0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Trách nhiệm pháp lí

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (Trang 42 -45 )

?Em hãy cho biết trách nhiệm mà các đối tượng vi phạm pháp luật trong các tình huống trên phải chịu là gì?

HS: bị phạt tiền, bị phạt tù…

?Vậy sau khi thực hiện hành vi trái pháp luật người vi phạm pháp luật có muốn chịu trách nhiệm do mình gây ra không?

HS: Không muốn, vì đó là hậu quả bất lợi đối với họ nhưng họ buộc phải tuân thủ.

?Theo em, thế nào trách nhiệm pháp lí?

HS trả lời GV chốt ý, kết luận. HS tự ghi bài.

HS cho thêm ví dụ.

?Tại sao các cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí?Nhà nước buộc các cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích gì?

HS: Nhằm buộc họ chấm dứt hành vi vi phạm. Trừng phạt bằng nhiều hình thức và phải khắc phục hậu quả do việc vi phạm của mình gây ra. Thông qua đó, giáo dục và răn đe người khác…

HS trả lời, GV chốt ý:

GV kết luận: Là học sinh, các em

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Ý nghĩa:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật, trừng phạt, ngăn chặn và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

+ Giáo dục, răn đe những người khác để tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.

cần nhận thức đúng những dấu hiệu vi phạm pháp luật, hậu quả mà người vi phạm pháp luật phải gánh chịu, để từ đó biết ứng xử đúng đắn cho phù hợp Hiến pháp và pháp luật, đồng thời biết bảo vệ mình khi bị người khác xâm phạm. Đặc biệt trong ứng xử với bạn bè, cần tránh nông nổi, bạo lực… Phải biết ứng xử một cách văn minh, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.

4. Củng cố:

- Photo câu chuyện pháp luật (trang 47 – SGV) cho HS phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật.

5. Hoạt động tiếp nối: Chia lớp làm 4 nhóm:

Sử dụng bản thông tin pháp luật, ở các tình huống b (nhóm Phú Thanh); b,c (nhóm Phú Trung); a (nhóm Phú Lâm); a (nhóm Phú Sơn).

Nhóm 1: tìm hiểu về VPHS. Nhóm 2: tìm hiểu về VPHC. Nhóm 3: tìm hiểu về VPDS. Nhóm 4: tìm hiểu về VPKL.

Các nhóm tìm hiểu, ghi theo bảng sau, tiết sau sẽ trình bày.

Các loại VPPL TNPL VD VPHS VPHC VPDS VPKL - Học bài cũ

- Trả lời câu hỏi GSK.

Thiết kế giáo án thực nghiệm số 2

Ngày dạy: 7/3/2012 Lớp dạy: 12A10

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (Trang 42 -45 )

×