Nghi Lộc trong trong giai đoạn cách mạng 1932-1939

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 76 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Nghi Lộc trong trong giai đoạn cách mạng 1932-1939

Để dập tắt phong trào cách mạng và xóa bỏ những thành quả mà những sỹ phu yêu nớc và nhân dân Nghi Lộc đã giành đợc trong cao trào cách mạng 1930-1931, đế quốc Pháp và Nam triều đã tiến hành khủng bố trắng hết sức tàn khốc, chúng đã gây cho nhân dân Nghi Lộc những tổn thất hết sức nặng nề.

Cũng chính vì vậy mà mà ngọn lửa căm thù đế quốc, phong kiến càng nung nấu sục sôi trong mọi tầng lớp nhân dân.

Tính đến cuối năm 1931, huyện Nghi Lộc đã có 108 ngời bị hy sinh trong chiến tranh, hàng ngàn ngời bị cầm tù, trong đó có 220 ngời bị kết án giam tù một năm trở lên và đày đi giam ở các nhà tù khác nh Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Rang (Thuận Hải) Kon Tum (Gia lai Kon tum), Lao Bảo (Quảng Trị), Buôn Mê Thuật (Đắc Lắc) Côn Đảo. Có xã số ngời bị tù lên tới hàng chục ngời nh Nghi Trờng, Nghi Phong, Nghi Hải... có gia đình ông, cháu, cha,con đều bị tù nh gia đình cố chắt Hê ở Song Lộc (Nghi Hải)... có gia đình có 3 anh em ông Cần Phiếu ở Xuân Tình (Nghi Thịnh), có gia đình 2 chị em gái cũng bị địch bắt cầm tù nh chị Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Thịu (Nghi Trờng), Nguyễn Thị Nhã, Nguyễn Thị Phúc (Nghi Trung)... và hàng ngàn ngôi nhà bị thiêu hủy.

Những chính sách và biện pháp trên của thực dân và chính quyền tay sai của chúng tuy có gây cho cách mạng những tổn thất, khó khăn song không hề làm phai nhạt những mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn chúng và càng không xóa đợc dấu ấn của cách mạng đã in đậm trong trong tình cảm của nông dân huyện Nghi Lộc. Tất cả vẫn bền gan vững chí nuôi dỡng lí tởng tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà đảng đã vạch ra, cho dù phải chịu những tổn thất hy sinh, nguyện không đội trời chung với giặc và vẫn tin tởng vào đảng và phong trào cách mạng sẽ đợc phục hồi. Trừ một số ít đầu hàng, phản bội, thoái hóa, biến chất, hoặc bi quan dao động nằm im, phần đông cán bộ đảng viên vẫn giữ vững lòng trung thành với đảng với cách mạng. Hễ cha bị bắt, bị tù, bị giết hại là vẫn còn chiến đấu, còn hoạt động không quản gian khổ hy sinh. Đồng chí Hoàng Văn Tâm bí th huyện ủy là tấm gơng tiêu biểu của lớp cán bộ đảng viên Đảng bộ Nghi Lộc, vì không khuất phục đợc ý chí cách mạng của đồng chí, ngày 30- 6 - 1932 chúng đã đa đồng chí về xử bắn tại quê nhà để răn đe ngời khác. Nhng tấm gơng của đồng chí Hoàng Văn Tâm đã đợc các chiến sỹ cộng sản cùng giam với đồng chí ở huyện nghi Lộc đã làm thơ ca ngợi.

Nghi Lộc Hoàng Tâm đã giỏi thay So ra can đảm dễ ai tày

Tuyên truyền trớc mặt quân thù khiếp Diễn thuyết bên tai bọn lính say Tra tấn bao phen lòng khó chuyển Sắt son một dạ tiết không lay Anh em ta hãy noi gơng đó

Giặc Pháp dã man sẽ có ngày ” [37;94,95]

Phát huy bản chất cao đẹp ấy, bớc chân vào nhà tù các chiến sỹ cộng sản Nghi Lộc đã tham gia ngay các cuộc đấu tranh chống chính sách hà khắc khi bị sa vào tay giặc các chiến sỹ cách mạng lại “Biến cái rủi thành cái may, biến nhà tù thành trờng học” không ngừng rèn luyện mìn, chờ dịp ra hoạt động. Biết bao đồng chí từng bị đày ải từ nơi này đến nơi khác vẫn giữ phẩm chất của ngời cộng sản, tiên phong gơng mẫu trong học tập, rèn luyện đấu tranh. Nhờ học tập mà các nữ đồng chí Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Nhã ... đã biết làm thơ nhằm “đuổi tà tâm” “rèn đúc tinh thần” để duy trì hoạt động cách mạng, không chỉ ở nhà lao Vinh mà các nhà lao khác, đa số các chiến sỹ cộng sản Nghi Lộc vẫn giữ vững khí tiết cách mạng và đi tiên phong các cuộc đấu tranh do chi bộ nhà tù lãnh đạo. Đồng chí Canh Tân Đặng Thái Thuyến, con liệt sỹ Đặng Thái Thân ở Hải Côn (Nghi Thái) đã bị bọn cai ngục bắn chết trong cuộc đấu tranh bảo vệ bọn tù tại ngục Kon Tum vào tháng 12 năm 1929. Hành động dũng cảm của đồng chí đợc mọi ngời ca ngợi noi theo.

Năm 1932, một số tù chính trị ở các nhà lao trong nớc đợc ân xá nhân dịp Bảo Đại hội loạn. Về địa phơng, những phần tử tích cực trong số này ở Nghi Lộc đã họp tại làng Ông La, xã Kim Khê Thợng (Nghi Long)thảo luận kế hoạch khôi phục Đảng và phong trào cách mạng. Các đồng chí đã cử ra 3 ngời là đinh Văn Di, Nguyễn Thị Thịuvà Trần Đình Bổng và quyết định xuất bản báo “Tự chỉ trích”để khuyếch trơng hoạt động của mình. Sau cuộc họp

này, các thành viên tham gia bàn bạc đã cùng với các uỷ viên huyện uỷ chắp nối liên lạc với cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng thời kỳ trớc (1930-1931).

Đầu năm 1933các chi bộ Đảng ở các xã trong huyện đã đợc khôi phục nh: Chi bộ Kim Khê Thợng (Nghi Long), chi bộ Kỳ Trân (Nghi Trờng), chi bộ Hải Thanh (Nghi Tiến), chi bộ Xuân Tình (Nghi Thịnh), chi bộ Mỹ Xá (Nghi Xá), chi bộ Mỹ Chiêm (Nghi Phong)... từ Nghi Lộc huyện uỷ lâm thời mở rộng hoạt động ra thành phó Vinh, Bến Thuỷ, Hng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Ch- ơng... Nghi Lộc là trung tâm đầu mối liên lạc hệ thống tổ chức Đảng của các cán bộ, đảng viên ở Nghệ An ra tù xây dựng. Hoạt động này là cơ sở dầu tiên cho việc khôi phục Đảng và phong trào cách mạng Nghệ An sau cao trào cách mạng 1930-1931.

Tháng 9 năm 1934, thực hiện Nghị quyết hội nghị “Ban lãnh đạo Hải ngoại và đại biểu trong nớc, Đông Dơng viện trở bộ giao nhiệm vụ cho Tỉnh uỷ lâm thời Nghệ An in lại truyền đơn kỷ niệm Xô Viết Nghệ An do hội nghị thảo ra để phân phátở các tỉnh Trung Kỳ. Trong tỉnh uỷ mới ở Nghi Lộc có các đồng chí Nguyễn Thức Y ở làng Đông Chữ (Nghi Trờng) và Nguyễn Trọng Huề ở Tân Hợp (Nghi Xuân). Đầu năm 1935, đồng chí Võ Nguyên Hiến, Bí th Tỉnh uỷ Nghệ An đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) về phát Tuyên ngôn Đại hội ở Nghệ An và các tỉnh Trung kỳ.

Những sự kiện lịch sử và hoạt động tích cực trên đây của Tỉnh uỷ Nghệ An, làm cho số cán bộ, đảng viên trong hệ thống tổ chức Đảng của huyện uỷ Nghi Lộc ngạc nhiên. Vì hiểu lầm “Đảng Vừng Hồng” là tổ chức tay sai của mật thám từ thời kỳ 1930-1931cha đợc làm rõ nên khi thấy những đảng viên này trở lại hoạt động, trong huyện uỷ Nghi Lộc vẫn còn ngờ vực và đặt vấn đề “cảnh giác” Với thủ đoạn tá hình của tổ chức tay sai mật thám Pháp.

Ngày 13 - 9 - 1936, tại huyện Nghi Lộc đã họp hội nghị cử ra ban chấp hành Tỉnh ủy mới và chỉ đạo các cấp ủy Đảng thực hiện nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng. Thực hiện nghị quyết hợp nhất ở tỉnh huyện ủy Nghi Lộc cũng họp đại biểu các chi bộ hai hệ thống cử ra huyện ủy mới.

Cuộc họp tổ chức tại Nghi Xá gồm 5 đồng chí: Đặng Thọ Trị (Nghi Long), Nguyễn Thị Xân (Nghi Trờng), Trần Văn Quang (Nghi Hoa), Nguyễn Đình Điểm (Nghi Thạch), Nguyễn Trọng Khiêm (Nghi Xuân) do đồng chí Đặng Thọ Trị làm bí th để rút kinh nghiệm trong cao trào 1930 - 1931. Hội nghị đã nhất trí cao với quan điểm xây dựng đảng đợc đề ra trong nghị quyết, hội nghị hợp nhất của Tỉnh là “Đảng mạnh là căn cứ vào thế lực của đảng trong trong quần chúng nếu Đảng không mật thiết liên hệ với quần chúng và không đợc họ tán thành ủng hộ thì nghị quyết cách mạng chỉ là lời nói suông ”. Hội nghị đã tạo điều kiện cho các cấp ủy đảng liên kết với các chính trị phạm và lực lợng tiến bộ ngoài đảng thống nhất hành động đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ. Thực hiện chỉ thị của tỉnh ủy, huyện Nghi Lộc đã tổ chức bản nguyện vọng lấy chữ ký của nhân dân trao cho phái viên chính phủ Mặt trận Pháp đòi miễn su, giảm thuế, đại xá chính trị phạm thi hành quyền tự do dân chủ...

Ngày 23 - 2 - 1937, ông Gô - đa (Custin godare) phái viên của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp sang điều tra tình hình ở Đông Dơng từ Hà Nội vào Vinh. Nhận đợc thông báo của Tỉnh ủy, các chi bộ đảng trong huyện đã vận động nhân dân kéo vào Vinh dự cuộc đón tiếp, số ngời tham gia đông nhất là các xã Đức Hậu (Nghi Đức), Ân Hậu (Nghi Ân), (Nghi Thọ), Song Lộc (Nghi Hải), Tân Hợp (Nghi Xuân)... ông đợc nhân dân đón tiếp một cách chu đáo, mục đích của nhân dân ở đây là đòi lại quyền tự do dân chủ.

Sáng ngày 14 - 2 - 1937, đại biểu nhân dân huyện Nghi Lộc đã cùng với nhân dân các huyện Hng Nguyên, Nghi Xuân, Đức Thọ... đại biểu công nhân và các tầng lớp nhân dân thành phố Vinh do đồng chí Hà Huy Giáp dẫn đầu kéo vào tòa khâm sứ gặp phái viên chính phủ mặt trận bình dân Pháp, ông Gô -đa đã đón tiếp và thú nhận các nguyện vọng của nhân dân.

Trớc khí thế đấu tranh của nhân dân, sau ngày đón phái viên của chính phủ mặt trận bình dân Pháp. Hội nghị đã xóa bỏ những t tởng hoài nghi, mặc cảm của huyện Nghi Lộc trong thời kỳ trớc và giải thích cho nhân dân về chính sách mới của đảng, các cán bộ đảng viên trong huyện đã nhận rõ sự thật, cùng

nhau đấu tranh khắc phục những t tởng và hành động sai lầm, thực hiện theo đ- ờng lối, chính sách chủ trơng mới của đảng, nhờ đó mà phong trào cách mạng trong huyện đợc phát triển và dâng cao, sôi nổi nhất là phong traò thành lập các tổ chức quần chúng dới hình thức phờng hội, tơng tế, ái hữu, nữa công khai, nữa hợp pháp. Trong các tổ chức trên thì phờng hội hiếu nghĩa giúp nhau chôn cất ngời chết đợc phát triển nhiều nơi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia nhất, mỗi phờng hội hiếu nghĩa đều có một ban quản trị điều hành theo một bản điều lệ riêng đợc hội viên xây dựng nên, các phờng hội đã động viên nhân dân góp công góp vốn, khai phá đất hoang, cày ruộng rẽ ... để lấy tiền gây quỷ hội từ đây cũng vận động cho nhân dân với một lối sống mới theo kiểu bình dân, không theo lễ nghi và hủ tục phong kiến. Ngoài phờng hội, ở mỗi làng chi bộ đảng còn vận động tổ chức các phờng hội tơng tế, ái hữu, từng việc theo yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. ở Hải Thanh (Nghi Tiến), Xuân Đình (Nghi Thạch), Kim Khê Thợng (Nghi Long), Cổ Đan (Phúc Thọ)... Ngoài các phờng trên còn có các phờng cày, phờng cấy... ở Khánh Duệ (Nghi Khánh), Tân Hợp (Nghi Xuân), Mỹ Xá (Nghi Xá).

Tỉnh hội phụ nữ dân chủ Nghệ An tổ chức hội phụ nữ dân chủ, Nghi Lộc đã cử đồng chí Nguyễn Thị Nhã và Bùi Thị Lê (Nghi Trung) vào đoàn đại biểu của tỉnh mang đơn vào dinh công sở tỉnh Nghệ An xin phép lập xởng dệt vải ở Quán Hành (Nghi Lộc) với mục đích “Làm cho phụ nữ có nghề nghiệp và giải phóng họ khỏi sự phụ thuộc vào gia đình, gây tình đoàn kết, thân ái nâng cao phẩm cách về các mặt, đức dục, trí dục, thể dục”.

Đồng chí Nguyễn Thị Nhã đợc tỉnh hội phụ nữ dân chủ Nghệ An cử phụ trách xởng dệt sau khi có giấy phép của Công sứ Nghệ An. Chi bộ Kỳ Phúc (Nghi Trung) đợc giao nhiệm vụ lên Đô Lơng mua gỗ làm nhà, làm khung cửi cho xởng. Đây là nòng cốt của phong trào phụ nữ trong cuộc vận động dân chủ ở địa phơng. đi đôi với phát triển tổ chức, tập hợp lực lợng, các chi bộ đảng đã cùng với lực lợng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân tổ chức đấu tranh đòi các

quyền dân sinh, dân chủ. Nổi lên trong tỉnh lúc này là cuộc tổng đình công của công nhân nhà máy sửa chữaữe lửa Trờng Thi (Vinh) nổ ra vào tháng 7 năm 1937, tuy nổ ra có tính chất tự phát, song cuộc tổng đình công đợc nhân dân trong tỉnhvà cả nớc ủng hộ nhiệt liệt, nhất là công nhân ngành đờng sắt Đông Dơng. Huyện Nghi Lộc ở cạnh nhà máy Trờng Thi nên đã đi đầu và làm nòng cốt trong cuộc vận động nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động trong Tỉnh ủng hộ cuộc tổng đình công. Các chi bộ Đảng tổ chức rải truyền đơn, treo bảng khẩu hiệu cổ động cho phong trào, các phờng hội tơng tế, ái hữu, các gia đình, các cá nhân góp tiền bạc, ngô khoai... ủng hộ các công nhân tham gia đình công. Bằng tinh thần, vật chất và cả hành động, Đảng bộ và nhân dân Nghi Lộc đã góp phần tích cực cùng với phong trào trong tỉnh và cả nớc, đa phong trào cách mạng lên cao tạo điều kiện cho cuộc tổng đình công đợc duy trì một tháng nhng do yêu sách đa ra quá cao nên đã bị thất bại. Tuy vậy nó đã châm ngòi cho ngọn lửa đấu tranh lan rộng cả thành thị và nông thôn, phong trào ủng hộ công nhân đình công đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nớc, góp phần thúc đẩy cuộc vận động dân chủ do đảng ta phát động càng lên cao.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị của trung ơng đảng, sau đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An vào khoảng tháng 5-1938, Đảng bộ Nghi Lộc triệu tập đại biểu đại hội họp tại nhà ông Nguyễn Đình Vĩ làng Đông Chữ (Nghi Trờng). Đồng chí Lê đình Vỹ và một số ủy viên Tỉnh ủy đã trực tiếp dự đại hội. Đại hội đã đa ra chủ trơng biện pháp thực hiện, tiếp tục nhằm đa phong trào cách mạng trong huyện tiến lên phù hợp với phong trào mới. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành mới của huyện ủy gồm 11 ủy viên, mỗi ủy viên chấp hành đợc đặt tên bí mật bằng một chữ trong khẩu hiệu “Thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất toàn Đông Dơng”. Sau đại hội, các hội quần chúng ở Nghi Lộc bí mật lần lợt cũng đ- ợc thành lập. Nhiệm vụ của hội là tổ chức tuyên truyền, giác ngộ nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống phản động thuộc địa phản động tay sai, chống phát xít và chiến tranh cũng mục đích đòi lại quyền tự do, hòa bình... Đoàn thanh niên tiên tiến sau đổi là Đoàn thanh niên dân chủ của huyện cũng đợc

thành lập. Các đồng chí Lê Văn Nhiễu, Nguyễn Thức Nghi, Võ Văn Nhơng, Trần Văn Bành... đợc cử vào Ban chấp hành huyện đoàn do đồng chí Lê Văn Nhiễu làm bí th. Thông qua đồng chí Trơng Văn Bờn một cán bộ thanh niên dân chủ tỉnh Nghệ An quê ở (Nghi Xá) hoạt động công khai hợp pháp bằng những cuốn sách báo của đảng ở Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, đã đợc lu hành ở Nghi Lộc và đã nhanh chóng cung cấp những nguồn thông tin trong nớc và thế giới cho nhân dân trong huyện, Đoàn thanh niên trong huyện cũng có những hoạt động sôi nổi, cuốn hút đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia nhất là tầng lớp trí thức, học sinh. Chữ quốc ngữ lúc này cũng đợc lu hành vì vậy nhiều đoàn viên thanh niên dân chủ đã đợc phân công đến dạy ở các trờng lớp do các làng, xã tổ chức.

Với ý thức “giúp Tàu là giúp mình” dới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Nghệ An, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã thành lập ban vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật đợc lên cao với các cuộc mít tinh nhằm tố cáo tội ác của phát xít Nhật, nêu gơng chiến đấu anh dũng bất khuất của nhân dân Trung Hoa, kêu gọi góp tiền bạc, giúp bạn chiến đấu.

Thực hiện nghị quyết ủng hộ nhân dân kháng Nhật của Tỉnh ủy Nghệ An, hội phụ nữ dân chủ huyện Nghi Lộc đã cùng với hợp tác xã thêu may của hội phụ nữ Vinh tổ chức gánh nặng đem bán vào dịp tết Nguyên Đán và đầu xuân Kỷ Mão (1939) gọi là “gánh vàng ngày xuân” Mục đích là quyên góp tiền bạc ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật, cổ động cho mặt trận dân chủ

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 76 - 87)