Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về Paecilomyces trong phòng trừ sâu hại như ở trường Đại học Cần Thơ, người ta đã nghiên cứu và chế thành sản phẩm sinh học phun trên nhiều loại cây trồng, song chỉ mới nghiên cứu sơ bộ chưa đưa ra ngoài thực tiễn [21]. Việc nghiên cứu nấm Paecilomyces sp1. phòng trừ sâu tơ rất có ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ sinh học, giảm ô nhiễm môi trường và an toàn cho người sử dụng sản phẩm rau.
Tiến hành phun Paecilomyces sp1. ở 3 nồng độ 105, 107, 109bt/ml với điều kiện nhiệt độ 27,190C, 89%RH cho hiệu quả phòng trừ thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hiệu lực trừ sâu tơ của nấm Paecilomyces sp1. trong phòng thí nghiệm
Hai ngày sau phun, hiệu quả phòng trừ ở nồng độ 105bt/ml và 109bt/ml đã có sự sai khác so với công thức đối chứng và sai khác rõ rệt với nồng độ 107bt/ml, nồng độ 107bt/ml có sự sai khác so với đối chứng cho tỷ lệ chết thấp nhất chỉ đạt 2,47%, thấp hơn cả đối chứng, tỷ lệ chết cao nhất ở 105bt/ml đạt 22,62%.
Công thức Nông độ
xử lý (bt/ml)
Tỷ lệ sâu chết qua các ngày thí nghiệm (%)
2 4 6 8 10
ĐC - 9,65b 11,80a 16,10a 18,29a 26a
IV 105 22,62c 30,95b 38,46b 47,44b 47,44b
V 107 2,47a 8,64a 54,67c 73,61d 98,25d
VI 109 21,84c 34,57c 60,49d 64,10c 68,06c
LSD0,05 - 3,2 4,5 3,5 6,5 9,8
Ngày thứ 4 sau phun, giữa các công thức đã có sai khác rõ rệt, nồng độ 109bt/ml cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 34,57% sai khác lớn với đối chứng và 107bt/ml, 105bt/ml. Tuy nhiên, hiệu quả này thấp hơn nhiều so với nấm
Beauveria amorpha cùng thời gian theo dõi cho tỷ lệ chết 64,10% ở nồng độ
106bt/ml. Như vậy, khả năng phòng trừ của Beauveria amorpha cao hơn rất nhiều
Paecilomyces sp1. ở cùng thời điểm xét cả về nồng độ lẫn tỷ lệ chết.
Ngày thứ 6 sau phun, giữa 4 công thức mang sự sai khác có ý nghĩa, số sâu chết tỷ lệ thuận với nồng độ phun, thấp nhất là 105bt/ml đạt 38,46%, cao nhất là 60,49% ở nồng độ 109bt/ml, song tỷ lệ này vẫn thấp hơn Beauveria amorpha cùng thời điểm ở nồng độ 106 đạt 74,36%, tức là thấp hơn 13,87%.
Ngày thứ 8 sau phun, cả 4 công thức đều sai khác có ý nghĩa với nhau, thấp nhất vẫn là nồng độ 105bt/ml đạt 47,44% nhưng hiệu quả phòng trừ cao nhất ở nồng độ 107bt/ml, cho tỷ lệ chết là 73,61%. Trong khi ở cùng thời điểm Beauveria amorpha
cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 83,83% ở nồng độ 109bt/ml.
Ngày thứ 10 sau phun, hiệu quả phòng trừ thể hiện rõ rệt ở nồng độ 107bt/ml, tỷ lệ chết tăng vượt trội hơn 2 nồng độ còn lại, đạt 98,25%, tăng 24,64% so với ngày thứ 8. Cùng thời điểm, nấm Beauveria amorpha cho hiệu quả cao nhất là 89,96% ở nồng độ 106, thấp hơn Paecilomyces sp1. là 8,29%. Giữa các nồng độ xảy ra sự sai khác lớn có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự biến động về số lượng sâu chết khi xử lí nấm
Biểu đồ 3.5. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ bằng nấm Paecilomyces sp1. trong phòng thí nghiệm
Qua biểu đồ cho thấy 4 ngày đầu sau phun, hiệu lực phòng trừ chưa biến động lớn. Ở nồng độ 105, tỷ lệ chết biến động rất thấp. Ngược lại, nồng độ 107bt/ml thể hiện rõ khả năng phòng trừ vượt bậc của Paecilomyces sp1. đặc biệt là trong khoảng ngày thứ tư đến ngày thứ sáu sau phun, có độ biến động rất lớn, đây cũng là nồng độ có biến động về tỷ lệ chết lớn nhất trong hai loài nấm thử nghiệm.
Sự khác nhau về hiệu lực phòng trừ của hai loài nấm Beauveria amorpha và
Paecilomyces sp1. được thể hiện ở biểu đồ 3.6. 0 20 40 60 80 100 120 2 4 6 8 10
Ngày sau phun Tỷ lệ chết
ĐC 105
107
Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu lực phòng trừ sâu tơ của Beauveria amorpha và
Paecilomyces sp1. trong phòng thí nghiệm
Từ kết quả của hai nồng độ có hiệu quả phòng trừ cao nhất của hai loài nấm 106bt/ml của Beauveria amorpha và 107bt/ml của Paecilomyces sp1. so sánh hiệu lực phòng trừ của hai loại nấm, thấy rằng ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 sau phun tỷ lệ chết của Beauveria amorpha vượt trội hơn hẳn Paecilomyces sp1. Tuy nhiên, đến ngày thứ 10 sau phun hiệu lực của Paecilomyces sp1. cao hơn. Như vậy, mỗi loại nấm có những ưu điểm riêng Beauveria amorpha cho hiệu lực phòng trừ nhanh, những ngày đầu cho tỷ lệ chết cao, ngược lại Paecilomyces sp1. lại đạt hiệu quả phòng trừ 10 ngày sau phun cao, cho thấy khả năng phòng trừ của loài nấm này tương đối dài.
Để thấy sự phát triển của Paecilomyces sp1. trên sâu tơ chúng ta cần xét đến tỷ lệ mọc nấm được thể hiện rõ ở bảng 3.9. 0 20 40 60 80 100 120
2 4 6 8 10 Ngày sau phun
Tỷ lệ chết (%) Beauveria amorpha
Bảng 3.9. Tỷ lệ mọc nấm Paecilomyces sp1. trên sâu tơ trong phòng thí nghiệm.
Công thức
Nồng độ xử lý (bt/ml)
Tỷ lệ mọc nấm qua các ngày thí nghiệm (%)
2 4 6 8 10
IV 105 2,08a 10,42a 20,83a 27,08a 31,25a
V 107 4,44ab 18,89b 46,67b 60c 63,33b
VI 109 7,53b 17,20b 45,16b 52,69b 60,22b
LSD0,05 - 4,8 4,8 7,9 4,2 4,9
CV% - 4,56 3,8 9,4 4,1 4,2
Ngày thứ 2 sau phun, trên sâu non đã mọc nấm tương đối nhiều, tỷ lệ mọc nấm vượt trội so với Beauveria amorpha, giữa các nồng độ xử lý đã mang sai khác có ý nghĩa. Nồng độ 107bt/ml sai khác so với nồng độ 105bt/ml và 109bt/ml.
Ngày thứ 4 sau phun, tỷ lệ mọc nấm ở nồng độ 107bt/ml và 109bt/ml gần như tương đương, giữa chúng không sai khác, nồng độ 105bt/ml sai khác so với hai nồng độ còn lại. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất là 18,89% ở nồng độ 107bt/ml, cao hơn so với
Beauveria amorpha chỉ đạt 15,56% ở nồng độ 1012bt/ml cùng thời gian theo dõi. Ngày thứ 6 sau phun, tỷ lệ mọc nấm ở nồng độ 105bt/ml sai khác với 2 nồng độ còn lại, nồng độ 107bt/ml và 109bt/ml tăng dần và sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất là 46,67% ở nồng độ 107bt/ml, cao hơn tỷ lệ cao nhất của Beauveria amorpha cùng thời gian theo dõi là 35,56% ở nồng độ 1012bt/ml.
Ngày thứ 8 sau phun, có sự sai khác có ý nghĩa ở 3 công thức với nhau. Tỷ lệ mọc nấm thấp nhất là 27,08% ở 105bt/ml và cao nhất là 60% ở 107bt/ml, cao hơn tỷ lệ mọc nấm của Beauveria amorpha cùng thời điểm đạt 52,22% ở nồng độ 106bt/ml.
Mười ngày sau phun, tỷ lệ mọc nấm không có sự sai khác có ý nghĩa giữa nồng độ 107bt/ml và 109, nhưng chúng sai khác có ý nghĩa với nồng độ 105bt/ml. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất là 63,33% ở nồng độ 107bt/ml, thấp hơn tỷ lệ mọc nấm của Beauveria amorpha đạt 72,22% ở nồng độ 106bt/ml trong cùng thời gian theo dõi. Để thấy rõ sự biến đổi của tỷ lệ mọc nấm giữa các nồng độ ta theo dõi biểu đồ 3.7.
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mọc nấm Paecilomyces sp1. trên sâu tơ trong phòng thí nghiệm Qua biểu đồ cho thấy, nồng độ 105bt/ml có sự biến động về tỷ lệ mọc nấm thấp, thể hiện hiệu lực phòng trừ thấp hơn rất nhiều so với hai nồng độ còn lại. Nồng độ 107bt/ml và 109bt/ml có độ biến động lớn cho tỷ lệ mọc nấm biến động tương đương nhau.
Cũng giống như Beauveria amorpha, Paecilomyces sp1. cho hiệu lực phòng trừ kéo dài và tác động đến tất cả các pha phát triển của sâu tơ. Tỷ lệ mọc nấm trên sâu non cao nhất là nồng độ 107 đạt 43,33%, tỷ lệ mọc nấm cao nhất trên nhộng là 13,33% cũng ở 107 và tỷ lệ mọc nấm trên trưởng thành cao nhất là 9,68% ở nồng độ 1012. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tỷ lệ mọc nấm Paecilomyces sp1. trên các pha phát triển của sâu tơ trong phòng thí nghiệm
Công
thức Pha PT
Tỷ lệ mọc nấm theo thời gian.
2 4 6 8 10 0 10 20 30 40 50 60 70 2 4 6 8 10
Ngày sau phun Tỷ lệ mọc nấm (%)
105
107
IV Sâu non 2,08 10,42 14,58 17,71 19,79 Nhộng 0,00 0,00 5,21 6,25 7,29 Trưởng thành 0,00 0,00 1,04 2,08 4,17 V Sâu nonNhộng 5,560,00 15,562,22 34,4410,00 42,2211,11 43,3313,33 Trưởng thành 0,00 0,00 2,22 5,56 6,67 VI Sâu non 7,53 11,83 32,26 35,48 37,63 Nhộng 0,00 3,23 7,53 9,68 12,90 Trưởng thành 0,00 2,15 4,30 6,45 9,68
Hiệu lực phòng trừ kéo dài là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại, không giống như thuốc thảo mộc hay hóa học chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn đối với một lứa sâu, chế phẩm nấm duy trì mầm bệnh trên cơ thể dịch hại, làm dịch hại chết từ từ sẽ làm cho tỷ lệ lây nhiễm tự nhiên tăng lên nhờ sự truyền bệnh giữa con nhiễm nấm và con chưa bị nhiễm nấm, do vậy duy trì nguồn nấm trên đồng ruộng và tăng hiệu quả phòng trừ lên rất cao qua nhiều thế hệ sâu hại.