài liệu Sử dụng nấm beauveria amorpha và paecilomyces sp1 phòng trừ sâu tơ hại rau thập tự trong điều kiện thực nghiệm (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w