Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (Trang 28 - 32)

và thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12

1.1.5.1. Sự cần thiết phải nâng cao tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12

Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển về số lượng và chất lượng trên mặt bằng dân trí được nâng cao. Luật Giáo dục 2005, điều 27 xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36;25]. Để có được lực lượng lao động mới, là nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và của toàn xã hội, trong đó nhiệm vụ chính được xác định thuộc về ngành giáo dục. Nắm được xu thế vận động và phát triển của thời đại, nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Không nằm ngoài xu thế đó, là môn học khoa học xã hội trong trường học, môn GDCD THPT “có vai trò quan trọng trong góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo, phát triển toàn diện con người Việt Nam về đức, trí, thể, mĩ và lao động” [15;133].

Môn GDCD 12 tiếp nối và phát triển chương trình GDCD lớp 10 và 11 nhằm thực hiện hoàn chỉnh mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh trên các lĩnh vực. Với đối tượng HS cuối cấp và chuẩn bị trở thành những công dân của đất nước, SGK 12 trang bị cho học sinh những kiến thức Pháp luật cơ bản, từ đó có định hướng và ý thức đúng đắn, có thái độ và thói quen chấp hành pháp luật và thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội, cách ứng

xử phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, với chuẩn mực xã hội. Để trang bị cho các em tất cả kĩ năng đó thì những kiến thức GDCD phổ thông nói chung và GDCD 12 nói riêng có ý nghĩa quan trọng, là hành trang không thể thiếu đối với mỗi công dân.

Nhưng trên thực tế, môn GDCD ở trường THPT chưa được quan tâm đúng mức. Học sinh còn có thái độ thờ ơ với môn học, chưa thấy hết được tầm quan trọng của bộ môn trong hành trang vào đời của mình. Phần lớn người ta vẫn coi đó là môn học phụ nên xem nhẹ, không cần thiết. Người học coi nó là môn lí thuyết khô khan, nhàm chán. Lãnh đạo cũng chưa thực sự quan tâm. Điều này làm cho tâm lí người giáo viên dạy GDCD cũng đôi khi không tránh khỏi thiếu niềm tin với công việc của mình. Quá trình dạy học chủ yếu diễn ra theo lối thầy đọc, trò chép, thầy giảng, trò nghe. Điều này đã được phản ánh một phần ở việc xuống cấp về đạo đức của một bộ phận lớn thanh niên, học sinh, sự lệch chuẩn trong quan niệm sống, sự mờ nhạt trong lí tưởng. Kỹ năng nhìn nhận, phân tích, giải quyết vấn đề kém, chất lượng bộ môn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng chủ yếu là do GV còn chưa tích cực trong việc tìm tòi phương pháp dạy học để lí thuyết gắn liền với thực tiễn.

Gắn liền lý luận với thực tiễn là nguyên tắc quan trọng trong giáo dục bởi quá trình giáo dục không chỉ trang bị cho HS kiến thức mà còn hình thành ở HS tình cảm, niềm tin, kỹ năng, kỹ xảo, hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội và lợi ích cộng đồng. Đặc biệt trong quá trình dạy học môn GDCD 12, nguyên tắc này cần phải được quán triệt hơn nữa. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn xã hội và sẽ quay trở lại thực hiện trong thực tiễn. Nếu truyền đạt một chiều, người học sẽ nhàm chán và không nhận thức được quyền và nghĩa vụ cơ bản cuả công dân cũng như các kiến thức pháp luật khác để từ đó có cách ứng xử phù hợp và biết cách tự bảo vệ mình. Nhưng liệu rằng, có bao nhiêu học sinh nhớ và vận dụng kiến thức pháp luật vào cuộc sống? Thực tế cho thấy hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đọc biết bao sự kiện, tin tức, phóng sự… về tình hình vi phạm pháp luật và những câu chuyện về sự suy đồi

đạo đức. Bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng xã hội đáng lo ngại. Văn kiện hội nghị lần thứ hai, BCH TW Đảng khóa VIII xác định: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [20;8].

Hơn thế nữa, thực tiễn có vai trò quyết định đối với nhận thức, lý luận đúng đắn sẽ định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người được hiệu quả hơn. Cho nên, đối với các nội dung pháp luật, nếu xa rời thực tiễn thì sẽ không hiệu quả. Pháp luật không chỉ là những điều luật khô khan, những qui định cho công dân phải làm, được làm và không được làm mà pháp luật còn phản ánh thực trạng xã hội. Nếu không liên hệ thực tiễn cuộc sống, học sinh sẽ không thấy được giá trị thực tiễn của môn học, mất đi niềm tin khoa học đối với bộ môn. Thậm chí có những sự kiện thực tế diễn ra mà pháp luật chưa theo kịp. Thì khi đó, nhất thiết GV, bằng hiểu biết của mình, cập nhật những thông tin thời sự để lý giải cho học sinh, đồng thời thúc đẩy học sinh động não để thử đưa ra những giải pháp trong trường hợp đó.

Với chương trình GDCD lớp 12 nói riêng, nhiều giáo viên, do nhiều nguyên nhân, mới chỉ dừng lại truyền tải nội dung môn học ở mức độ lý thuyết, chưa nâng cao được tính thực tiễn của bài giảng, chưa hướng dẫn và giúp học sinh vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, cho nên, để đảm bảo nhiệm vụ bộ môn, để góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, trang bị cho các em những kiến thức cơ bản và hành trang quan trọng của một công dân thì việc đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một tất yếu.

1.1.5.2. Ý nghĩa của việc phải nâng cao tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12

Môn GDCD ở trường THPT có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong việc đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Vị trí của môn học đã được xác định trong Chỉ thị số 30/1998/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo ngày 20/5/1998: “Môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng, phát triển nhân cách học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại” [5;1].

Cùng với việc xác định vị trí môn học, môn GDCD được sắp xếp thành một môn học từ Tiểu học đến THPT. Dù dưới nhiều tên gọi khác nhau ở các cấp học nhưng “môn GDCD nói chung có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh những chuẩn mực đạo đức của người công dân, phản ánh những quan hệ đạo đức đối với lao động, công việc đối với người khác, đối với bản thân, đối với xã hội, đối với nhà nước; những chuẩn mực và phương pháp mà người công dân phải tuân thủ bao gồm các chuẩn mực về quyền lợi và nghĩa vụ công dân và cả những chuẩn mực về nguyên tắc ứng xử của mỗi công dân” [15;23]. Do vậy, một xã hội văn minh, ổn định và phát triển là một xã hội trong đó có nhiều công dân tốt. Một công dân tốt trước hết phải là người có học, có nhân cách, có tính cộng đồng sâu sắc, phải tuân thủ pháp luật. Dạy học GDCD theo hướng nâng cao tính thống nhất giữa lí luận với thực tiễn sẽ giúp HS hình thành và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống. Biết vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn vốn sinh động xung quanh. Biết phân biệt và phê phán cái xấu, cái ác; biết ủng hộ và làm theo cái tốt, cái mới trong xã hội nói chung và trong môi trường lớp học, trường học nói riêng. Việc đổi mới lựa chọn PP nào đi chăng nữa, xét cho cùng cũng để làm sáng tỏ nội dung. Việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn sẽ góp phần quan trọng trong việc quán triệt quan điểm giáo dục hiện đại “lấy người học làm trung tâm”; góp phần trong việc đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa vừa biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trọng nghĩa khí, có tinh thần nhân văn và tự cường dân tộc, vừa năng động sáng tạo trong việc thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện đại.

Đồng thời, với cách dạy học theo hướng tích cực như vậy, sẽ góp phần truyền tải những quan điểm, tư tưởng trừu tượng, khô khan thành những nội dung sinh động, thú vị và gần gũi để HS có thể tiếp thu một cách nhẹ nhàng và thấy được tính cần thiết của bộ môn.

Một phần của tài liệu Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w