Đất trồng vải thiều Thanh Hà và đất không trồng vải thiều Thanh Hà (theo phương pháp ICP MS)

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần nguyên tố vi lượng cu, zn, mo, mn, v trong đất trồng vải thiều thanh hà hải dương luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 68 - 75)

phương pháp ICP - MS)

Qua bảng 3.8 và biểu đồ ta thấy hàm lượng tổng số các nguyên tố vi lượng của các mẫu đất trong đất trồng vải thiều Thanh Hà, huyện Thanh Hà cao hơn so với các mẫu đất không trồng vải thiều (mẫu đối chứng), trừ Mo.

Để so sánh số liệu giữa các mẫu đất, chúng tôi phân tích các số liệu của phương pháp ICP-MS.

Hình 3.9:Hàm lượng vi lượng molipden của các mẫu đất

Mo là một nguyên tố có chức năng sinh lý đặc biệt đối với thực vật như xúc tác nhiều hệ enzim và là thành phần cấu trúc enzim, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cố định nitơ, tổng hợp vitamin và chất diệp lục…Kết quả thu được hàm lượng tổng số Mo ở các mẫu đất trong đất trồng vải thiều Thanh Hà, huyện Thanh Hà thấp hơn so với các mẫu đất không trồng vải thiều (đối chứng). Như vậy hàm lượng Mo cao trong các mẫu đất không phải là yếu tố làm tăng chất lượng vải thiều.

Hình 3.10:Hàm lượng vi lượng vanadi của các mẫu đất

Hàm lượng V trong các mẫu đất nói chung không có sự khác nhau đáng kể. Mặc dù trong các TCVN chưa có giá trị giới hạn của V đối với đất nông nghiệp, nhưng hàm

lượng V này so với một số nguồn đất khác nằm trong khoảng giá trị bình thường, không có sự khác biệt lớn. Điều đó có nghĩa là V không thể là yếu tố gây ra sự khác biệt giữa các vùng đất đối với việc canh tác cây vải thiều.

Hình 3.11:Hàm lượng mangan của các mẫu đất

Mn cần cho tất cả mọi loại cây. Trong các loại cây có nhu cầu Mn cao phải kể đến là củ cải đường, các loại ngũ cốc, bông, khoai tây, các loại cây ăn quả. Mn tham gia tích cực trong quá trình tổng hợp aminoaxit cũng như trong quá trình tổng hợp protein. Mn tham gia cấu trúc hoặc tác nhân hoạt hoá của nhiều hệ enzim chuyển hoá và tổng hợp protein nên có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh lý của thực vật như trao đổi gluxit, auxin, vitamin… từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ cũng như tăng năng suất cây trồng.. Lượng Mn của các mẫu đất trong đất trồng vải thiều Thanh Hà, huyện Thanh Hà cao hơn hẳn (709,40ppm) so với các mẫu đất không trồng vải thiều (287,06ppm) có thể là yếu tố góp phần làm chất lượng vải thiều Thanh Hà ở huyện Thanh Hà cao hơn so với vải trồng ở các loại đất khác.

Hình 3.12: Hàm lượng vi lượng đồng của các mẫu đất

Như chúng ta đã biết nếu thiếu Cu thì dẫn đến ức chế sự ra hoa và tạo quả, còn nếu cung cấp đủ đồng thì tăng cường quá trình sinh lý – quang hợp, thoát hơi nước, trao đổi chất protein… Lượng Cu của các mẫu đất trong đất trồng vải thiều Thanh Hà, huyện Thanh Hà cao hơn so với các mẫu đất không trồng vải thiều có thể là yếu tố góp phần làm chất lượng vải thiều Thanh Hà ở huyện Thanh Hà cao hơn so với các mẫu đất không trồng vải thiều.

Như đã nêu trong tổng quan, Zn có vai trò quan trọng đối với các loại cây ăn quả do nó ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, thụ phấn và tích lũy đường, tinh bột. Nếu đủ lượng Zn thì có tác dụng thúc quả chín sớm, tăng kích thước quả, tăng lượng đường, giảm độ chua của quả. Tuy nhiên hàm lượng Zn tổng số ở 2 vùng có sự chênh lệch rất xa nhau, hàm lượng Zn ở trong đất trồng vải thiều Thanh Hà, huyện Thanh Hà cao hơn nhiều so với các mẫu đất không trồng vải thiều. Điều này có thể là yếu tố góp phần làm cho chất lượng, sản lượng vải thiều Thanh Hà ở huyện Thanh Hà cao hơn so với các mẫu đất không trồng vải thiều.

Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các loại đất, chúng tôi so sánh giá trị trung bình của các nguyên tố giữa các loại đất như trong bảng sau.

Bảng 3.9 . So sánh giá trị trung bình hàm lượng các nguyên tố trong hai loại đất.

Nguyên tố Đất trồng vải Đất đối chứng TBNC/TBĐC Ảnh hưởng đến cây trồng Cu 63,43 38,06 1,67 + Zn 143,65 92,88 1,55 + Mn 709,40 287,06 2,47 + Mo 0,7355 1,431 0,51 - V 107,02 95,535 1,12 (?) (+): tích cực; (-) tiêu cực; (?) chưa rõ.

Tóm lại, Kết quả phân tích tuy chưa lý giải một cách đầy đủ về sự ảnh hưởng của chất lượng đất đến chất lượng vải thiều song phần nào cũng khẳng định rằng các nguyên tố vi lượng Zn, Cu, Mo, Mn, V có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của loại đặc sản này, tuy nhiên mức độ và chiều hướng ảnh hưởng có khác nhau. Để làm rõ điều này cần nghiên cứu trên diện rộng hơn nữa mới có thể tìm ra quy luật ảnh hưởng. Vấn đề phức tạp là ở chỗ các nguyên tố không tác động đến chất lượng cây trồng một cách riêng rẽ mà trong một quan hệ qua lại lẫn nhau, nghĩa là ảnh hưởng có lợi nhất đối với cây

trồng sẽ tương ứng với một tỷ lệ nhất định giữa các nguyên tố vi lượng. Đây còn là vấn đề khoa học cần nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đã xác định một số chỉ tiêu thổ nhưỡng cơ bản của đất trồng vải thiều Thanh Hà ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bao gồm: hàm lượng tổng khoáng, độ chua thủy phân, tổng lượng mùn, dung tích hấp thụ, hệ số khô kiệt, pHH2O và pHKCl. Kết quả cho thấy, so với các mẫu đất đối chứng, đất trồng vải có môi trường tương đối kiềm, giàu khoáng hơn, tương đối nghèo mùn, song có chỉ số CEC cao hơn hẳn.

2. Đã xác định dạng tổng số hàm lượng các nguyên tố vi lượng quan trọng nhất, bao gồm: Zn, Cu, Mo, Mn và V. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố trên ở huyện Thanh Hà cao hơn hẳn ở mẫu đối chứng (trừ Mo). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Đất giàu hàm lượng các vi lượng khoáng quan trọng này có thể là một trong những

nguyễn nhân làm cho vải thiều Thanh Hà có năng suất, chất lượng cao hơn ở những nơi khác lân cận.

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ mới dừng lại ở việc xác định và phân tích một số nguyên tố vi lượng bằng phương pháp ICP – MS.

Với các số liệu mà đề tài thu được có thể giúp ích cho các nhà quản lý nông nghiệp, nhà vườn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, loại phân bón đặc biệt là phân vi lượng thích hợp cho cây vải thiều nhằm khai thác tiềm năng đất trồng vải thiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vì đây là loại đặc sản đem lại lợi nhuận cho các nhà vườn rất cao so với các loại cây trồng khác.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần nguyên tố vi lượng cu, zn, mo, mn, v trong đất trồng vải thiều thanh hà hải dương luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 68 - 75)