- Kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng của học sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Quá trình học tập với sự hỗ trợ của hệ thống E-learning có nhiều ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo. Hình thức học tập này tạo các tài liệu tự học với các cơ chế hỗ trợ đúng lúc, kịp thời cho từng người học, với từng tình huống khác nhau. Ở Việt Nam, nơi học sinh đang yếu về sự chủ động học tập, cũng như nơi đang cần công cụ để tạo môi trường tự học để đa dạng hóa các loại hình học tập, điều này càng thể hiện rõ ưu điểm của nó.
Việc áp dụng E-learning vào dạy học còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Khi computer được ứng dụng vào dạy học, việc tổ chức bài học có sự hỗ trợ của hệ thống E- learning là rất tốt để người học có thể dễ dàng tự học và tự đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của mình một cách nhanh chóng, chính xác. Với sự phổ cập ngày càng rộng khắp của mạng Internet, việc xây dựng hệ thống E-learning vào dạy học cần được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học và tự học, một nhu cầu tất yếu sẽ được phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức.
Theo yêu cầu phát triển và hội nhập đòi hỏi sản phẩm giáo dục của nước ta phải đạt chất lượng ngang bằng với thế giới, có nghĩa là ngoài việc dạy kiến thức để học sinh cách suy luận khoa học, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, còn phải dạy cho học sinh rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo để các em có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt hơn, năng động hơn. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, cần lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp nhằm hướng đến cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh, để từ đó khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.