- Kiểm chứng tính hiệu quả từ kết quả thực nghiệm
2.2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm và phân tích số liệu
2.2.3.1. Điều tra khảo sát và đánh giá kết quả thực nghiệm
- Đánh giá định tính:
Bảng 2.1. Kết quả điều tra giáo viên về yêu cầu thống nhất lý luận và thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12
Stt
Nội dung câu hỏi và phương án trả lời Số GV Tỉ lệ %
1
Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp trong tiết dạy liên hệ với thực tiễn là Rất cao 2 50 Cao 2 50 Bình thường 0 0 Thấp 0 0 2
Khả năng chuẩn bị của giáo viên cho giờ dạy theo hướng thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là:
Dễ 1 25
Bình thường 2 50
Khó 1 25
Không thể 0 0
3
Khả năng tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ dạy liên hệ thực tiễn là
Dễ. 3 75
Bình thường. 1 25
Khó 0 0
Không thể. 0 0
4
Đánh giá giờ dạy theo hướng thống nhất giữa lí luận và thực tiễn (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)
Đáp ứng mục tiêu bài giảng 4 100
Nâng cao chất lượng giờ học 3 75
Mở rộng được nhiều kiến thức 4 100
Giờ học sinh động, hấp dẫn 4 100
Học sinh tích cực nhận thức 4 100
Kích thích hứng thú học tập 4 100
Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn 3 75
Rèn luyện năng lực phát hiện giải quyết vấn đề 4 100 Rèn luyện kĩ năng đánh giá, tự đánh giá 4 100
Rèn luyện kĩ năng tự học 4 100
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 4 100
Rèn luyện năng lực sáng tạo của học sinh 4 100 5 Những khó khăn khi thực hiện bài dạy trên cơ sở thống nhất giữa lí
luận và thực tiễn
Lớp nhiều học sinh. 4 100
Nhu cầu nhận thức của học sinh trong một lớp không giống nhau.
Mất nhiều thời gian 2 50
Học sinh hợp tác không hiệu quả 2 50
6
Để dạy học theo hướng thống nhất giữa lí luận và thực tiễn đạt hiệu quả cao cần
Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhỏ. 4 100 Sử dụng thường xuyên phiếu học tập, phiếu đánh giá. 3 75 Có kĩ năng tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập. 4 100 Tổ chức cho học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà theo
nhóm. 2 50
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. 4 100 Chuẩn bị tốt các tư liệu liên quan đến bài học. 4 100
7
Nên vận dụng và liên hệ thực tiễn nhiều trong bài học vì
Kiến thức pháp luật cần liên hệ với thực tiễn sinh
động 4 100
Học sinh tự vận dụng được kiến thức 4 100
Học sinh biết phân tích và phê phán những hành vi vi
phạm vi pháp luật 4 100
Giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học
sinh 4 100
Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cần thiết 4 100
(Nguồn:Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT Thanh Bình tháng 4/2012)
Bên cạnh những câu trả lời trên, chúng tôi còn nhận được một số ý kiến khác như:
- Cần trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ, có thêm phòng học đa năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động hợp tác theo nhóm.
- Nên có đầy đủ phương tiện để ứng dụng công nghệ thông tin. - Sắp xếp HS vào các lớp theo trình độ nhận thức.
- Số lượng HS không quá nhiều (khoảng 25 – 30 HS). + Khó khăn khác:
- GV tốn nhiều thời gian trong khâu đầu tư thiết kế bài dạy. - Trang thiết bị, phương tiện dạy học còn thiếu.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy:
Đa số GV được tham khảo ý kiến cho rằng giờ dạy có liên hệ với thực tiễn, đặc biệt là tìm hiểu thực tế của địa phương đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH; đáp
ứng mục tiêu bài giảng ở mức độ cao; khả năng chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của GV cho một bài lên lớp theo hướng thống nhất giữa lí luận với thực tiễn là dễ. Giờ học sinh động, hấp dẫn, HS tích cực, có hứng thú học tập, hiểu bài nhanh và đặc biệt là HS được rèn luyện kĩ năng tự học, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực đánh giá và tự đánh giá.
Hai khó khăn lớn nhất trong việc liên hệ, tìm hiểu tình hình và vận dụng thực tế vào quá trình dạy học là trình độ nhận thức giữa các HS trong cùng 1 lớp chênh lệch khá nhiều, địa bàn cư trú thuộc vùng đồi núi nên việc đi lại thu thập tài liệu gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.2. Kết quả điều tra học sinh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong học tập môn GDCD lớp 12
Stt
Nội dung câu hỏi và phương án trả lời
Lớp thực nghiệm (2 lớp,87 HS) Lớp đối chứng (2 lớp,85HS) 1
Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không?
Rất hiểu. 37/42.5% 5/5.9%
Hiểu. 50/57.5% 25/29.4%
Không hiểu. 0 55/64.7%
2
Giờ học hôm nay em cảm thấy?
Vui, hứng thú, thoải mái. 55/63.2% 7/8.2%
Bình thường. 32/36.8% 48/56.5%
Nặng nề. 2/2.3% 30/35.3%
3
Em nhận xét như thế nào về thái độ học tập của các bạn trong giờ học vừa qua?
Hứng thú học tập, tích cực phát biểu. 49/56.3% 10/11.8% Có chú ý nhưng ít phát biểu. 36/41.4% 37/43.5%
Chưa tập trung. 2/2.3% 38/44.7%
4
Qua bài học hôm nay, em chiếm lĩnh tri thức ở mức độ nào?
Tốt 42/48.3% 8/9.4%
Khá 35/40.2% 16/18.8%
Trung bình 10/11.5% 58/68.2%
Yếu 0 3/3.5%
5 Ý kiến của em về giờ dạy theo hướng nâng cao tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Rất thích 74/85.1% 4/4.7%
Bình thường 2/2.3% 43/50.6%
Không thích 2/2.3% 24/28.3%
6
Điều em thấy hài lòng trong giờ học liên hệ thực tiễn? (Dành cho lớp thực nghiệm - Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời; Số lượng/Tỉ lệ%)
Được làm việc theo nhóm 56/64.4%
Được thảo luận với các bạn 47/54%
Được tự tìm hiều thực tế 58/66.6%
Được trao đổi với giáo viên 37/42.5%
Được tìm hiểu kiến thức bằng phiếu học tập 39/44.8% Được đóng vai, giải quyết nhiều tình huống
thực tế 62/71.3%
Được hướng dẫn mở rộng kiến thức 56/64.4%
7
Điều em chưa hài lòng trong giờ học liên hệ thực tiễn? (Dành cho lớp thực nghiệm - Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời; Số lượng/Tỉ lệ%)
Không thích làm việc nhóm 5/5.9%
Không thích tranh luận với các bạn 11/12.6%
Phải chuẩn bị bài mới ở nhà 8/9.2%
Không kịp ghi bài vào vở 15/17.2%
Tốc độ bài dạy hơi nhanh 12/13.8%
Giáo viên không giảng giải, đọc cho chép chi
tiết từng nội dung của bài học 5/5.7%
(Nguồn:Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT Thanh Bình tháng 4/2012)
Nhận xét chung:
- Câu hỏi 1: Có 37/87 HS lớp thực nghiệm, và 5/85 HS lớp đối chứng trả lời là rất hiểu. 50/87 HS lớp thực nghiệm là hiểu bài, trong khi đó lớp đối chứng chỉ có 25/85 HS là hiểu bài và có đến 55/85 HS không hiểu bài.
- Câu hỏi 2: Lớp thực nghiệm có 55/87 HS nhận xét giờ học hôm nay vui, hứng thú, thoải mái, lớp đối chứng chỉ có 7/85 HS mới có được tâm trạng đó thôi. Có đến 48/85 HS lớp đối chứng cho rằng giờ học hôm nay cảm thấy bình thường và thậm chí cho là nặng nề (30/85 HS). Như vậy, cùng một nội dung bài học nhưng ở lớp thực nghiệm giáo viên cho HS liên hệ với thực tiễn thì các em rất hiểu bài, tâm trạng vui, hứng thú, thoải mái không quá nặng nề khi tiếp thu kiến thức.
- Câu hỏi 3: Đa số HS lớp thực nghiệm trả lời các bạn đều tích cực, học tập tích cực phát biểu 49/87 HS. Trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 10/85 tích cực làm việc, còn 38/85 HS chưa tập trung, điều này có thể khẳng định rằng thái độ học tập của các em không hoàn toàn ở nội dung bài học hay học môn gì mà chính là ở PPDH của giáo viên chưa thu hút được HS.
- Câu hỏi 4: 42/87 HS ở lớp thực nghiệm cho rằng phương pháp này giúp chiếm lĩnh kiến thức tốt, trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 8/85 HS mà thôi, có 58/85 HS lớp đối chứng tiếp thu tri thức ở mức trung bình, thậm chí 3/85 HS tiếp thu tri thức ở mức yếu. Điều này cho thấy, vận dụng các PPDH mới sẽ giúp HS lĩnh hội tri thức tốt hơn.
- Câu hỏi 5: Phần lớn số HS ở lớp thực nghiệm đều cho rằng: rất thích với bài học (74/87 HS), Tuy nhiên, ở lớp đối chứng thì chỉ có 4/85 HS rất thích và 14/85 thích, thậm chí 43/85 HS cho rằng bình thường. Điều này cho thấy cùng một bài học nhưng nếu PPDH khác nhau thì vai trò của bài học tác động đến từng HS cũng khác nhau.
- Đối với câu hỏi 6, 7: Hầu hết HS thích giờ học được tổ chức theo hướng liên hệ với thực tiễn vì được quan tâm đến nhu cầu học tập; được tìm hiểu, quan tâm đến những vấn đề của địa phương, xác định những kiến thức đã có trước khi đi vào bài mới, được giới thiệu những kiến thức có thể bổ sung, mở rộng; tham gia thảo luận nhóm, tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá các bạn, được giải quyết nhiều tình huống thực tế, kiến thức tiếp thu được ở mức độ khá trở lên…
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn như: không theo kịp tiến trình bài giảng, tốc độ bài dạy hơi nhanh, không kịp ghi bài vào vở….
Qua sự phân tích kết quả trưng cầu ý kiến học sinh trên cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
- Lớp thực nghiệm học sinh hứng thú học tập, tích cực phát biểu, rất hiểu bài, các em tiếp thu kiến thức nhanh và các em cho rằng việc liên hệ lí luận và thực tiễn là rất cần thiết. Không chỉ HS hưởng ứng mà cả các giáo viên cũng đều
cho rằng việc dạy học như vậy đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp truyền thống.
- Ở lớp đối chứng đa số các em không hiểu bài, tiết học đối với các em bình thường, nặng nề. Chính điều này đã dẫn đến việc các em có thái độ xác định nội dung bài học là bình thường. Ở các lớp đối chứng này cũng giống như các lớp thực nghiệm, các em đều mong muốn giáo viên liên hệ thực tiễn sinh động trong bài dạy để đạt hiệu quả cao trong học tập, đồng thời tránh sự nhàm chán đối với bộ môn.
Tóm lại: Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc nâng cao tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Thanh Bình. Sau các tiết dạy thực nghiệm đều được hầu hết HS đánh giá cao. Vì vậy, việc liên hệ thực tiễn đối với bài học là có khả năng thực hiện, có thể vận dụng thường xuyên trong quá trình dạy GDCD.
- Đánh giá định lượng:
Bảng 2.3.Thống kê kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1, 2.
Mức độ nhận thức
Lớp thực nghiệm: 12A3, 12A10 (87HS)
Số lượng Tỷ lệ %
Điểm 9- 10 39 44.8
Điểm 7- 8 40 46
Điểm 5- 6 8 9.2
Điểm < 5 0
(Nguồn:Tác giả xây dựng trên cơ sở khảo sát tại trường THPT Thanh Bình tháng 4/2012)
Bảng 2.4. Thống kê kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp đối chứng lần 1, 2
Mức độ nhận thức
Lớp đối chứng: 12A9, 12A12 (85HS)
Số lượng Tỷ lệ %
Điểm 9- 10 4 4.7
Điểm 7- 8 23 27
Điểm 5- 6 44 51.8