Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc trong những năm 190 0 1918

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 34 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc trong những năm 190 0 1918

1900 - 1918

Phan Bội Châu cùng với các đồng sự khởi xớng phong trào Đông Du, tạo ra một làn sóng cách mạng sâu rộng trên phạm vi cả nớc, nhân dân Nghệ Tĩnh nói chung đội ngũ trí thức nói riêng ở Nghệ Tĩnh ủng hộ tích cực. Cùng với trí thức cả nơc, cùng với phần tử yêu nớc của nhân dân Nghi Lộc nói riêng đã tích cực hoạt động để khôi phục lại nớc Việt nam. Phan Bội Châu là ngọn đuốc soi đờng, và nguồn hy vọng của các nhà nho tân tiến hồi ấy, nhà chi sĩ yêu nớc họ Phan đã thể hiện một cách hùng hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất của dân tộc, những vần thơ “Dây sóng” của Phan Bội Châu đã cổ vũ các tầng lớp nhân dân đứng dậy đấu tranh.

Hởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu khởi xớng, nên khi có th kêu gọi khuyến quốc dân Du học và khuyến quốc dân tự học du học của phan Bội Châu, phong trào vận động Đông Du dâý lên rất sôi nổi ở Nghi Lộc và khắp nơi trong tỉnh, trong nớc. Những ngời có tên tuổi nh Ngô Quảng, Lê Nguyên, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cẩn là những tấm gơng tiêu biểu xuất sắc trong quá trình vận động nhân dân ủng hộ hội Duy Tân và chủ trơng Đông Du của Phan Bội Châu.

Với t tởng chống Pháp đã đợc nung nấu từ tuổi niên thiếu, năm 1901, Phan Bội Châu tập hợp lực lợng định làm một cuộc bạo động đánh chiếm thành Nghệ An kỷ niệm cách mạng Pháp (14-7). Lúc này ông Đặng Thái Thân, biệt hiệu là Ng Hải ở làng Hải Côn (Phúc Thọ), ông đã kết bạn tâm huyết và cộng sự tích cực với Phan Bội Châu trong hoạt động yêu nớc chống Pháp. Khi âm mu làm bạo động bị bại lộ, nghe lời bàn của Đặng Thái Thân, Phan Bội Châu chuyển hớng hoạt động theo gơng duy tân của chính phủ t sản nớc Nhật. Năm 1904, Hội Duy Tân đợc thành lập Phan Bội Châu nhận trách nhiệm đi cầu viện Nhật Hoàng và tiến hành cuộc vận động Đông Du. Ông Ng Hải Đặng Thái Thân là nòng cốt hoạt động của Hội Duy Tân và cũng là nơi có đông ngời gia nhập Hội và đi Đông Du. Cụ Nguyễn Thức Tự có 9 ngời con thì 5 ngời gia nhập Hội và 2 trong 6 ngời ở huyện Nghi Lộc đợc đa sang học ở Nhật.

Bất chấp sự mê hoặc, khống chế, ngăn cấm của các cố đạo ngời Âu tay sai của thực dân Pháp, một số giáo hữu đạo thiên chúa cũng hăng hái tham gia phong trào. Trong số nàycó cả linh mục Nguyễn Thần Đồng ở làng Nhân Hoá (Nghi Thuận) chánh xứ Xã Đoài; Lu Song Tử ở làng Ân Hậu (Nghi Ân) đang theo học ở chủng viện Xã Đoài, Lê Khánh và em của ông Lê Khanh ở phờng Vọng Nhi (Nghi Thuận). Cụ Nguyễn Thần Đồng là một trong 3 linh mục gia nhập Hội Duy Tân và một trong 3 giáo hữu địa phận Vinh đang du học ở Nhật. Ông Thần Sơn Ngô Quảng ở làng Tam Đa (Nghi Hng)là d đảng Cần V- ơng của Đinh Văn Chất và Phan Đình Phùng đã cùng với ông Long Sơn Nguyễn

Đình Hồ ở làng Long Trảo (Nghi Khánh) không những hoạt động tích cực trong Triều Dơng Thơng Quán của cụ nghè Ngô Đức Kế ở Vinh, mà còn sáng lập ra “trại cày” ở vùng Hồng Lĩnh (Nghi Xuân) để làm nơi luyện tập võ nghệ, xây dựng lực lợng vũ trang, tích cực làm tài chính cho Hội Duy Tân, nhiều gia đình phú hữu trong huyện đã ủng hộ tiền bạc cho Hội và các học sinh đang du học ở Nhật.

Năm 1909, theo yêu cầu của Pháp, chính phủ Nhật ra lệnh đóng cửa tr- ờng học, trục xuất Phan Bội Châu và các học sinh ngời Việt Nam ra khỏi nớc. Trong lúc đó, ở trong nớc thực dân Pháp và phong kiến Nam triều tập trung đàn áp Hội Duy Tân.

Ngày 11 tháng 3 năm 1910, ông Ng Hải Đặng Thái Thân nhóm họp đồng chí tại làng Phan Thôn (Nghi Kim) đón tả Quốc Khanh em vua Thành Thái vừa ở kinh thành Huế trốn ra, thì bị bọn chúng đa lính đến vây bắt. Ông Tôn Hiến Lê Khanh em Lê Khánh đã dũng cảm xông ra giải vây cho cuộc họp bị chúng bắn chết tai chỗ, ông Ng Hải đã dùng súng chống cự với bọn chúng rồi tự sát không chịu để cho giặc bắt, Các cộng sự của ông kẻ bị bắt, ngời thoát vòng vây của địch lánh đi các nơi. Bị một tên phản bội ở địa phơng chỉ điểm, hai ngày sau, ông Long Sơn, Nguyễn Đình Hồ cũng bị chúng bắt và xử chém, hai ngời em của ông Long Sơn cũng bị chúng bắt cầm tù. Ông Nguyễn Thức Bao, con cụ Nguyễn thức Tự bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và mất tích trong cuộc vợt biển vào đất liền.

Dù bị giam hãm trong ngục tù của đế quốc, song nhiều ngời không nao núng tinh thần chống Pháp cứu nớc. Tinh thần ấy, còn đợc lu lại sáng ngời trong thơ văn, nhất là trong những câu tuyệt mệnh của các vị bị quân thù xử chém, ông Ng Hải Đặng Thái Thân là một trong những tấm gơng đợc mọi ngời ca ngợi.

“Thua keo này, bày keo khác”. Sau khi bị chính phủ Nhật trục xuất, ông Đặng Tử Kính, chú ông Ng Hải Đặng Thái Thân đã công tác tích cực với Phan

Bội Châu xin đất vua Xiêm (Thái Lan) thành lập trai cày để tập hợp các đồng chí đang bị tản mác và địch khủng bố. Trong lúc đó, ở trong nớc, ông Thần Sơn Ngô Quảng ở làng Tam Đa (Nghi Hng) liên kết với ông Đội Quyên ở Hà Tĩnh duy trì hoạt động của phái bạo động Hội Duy Tân và tìm cách chắp nối với hoạt động của Phan Bội Châu ở ngoài nớc.

Tháng 11 năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thắng lợi và kích thích mạnh mẽ tinh thần ái quốc của các chí sỹ Việt Nam. Ông Đặng Tử Kính giao Trại Cày cho Đặng Thúc Hứa và cùng với Phan Bội Châu sang Trung Quốc để bàn chủ trơng mới. Các ông quyết định giải tán Hội Duy Tân, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội với tôn chỉ là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nớc Việt Nam, thành lập cộng hoà dân quốc” theo gơng cách mạng Tân Hợi Trung Quốc. Một số chí sĩ quê ở Nghi Lộc đợc cử giữ chức vụ quan trọng trong cuộc chính phủ lâm thời, ông Đặng Tử Kính giữ chức Uỷ viên kinh tế, ông Hoàng Trọng Mậu, tức Nguyễn Đức Công giữ chức tổng trởng quân vụ, ông Trần Hữu Lực, tức Nguyễn Thức Đờng đợc bố trí vào học trờng đào tạo cán bộ lục quân tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), rồi cử sang tổ chức Quang Phục quân trong Việt Kiều ở Thái Lan.

Với sự vận động trên, nhân lúc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914) Hội Việt Nam Quang Phục chủ trơng chiếm đóng các đồn quân Pháp dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào để mở đờng về nớc, bị các thế lực phản động trong và ngoài nớc cấu kết đánh phá nên cuộc bạo động này thất bại.

Tháng 11-1914, Nguyễn Thức Đờng (Nghi Trờng) đa một đội quân gần 60 ngời trang bị vũ khí đầy đủ đến tận lãnh thổ Lào của Pháp (giữa vùng Vạn Tờng và Lơ - ăng - phơ ra băng) định phối hợp với Lơng Ngọc Quyến. Tuy nhiên ngày 20-11-1914, Lơng Ngọc Quyến đã bị bắt ở Hơng Cảng nên ý đồ tấn công vào vùng Trung Kỳ của Quang Phục Quân không thực hiện đợc.

Chiến tranh thế giới nổ ra trên thế giới Xiêm tuyên chiến với Đức, chính phủ Xiêm làm theo yêu cầu của Pháp lùng bắt các chiến sỹ cách mạng Việt

Nam ám sát gắt gao. Nguyễn Thức Đờng đã bị chúng bắt trao cho quân Pháp đa về giam ở Hỏa Lò, giặc Pháp tra tấn ông rất dã man, dụ dỗ đủ đờng nhng vẫn không khai thác đợc gì và không lung lăy đợc tinh thần yêu nớc của ông. Không khai thác ở ông nửa lời, thực dân Pháp đã kết án ông chung thân lu đày nh đối với Hoàng Trọng Mậu. Nhng ông cứ một mực đòi đợc bắn chết oanh liệt ở pháp trờng. Vừa căm tức nhng cũng vừa khâm phục tinh thần yêu nớc của ông, bọn Pháp đã bắn Nguyễn Thức Đờng và Hoàng Trọng Mậu ở trờng bắn Bạch Mai vào tháng 10-1916, với 10 khẩu súng nh thể thức đối với một tớng lĩnh.

Trớc khi ra pháp trờng, Nguyễn Thức Đờng đã nêu cao nguyện vọng của mình trong câu tuyệt mệnh, xứng đáng với những câu nói cao cả nhất trong văn chơng yêu nớc cổ kim Đông Tây:

“Giang sơn dĩ tử, ngả ăn đắc thân sinh, thập niên lai lệ kiếm ma đao, tráng chi thệ phù hồng tổ quốc.

Vũ dực vi thành, sự hốt nhiên trung bại, cửu tuyền hạ điều binh khiển t- ớng, hơng hồn ám trở tiếu niên quân... ”

Dịch:

“Non sông đã chết, ta há lại sông thừa, từ 10 năm duỗi kiếm mài dao, chí mạnh những mong phò tổ quốc.

Lông cánh cha thành việc bổng đau hỏa hỏng dới chín suối điều binh khiến tớng, hồn thiêng ngầm giúp đôi thiếu niên... “Các chí sỹ cách mạng, đồng bào trong nớc và ở nớc ngoài, đã vô cùng thơng tiếc ông Phan Bội Châu, Đặng Đoàn Bằng đã ghi chép nguyên tắc tên tuổi sự ngiệp của ông trong sách “Việt Nam nghĩa liệt sử ” “Phan Bội Châu niên biểu” và có kèm theo cả thơ điếu dơng công trạng oanh liệt của ông.

Ng đảo chi tây Hồng Lĩnh Nam Linh khí chung vi khởi kỳ nan Đồng cân thiết cốt đắc lập khí

Khí phách ngang nhiên chân bất phàm .” Dịch:

Hồng Lĩnh hồ nam ng đảo Tây Khí thiêng chung đúc trai khôi kỳ Gan đồng da sắt loài đặc biệt

Khí phách ngang nhiên không ai bì

Là học trò, ngời đồng chí, ngời bạn đồng sự tin tởng của Phan Bội Châu trong công cuộc hoạt cách mạng ở nớc ngoài và trong nớc, Nguyễn Thức Đờng đã đi vào lịch sử, vào lòng dân Nghệ Tĩnh với cả niềm tự hào và sự cảm phục.

Trong thời kỳ này cũng là lúc mà Cách mạng Tháng mời Nga bùng nổ là một sự kiện lịch sử với các chí sỹ ở Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh - Nghi Lộc nói riêng đã nổi lên những nhân vật nổi tiếng và đã trở thành những danh nhân cho đất nớc ngoài Nguyễn Thức Đờng còn có Nguyễn Thức Bao.

Sau khi hai anh là Nguyễn Thức Canh và Nguyễn Thức Đờng ra đi đợc tám năm, thì Nguyễn Thức Bao cũng lên đờng sang Trung Hoa. Đầu tiên ở Quảng Đông hoạt động cách mạng với cụ Phan Bội Châu, ông vào Việt Nam Quang Phục Hội và đợc sang hoạt động ở Thái Lan. Trong công cuộc hoạt động này có các ông Đặng Tử Kính, Võ Trọng Đài, Đặng Thúc Hứa, Lu Cai Hồng và Cao Thế Nghĩa.

Đến năm 1915, ông qua Quảng Đông để hội kiến cùng cụ Phan Bội Châu. Năm 1916, ông trở lại Thái Lan và bị bắt ở Vọng Các. Thực dân Pháp giải ông về nớc, kết án 10 năm lu đày và dải đi Côn Lôn.

Trong thời gian ở tù Côn Đảo ông đợc tin cha là cụ Nguyễn Thức Tự mất nên ông đã làm hai câu thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nghĩ bao nhiêu, thêm tức giận bấy bao nhiêu, nợ nam nhi cha trả đợc chút nào, trời bể cao sâu, mây bạt trông về nhà có mẹ.”

“Khóc cũng vậy mà than vãn cũng vậy, nghĩa hiếu trung biết làm sao cho trọn, non sông đổi đời, giống vàng còn lại nớc là cha”.

Lúc này ông hoạt động ở Việt - Kiều, tại đây ông ra sức huấn luyện chủ yếu về t tởng chính trị. Về t tởng Nguyễn Thức Bao cũng tiến bộ hơn nhiều đồng chí khác. Theo lời Đặng Thúc Hứa nguyên là cố vấn Việt Nam quang

phục hội và Việt Nam thanh niên, chính nhờ những hoạt động giác ngộ của nhóm đồng chí trong đó có Nguyễn Thức Bao, mà giữa đời sống Việt Kiều đã xảy ra những cảm động, cũng trong lúc này, Nguyễn Thức Bao đã nhận cách mạng của Việt Nam quang phục hội, vợt biển trèo non về Bắc Việt giúp Hoàng Hoa Thám đẩy mạnh phong trào kháng Pháp ở Thái Nguyên. Ngoài ra, ông còn liều thân vợt sông Cửu Long qua Lào để cùng đến với hàng vạn công nhân lao khổ nơi hai sở mỏ Boneng và Phông chiu mà hớng dẫn họ đấu tranh nữa. Đây là hai cơ sở mỏ chì và thiếc lớn nhất của Pháp ở đông Dơng ở đó có hàng vạn công nhân đang sống giữa bóng tối của hầm mỏ và bóng tối của sự đau khổ. Thực dân Pháp đã tạo hai nơi thành một thế giới riêng, có đại lí giám binh và cảnh sát. Thế giới này chính là nơi địa ngục công nhân kia và con ngời yêu nớc là Nguyễn Thức Bao đã vợt qua bao nguy hiểm để đến với họ. ông đã nhận thấy rằng nguyên do những con tiêu diệt của những con sói trớc những con cừu không phải là sức phản kháng của những con cừu mà còn là nạn giành mồi xâu xé lẫn nhau giữa những con sói nữa. Nhận thức đó đã đợc ông trình bày ở trong baì thơ của ông đã cùng chia ngọt xẻ bùi với những công nhân đau khổ ở hai hầm mỏ kia:

Lòng tham của chúng bạo hành Xé chúng tan tành nát thịt xơng ra. Chúng nó muốn cớp nớc ta

Nhng dễ chi mà cớp đợc mãi sao ? Bên ngoài ta sẽ đánh vào

Còn trong, chúng tự giết nhau tan tành. Trớc sau bay cũng sẽ thành bụi tre ” [22;17]

Năm 1918, lần thứ hai ông đã đợc giải về nớc, kết án 20 năm tù rồi lại đày ra đảo Côn Lôn. Với một đặc tính cơng quyết mạo hiểm, không bao giờ chịu bỏ tay làm kiếp con nhộng trong kén của ông Nguyễn Thức Bao, các nhà chi sỹ hiện có mặt ở Côn Lôn, đợc một số công nhân thủy thủ dới tàu Pháp trên

đờng hải đảo Sài Gòn, vì lòng yêu nớc nên họ đã cho ông qua vợt ngục này.Tuy nhiên bớc sang thời kỳ Cận đại, Nghi Lộc lại xuất hiện những nhà yêu nớc giám xả thân vì công cuộc giành độc lập cho Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 34 - 41)