Vai trò của giáo viên và học sinh trong môi trường E-learning

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống e learning hỗ trợ tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình ở trường THPT luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 31 - 34)

Môi trường học là toàn bộ các thành tố vật chất cũng như tinh thần có tác độn g qua lại với chủ thể, chi phối hình thức, tính chất và kết quả hoạt động của chủ thể. Đặc trưng của môi trường là cấu trúc các thành khảo nên môi trường và tương quan giữa các thành tố đó [15].

Trong môi trường E-learning, khi đó MVT thể hiện hệ thống E-learning có nh ững tác động:

• Thực hiện vai trò giảng dạy như một GV

• Cung cấp tài liệu học tập mới có tính tương tác, dễ mang, dễ cập nhật.

• Cung cấp nguồn tài nguyên học tập phong phú, rất dễ truy cập, phân phối và có thể khai thác linh hoạt .

• Cung cấp công cụ học tập mới có khả năng hợp tác với người sử dụng để giúp người sử dụng khai thác hết khả năng làm việc của họ

• Cung cấp kênh giao tiếp, truyền thông mới giữa GV và HS, giữa HS với H S, giữa HS với các đối tượng khác.

• Cung cấp công cụ kiểm tra, đánh giá mới khách quan và chính xác .

• Cung cấp một hệ thống và công cụ quản lý dạy học mới.

Như thế, sự xuất hiện của hệ thống E-learning trong dạy học tạo cơ sở để có những thay đổi căn bản trong môi trường lớp học. Trong đó, khả năng thay đổi rõ nhất, q uan trọng nhất là diện mạo và vai trò của GV, HS, nội dung và tài liệu học tập. Khi tích hợp hệ thống E-learning vào môi trường lớp học, số các thành tố cơ bản của lớp học về c ơ bản vẫn như cũ, nhưng từng thành tố có những thay đổi như sau:

- Học sinh: HS không chỉ là những người đang "ngồi" trong lớp học, mà là nh ững người đang “hiện diện” và chia sẻ cùng một chủ đề học tập, cùng tham gia các hoạt động học với những HS khác và với GV đang làm việc trong lớp (qua hệ thống E-learnin g). HS cũng có thể không cùng lứa tuổi, dân tộc, quốc tịch. . .nhưng điểm chung giữa nh ững HS là cùng chấp nhận khoá học trực tuyến và vượt qua vòng kiểm tra kiến thức đầu vào.

- Giáo viên: Trong môi trường E-learning, không chỉ có GV đang trực tiếp t rong lớp tham gia vào các hoạt động trình bày tài liệu, trao đổi thảo luận, giải pháp thắc mắc, nhưng còn có thể có thêm những GV hoặc chuyên gia khác. Sự tham gia của các GV, chuyên gia này có thể là trực tiếp trên lớp, hay trực tuyến qua internet. Vai trò của GV trở nên linh động hơn, bao gồm một phạm vi rất rộng: giáo dục, hướng dẫn, dạy học, cố vấn, nghiên cứu lý thuyết học tập, lập chương trình đào tạo, chuyên gia chuyên ngành, kiểm tra đánh giá. . .

Để thành công trong một khoá học trực tuyến thì GV không những phải phát triển những kỹ năng sư phạm mới mà còn phải tiếp thu những kỹ năng mới về quản lý và kỹ thuật. Sau đây là một số kỹ năng chủ yếu:

- Kỹ năng sư phạm: Phải nghĩ rằng môi trường trực tuyến là một dạng khác so với môi trường lớp học trong sự tương tác với HS; Tích cực tham khảo các khoá học trự c tuyến khác từ các đồng nghiệp hoặc từ internet; Sẵn sàng đầu tư công sức và thời gian để phúc đáp các câu hỏi của HS; Phải sáng tạo trong việc lập kế hoạch làm thế nào sử dụ ng hệ thống E-learning để dạy hiệu quả hơn.

- Kỹ năng quản lý: Phải xây dựng các nguyên tắc dạy học riêng của mình, yêu cầu HS thực hiện theo các nguyên tắc đó và kiên trì với các nguyên tắc đã dề ra; Phải thư ờng xuyên liên hệ để được hỗ trợ từ các chuyên gia về CNTT&TT của đơn vị mình.

- Kỹ năng về kỹ thuật: Trang bị những kỹ năng cơ bản về máy tính; Xác định xem cần phải học thêm các chương trình ứng dụng mới cho việc dạy học trên hệ thống

E-learning.

- Nội dung và tài liệu học tập: Với mỗi cấp học, môn học cụ thể, nội dung tron g dạy học truyền thống (chủ yếu là tài liệu in) rất khó cập nhật, không có tính tương tác, đáp ứng thụ động với nhu cầu học tập. Tài liệu học tập trong môi trường E-learning rất đ a dạng (e - book, giáo trình điện tủ phầm mềm môphỏng. . .) dễ phân phối, dễ cập nhật, d ễ truy cập. Đặc biệt, tài liệu học tập dựa trên cơ sở máy tính là những tài liệu có tính tương tác cao, có thể đáp ứng tích cực (tương đối chủ động) với nhu cầu học tập. Nguy c ơ hiện nay không phải là việc thiếu thông tin, mà là quá tải thông tin, khiến HS nhiều khi khó có thể lựa chọn được thông tin phù hợp nhất. Vì thế, trong môi trường E-learning thì kỹ năng tìm kiếm thông tin, kiến thức để đánh giá lựa chọn thông tin phù hợp rất quan tr ọng.

- Tương quan giữa các thành tố: Môi trường E-learning là môi trường mà tác động đến con người theo cách không hoàn toàn giống với môi trường truyền thống trước đó. Mỗi cá nhân trong môi trường giáo dục này có thể tham gia các hoạt động tương tác trong cả thế giới thật và thế giới ảo. Vừa có thể tham gia tương tác trực tiếp với GV đan g dạy, với bạn học trong lớp, lại vừa có thể tham gia tương tác, cùng hoạt động, trao đổi với một HS khác/GV khác trong thế giới ảo. Môi trường E-learning đặt HS vào thế chủ động rất cao, trao cho quyền kiểm soát phần lớn tiến trình và mức độ tham gia bài học c ủa bản thân. Đặc biệt,trong môi trường E-learning, HS có thể tham gia hoặc rời bỏ tương tác bất cứ lúc nào họ muốn mà không phải chịu sự kiểm soát như môi trường lớp học hiệ n tại.

Trong môi trường E-learning, HS và GV có rất nhiều thay đổi trong vai trò ho ạt động và tương quan với các thành phần còn lại của môi trường:

Học Sinh Giáo Viên

Người khám phá Người hỗ trợ ( facilitator ) Người thực hành nhận thức Người hướng dẫn

Học viên Người cùng học ( co-learner )

Làm ra tri thức Tổ chức tri thức

Chỉ đạo và quản 1ý việc học của chính bản thân

Phát triển chuyên môn, thiết kế chương trình, chỉ đạo nghiên cứu

Trong hệ thống E-learning, vai trò của người học là trung tâm. Việc áp dụng E-learning vào thực tế phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện triển khai hệ thống.Có thể tổ chức thực hiện E-learning ở nhiều cấp độ khác nhau.

Có ba cấp độ tổ chức thực hiện E-learning:

- Cấp độ 1: CBT (Computer-Based Training-Học trên máy tính) & WBT

(Web-Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet): Khởi đầu của mọi mô hình E- learning.

• Học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô hình học qua Web đang ngày càng phát triển).

• Có kiểm tra đầu vào.

• Học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài.

• Học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn.

• Chi phí thấp.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống e learning hỗ trợ tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình ở trường THPT luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w