Xây dựng thư viện các hình ảnh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống e learning hỗ trợ tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình ở trường THPT luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 47 - 50)

- Kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng của học sinh.

2.2.2.1. Xây dựng thư viện các hình ảnh

Xây dựng thư viện Multimedia là một trong những công việc trọng yếu của việc thiết kế hệ thống E-learning. Để xây dựng được thư viện Multimedia chúng ta phải dựa vào những yếu tố sau:

Phải nắm được nội dung yêu cầu của bài giảng, các dữ liệu cần thiết để phục vụ cho bài giảng đó.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay cho phép chúng ta sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để chụp lại các thí nghiệm , các hiện tượng quang học xảy ra trong tự nhiên một cách khá dễ dàng.

Tiến hành thu thập, tìm kiếm các dữ liệu, tư liệu về bài học . Hệ thống mạng máy tính cùng với các công cụ tìm kiếm trên website cho phép chúng ta tìm kiếm thông tin, dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh… từ các công

cụ như http://google.com, http://bing.com, http://vinaseek.com...ngoài ra các tư liệu này còn được thu thập từ các sách tham khảo, các tạp chí sách báo chuyên ngành…

Ví dụ dùng http://google.com với từ khóa “ Phản xạ toàn phần” cho ta các hình ảnh

Hình 2.1: Hình ảnh thu được bằng google search với từ khóa “ Phản xạ toàn phần”

Một phần mềm tra cứu không thể thiếu là PhysDict- phần mềm từ điển vật lý phổ thông, giúp tra cứu các từ, thuật ngữ thông dụng của chuyên ngành vật lý.

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ tìm kiếm để sưu tầm các hình ảnh cho hệ thống, phục vụ cho các bài giảng trực tuyến, ta cũng có thể tìm kiếm ở các địa chỉ website cụ thể: http://thuvienvatly.com, http://www.hk-phy.org .Những hình ảnh này được lựa chọn để làm tăng tính trực quan cho các thí nghiệm chỉ được trình bày bằng lời khi dạy các kiến thức: đường đi của tia sáng qua lăng kính, đường đi của tia sáng qua thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kỳ,… góp phần trực quan hóa các thí nghiệm nghiên cứu kiến thức mới…

Với trang http://phys23p.sl.psu.edu/phys_anim/optics/indexer_optics.html

chúng ta có thể sưu tầm các hình ảnh động ( được thiết kế trên phần mềm macromedia Flash và chuyển thành các file định dạng *.avi) biểu diễn đường truyền của tia sáng và sự tạo ảnh của vật qua thấu kính và một số hình ảnh động khác.

Hình 2.2: Ảnh mô hình tạo ảnh qua thấu kính

Từ địa chỉ trang http://physics-animations.com/Physics/English/optics.htm

chúng ta tìm được các hình ảnh động có định dạng *.gif mô phỏng các thí nghiệm về hiện tượng phản xạ và khúc xạ, đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính,…

Hình 2.3: Các tài liệu phần “quang hình học”

Địa chỉ http://www.upscale.utoronto.ca/GeneralInterest/Harrison/Flash/ là website cung cấp các hình ảnh động mô phỏng các thí nghiệm do tác giả David Harrison thiết kế trên phần mềm macromedia Flash mô phỏng các thí nghiệm về phản xạ và khúc xạ ánh sáng giữa hai môi trường nước với không khí, sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ. Các thiết kế này chúng ta có thể tương tác với chúng thông qua các nút điều khiển để làm nhanh hoặc chậm quá trình nhằm mô phỏng các thí nghiệm khi dạy nội dung về các bài trong nội dung luận văn nghiên cứu

Hình 2.4: Hình ảnh Flash mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống e learning hỗ trợ tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình ở trường THPT luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w