- Kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng của học sinh.
2.1.2.4. Bài “ Thấu kính mỏng “
GV cần làm rõ về định nghĩa và tên gọi của thấu kính , thấu kính mỏng. Thấu kính thường được làm bằng khối chất trong suốt ( thủy tinh, nhựa…) và được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.Thấu kính mỏng là thấu kính có bề dày rất nhỏ so với hai bán kính của hai mặt cầu.
Để vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính , HS cần nắm vững đường đi của các tia đặc biệt: tia song song trục chính, tia đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm. Nếu tia tới không thuộc các tia đặc biệt trên thì phải vẽ trục phụ để xác định tia ló.
HS cần nắm vững các quy ước dấu của các đại lượng trong công thức thấu kính. Công thức được áp dụng chung nhưng dấu thì khác nhau đối với hai loại thấu kính. GV giúp HS hiểu được ý nghĩa của độ phóng đại K, để sau này phân biệt với độ bội giác trong các dụng cụ quang học.
Thấu kính được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Vì vậy GV giúp HS nhận dạng, nhận biết các công dụng của chúng khi gặp trong thực tế
2.1.2.5. Bài “ Mắt “
Trong phần cấu tạo mắt , GV cần lưu ý một số tên gọi được thay đổi so với chương trình SGK cũ, như thủy tinh thể → thể thủy tinh, võng mạc → màng lưới…
Cấu tạo mắt có rất nhiều chi tiết mà HS rất dễ quên, nhưng cốt lõi là HS cần hiểu rõ về phương diện quang học giúp HS khi tiến hành giải bài tập sẽ tiện lợi hơn.
SGK mới đưa thêm kiến thức về mắt lão, đó là bệnh về mắt thường gặp hơn cả mắt cận thị và mắt viễn thị. GV cần chỉ rõ mắt lão không phải là mắt viễn thị nhưng nó có một số đặc điểm như mắt viễn thị.
Sự lưu ảnh ở mắt là một kiến thức rất thú vị và thường hay gặp trong thực tế vì vậy GV có thể đưa một số tư liệu hình ảnh liên quan đến sự lưu ảnh của mắt.