Nghi Lộc trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 57 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nghi Lộc trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

Ngay sau khi đợc thành lập, dới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Vinh, Huyện uỷ Nghi Lộc đã tiến hành ngay việc treo cờ búa liềm, rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ cuộc đình công của công nhân nhà máy dệt Nam Định và chuẩn bị ngày Quốc tế lao động 1-5-1930. Những hoạt động này đã đặt cơ sở cho sự liên kết chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và nông dân Nghi Lộc, từ đầu phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Hởng ứng lời kêu gọi của đảng từ ngày 25-4-1930 chi bộ các làng Ân Hậu. Đức Hậu, Song Lộc, Tân Hợp đã vận động nhân dân chuẩn bị tham gia biểu tình.

Rạng ngày 1-5-1930, theo sự chỉ huy của Nông Hội đỏ, nhân dân các làng nô nức ngợc đờng Cửa Hội - Vinh kéo đến tập trung ở làng Lộc Đa (Hng Lộc) Đảng đã diễn thuyết về ngày Quốc tế lao động và nội dung biểu tình thì mọi ngời đã ghép thành hàng ngũ, theo ngọn cờ chỉ đạo thì Tổng chỉ huy tiến vào Vinh phối hợp với nhân dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh... và công nhân các nhà máy biểu tình lên tòa Công sứ Tỉnh Nghệ An đa yêu sách, đòi tăng lơng, giảm giờ làm cho công nhân, giảm su, hoãn thuế cho nhân dân. Dân vừa kéo đến quán Lau, giáp nhà máy Trờng Thi, thì rri phủ Hng Nguyên đa lính đến ngăn chặn. Bất chấp lời dụ dỗ, hăm họa của hắn dân biểu tình vẫn giữ vững hàng ngũ, tiếp tục theo lệnh của Ngời tiến bớc. Đến chợ Bò trớc cổng nhà máy Trờng Thi (đối diện với nhà hát thành phố Vinh hiện nay) Công sứ và Tổng

đốc đã đa lính đến vây hãm công nhân trong nhà máy và đối phó với đoàn biểu tình của nông dân ngoài đờng phố.

Không chịu lùi bớc theo lệnh của Tổng chỉ huy, đoàn biểu tình đã gạt hàng rào ngăn cản của lính theo đờng Quốc lộ I tiến xuống Bến Thủy phối hợp với công nhân các nhà máy Diêm, Điện, Rợu và khu khuân vác ở Cảng... Trên đờng đi lực lợng nhân dân đợc bở sung thêm từ phía Hà Tĩnh sang. Công sứ và Tổng đốc Nghệ An huy động các quan lại và lính trong thành phố tập trung đàn áp làm 6 ngời bị chết, 18 ngời bị thơng, và bắt giam trên 100 ngời lần đầu tiên cha có kinh nghiệm, khi địch khủng bố dân tản ra, cuộc biểu tình bị tan rã, số ngời bị chết và số ngời bị thơng đợc cán bộ, đảng viên lãnh đạo nhân dân đa về các làng mai táng và cứu chữa.

Ngay sau đó, Phân cục Trung ơng Đảng Trung Kỳ phát truyền đơn và cho đăng trên báo Ngời Lao khổ của mình bài tờng thuật về cuộc biểu tình này.Bài tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phong kiến Nam Triều và khẳng định “Cuộc đấu tranh ở An Nam đã đến ngày phải kịch liệt, mỗi ngời trong anh em, chị em phải chết thì lại có hàng vạn ngời khác nối tiếp. Dù đế quốc chủ nghĩa Pháp giở thói hung ác đến đâu cũng không thể ngăn trở phong trào cách mạng đợc”... [59;2,3]. Bài báo kêu gọi thợ thuyền, dân cày, binh lính, thanh niên, học sinh, và các tầng lớp nhân dân bị đè nén theo gơng của dân cày Nghệ An, hăng hái đấu tranh phản đối vụ bắn giết quần chúng ở Bến Thủy, phản đối đem lính đi đàn áp các cuộc bãi công biểu tình Lời kêu gọi trên đây của phân cục Trung - ơng Đảng đã đợc giúp các cán bộ Đảng viên nhanh chóng ổn định t tởng trong nội bộ và ngoài nhân dân, động viên mọi ngời vững tin vào cách mạng, tiếp tục đấu tranh dới sự lãnh đạo của Đảng.

Tiếp đó là các cuộc đình công của công nhân nhà máy Diêm 10-5-1930, công nhân nhà máy Ca và khu khuân vác ở Cảng Bến Thủy (12-5), công nhân nhà máy Trờng Thi (31-5) và nông dân ở Thanh Chơng, Anh Sơn (2-6)... Dới sự lãnh đạo của huyện ủy, gần 500 nông dân các làng thuộc 3 Tổng, Thợng Xá,

Đặng Xá, Kim Nguyên, biểu tình lên đờng huyện Nghi Lộc phản đối đàn áp cuộc biểu tình ở Bến Thủy và đội giảm su thuế, hoãn thuế. Thái độ này của viên tri huyện Nghi Lộc đã làm tăng thêm lòng tự tin và quyết tâm đấu tranh của nhân dân, tạo điều kiện cho các cán bộ, Đảng viên đẩy mạnh phát triển tổ chức và vận động mọi ngời đấu tranh đòi các quyền lợi hàng ngày.

Ngày 25-6 -1930, thực hiện chủ trơng của các chi bộ Đảng lãnh đạo các tiểu tổ Nông Hội đỏ vận động hàng ngàn nông dân các làng xã tập trung ở Cồn Mã Nờng (Nghi Trờng) để dự mít tinh hởng ứng các cuộc mít tinh biểu tình của nông dân Sa Đéc (Nam bộ) và nông dân Tiền Hải (Bắc bộ), đòi thực dân Pháp và Nam Triều thả những ngời bị bắt, bồi thờng cho gia đình những ngời bị chết và bị thơng trong cuộc biểu tình ở Bến Thủy trong ngày Quốc tế lao động 1-5- 1930. Tri huyện Tôn Thất Hoàn đa lính đến giải tán nhng đến nơi thấy khí thế cách mạng đang phát triển mạnh của nhân dân y buộc phải làm ngơ đa lính trở về.

Giữa lúc đó, cuộc Tổng đình công của nhân dân nhà máy Diêm Bến Thủy bùng nổ 6-7-1930. Hởng ứng lời “Báo cần kíp” của Tổng công hội Nghệ An, cùng với các Đảng bộ trong tỉnh, huyện ủy Nghi Lộc đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng, các chi bộ và các hội quần chúng tổ chức quyên tiền, tổng đình công... Cuộc vận động ủng hộ nhân dân, công nhân và các cuộc mít tinh, biểu tình đấu tranh đòi các quyền lợi của nhân dân và đề cao sự đoàn kết để đa phong trào cách mạng lên cao và lan rộng trong huyện. Trớc tình hình ấy, chính quyền thực dân và phong kiến đa ra một số yêu sách của cách mạng để xoa dịu tinh thần đâú tranh của nhân dân. Mặt khác lùng bắt cộng sản đánh phá cách mạng, vì thế phân cục Trung ơng Đảng ở Trung Kỳ họp hội nghị các bí th Tỉnh ủy, huyện ủy tại Vinh để bàn kế hoạch đối phó và tiếp tục đa phong trào lên cao. Đồng chí Nguyễn Thức Mẫn bí th huyện ủy Nghi Lộc đã tham dự cuộc họp này bị bắt vào tháng (7-1930). Để bảo vệ tổ chức, huyện ủy chuyển cơ quan từ nhà đồng chí

Nguyễn Đình Xuân ở làng Đông Chữ xuống nhà thờ họ Hoàng ở Vạn Lộc (Nghi Tân) giữ vững lãnh đạo của mình.

Nhân lúc thực dân Pháp nhợng bộ thực hiện một số yêu sách đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh, báo ngời lao khổ của phân cục Trung ơng ở Trung Kỳ số ra ngày (13-7-1930) đã bình luận âm mu xảo quyệt của địch và chỉ cho quần chúng thấy rằng cuộc đấu tranh vừa qua. “Tuy rằng thắng lợi nhng anh em, chị em còn bị bóc lột... Rồi đây đế quốc sẽ cải lơng cho anh em, chị em ít nhiều quyền lợi, song chỉ là để anh em đừng phản đối nó thôi” [60;1,2]. Bài báo khẳng định: Thái độ của Đảng cộng sản Việt Nam lúc này vẫn “Hết sức hy sinh để bênh vực anh em, càng bị tù tộ, đày ải, càng bị đế quốc hành hạ dã man thì các đảng viên cộng sản càng hăng hái hy sinh đi đầu dẫn dắt anh chị em đòi quyền lợi”.

Sau bài báo này cũng nh dới sự lãnh đạo của đảng phong trào cách mạng trong Tỉnh tiếp tục đợc dâng cao. Công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy kế tiếp nhau đình công, bãi công trừng trị những tên tay sai của chủ đánh đập, ức hiếp.

Học sinh trờng quốc học Vinh bãi khóa, phản đối thái độ khinh bỉ của thầy hiệu trởng ngời Pháp đối với học sinh, đòi bỏ các hình thức kỷ luật vô lí của Hội đồng kỷ luật nhà trờng, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chơng đã biểu tình đòi đốt phá huyện đờng, giành quyền làm chủ các làng xã...

Từ biểu tình, bãi công, đa yêu sách, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh chuyển dần sang tính chất “tiểu bạo động”, làm tan rã những mảng bộ máy chính quyền thực dân phong kiến ở làng xã, lập Xô - Viết nông dân làm rung động nền cai trị của thực dân Pháp ở nớc ta. Sau khi chúng xem xét tình hình ở thành phố Vinh và các huyện Nam Đàn, Thanh Chơng, Anh Sơn, Hng Nguyên, Nghi Lộc, Lơ Phôn (Lepol) khâm sứ Trung kỳ, Nguyễn Hữu Bài khâm sai đại thần triều đình Huế họp viện cơ mật bàn về biện pháp lập lại trật tự, từ nhợng bộ hòa hoãn, chúng chuyển sang khủng bố trắng. Chúng đã cử tên Bon -

Nom (Bo nhomme) chánh thanh tra chính trị của Khâm sứ Trung kỳ và Tôn Thất Đàn Thợng th Bộ hình làm Khâm sứ đại thần của triều đình Huế ra chỉ huy cuộc đàn áp ở Nghệ Tĩnh.

Ngày 12-9-1930, chúng cho máy bay ném bom vào cuộc biểu tình của nhân dân Hng Nguyên đang trên đờng kéo vào Phủ lỵ, làm 217 ngời chết và hàng trăm ngời khác bị thơng. Vụ thảm sát này mở đầu cho chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp làm chấn động d luận trong và ngoài nớc, gây nên sự bất bình phấn nộ cao độ trong nhân dân.

Nghi Lộc là huyện tiếp cận với phong trào thành phố Vinh - Bến Thủy và Hng Nguyên, lại đợc xử ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy Vinh trực tiếp lãnh đạo nên phản ứng nhanh chóng. Sau vụ thảm sát Hng Nguyên, dới sự lãnh đạo của huyện ủy, nhân dân cả huyện đã nổi dậy phong trào mít tinh, biểu tình, đòi thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều “Không đợc đụng đến công nông Nghệ Tĩnh, không đợc ném bom tàn sát dân biểu tình, bồi thờng cho gia quyến những ngời bị nạn... ”. Các cuộc biểu tình này đã nhằm thị uy trừng trị, cảnh cáo bọn tay sai của thực dân phong kiến nổ ra liên tiếp trong huyện. Chi bộ đảng và nông Hội đỏ các làng Tổng Đặng Xá vận động nhân dân họp mít tinh ở Cồn Mồ Cổ Bài (Phúc Thọ) bắt những tên Tổng lý phản cách mạng ra cảnh cáo rồi kéo đến cửa hội đập phá sở đại lý bán rợu Phông ten của Pháp, không đợc quấy phá nhân dân.

Thực hiện chỉ thị của huyện ủy, ngày 28-9-1930 chi bộ Đảng và Nông hộ đỏ các làng xã trong huyện biểu tình, kéo đến trấn áp trừng trị tên chủ thầu thu thuế Chợ Sơn (Nghi Khánh) về tội ức hiếp nhân dân. Chi bộ đảng và nông hội đỏ các xã thuộc Tổng, Thợng Xá liên tiếp vận động nhân dân hợp lực với tự vệ đỏ trừng trị những tên Hào lý phản cách mạng nh: Lý Trởng (Ngh Xá), Lý Tr- ởng, Xuân Tình (Nghi Thịnh) Chánh đoàn Nghi Khánh (Khánh Duệ), Bang tá Văn Trung (Nghi Hơng)... về tội chống phá cách mạng. Các chi bộ Đảng và Nông hộ đỏ Tổng Kim Nguyên vận động nhân dân hợp lực với đội tự vệ đỏ

trừng trị tên cựu Lý trởng chống phá cách mạng ở làng Kim Khê Thợng (Nghi Long) và đập phá một số cạnh cửa Hào lý lập ra để chống cộng sản (8-10 -1930).

Trớc tình hình ấy, theo yêu cầu của Tôn Thất Hoàn tri huyện Nghi Lộc công sứ và Tổng đốc Nghệ An đã đa một đơn vị lính khố xanh đến đóng đồn ngay tại đồn Thợng Chánh ở làng Thợng Thi (Nghi Quang) để đánh phá cách mạng.

Ngày 15-10-1930, cơ quan huyện ủy ở Vạn Lộc (Nghi Tân) bị chúng bao vây, Để cảnh cáo bọn lính đồn và giải thoát cho một số đồng chí và đông bào, huyện ủy lãnh đạo các chi bộ Đảng Nông hội đỏ và các hội quần chúng vận động nhân dân cùng với tự vệ biểu tình kéo đến phá đồn này. Đợc bọn tay sai báo tin tên đoàn trởng đã đem lính ngăn chặn và chúng đã xả súng vào đoàn biểu tình làm 7 ngời chết và một số ngời bị thơng. Đây là cuộc đổ máu đầu tiên của nhân dân Nghi Lộc, đến đây cuộc biểu tình buộc phải giải tán, các đảng viên đã cùng với Nông Hội đỏ các làng đã bị tổn thơng ổn định lại t tởng để tiếp tục đấu tranh.

Làng Vạn Lộc (Nghi Tân) đã bị địch bắn phá, huyện ủy đã chuyển cơ quan lên làng ông La (Nghi Long) tai đây đồng chí Nguyễn Hữu Cơ cùng với đồng chí Hoàng Văn Tâm trong huyện ủy củ triệu tập đại biểu hội nghị bổ sung thêm ba ủy viên mới vào huyện ủy là: Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Thị Xân ở làng (Kỳ Trân)và Nguyễn Đình Hiếu ở (Song Lộc), đồng chí Hoàng Vân Tâm đợc cử làm bí th và tổ chức cuộc hội nghị, trong hội nghị quyết định tổ chức, cuộc tổng biểu tình toàn huyện với khẩu hiệu là:

“1. Thả những công nhân Bến Thủy bị bắt!

2. Không đợc đem lính đàn áp, bắn giết các cuộc biểu tình, bãi công! 3. Không đợc đem lính về nhũng nhiễu nhân dân!

4. Không đợc triệt hạ làng xóm! 5. Bỏ lễ tuần canh !

6. Bỏ thuế hoa lợi, thuế muối và các su thuế! 7. Cấp cơm gao cho dân bị đói!

8. Chia ruộng đất của đại địa chủ cho dân cày nghèo! 9. Giải tán hội đồng đề hình!

10. Bỏ án tử hình!

11. Tự do bãi công, biểu tình và lập Hội! 12. Bồi thờng cho những ngời bị nạn! [34;47].

Thực hiện nghị quyết của hội nghị các chi bộ Đảng lần lợt tổ chức mít tinh truy điệu những chiến sỹ đã hy sinh, rải truyền đơn treo cờ đỏ búa liềm cổ động cho ngày kỷ niệm nhân dịp kỷ niệm ngày cách mạng Tháng Mời Nga (7- 11)và Quảng Châu Công Xã (11-12).

Ngày 28-12 -1930, các cấp ủy Đảng trong huyện lãnh đạo Nộng hội đỏ, hội phụ nữ giải phóng, Thanh niên cộng sản đoàn... vẫn động nhân dân tham dự lễ truy điệu các chiến sỹ đã hy sinh do Xứ ủy Trung kỳ phối hợp với Tỉnh ủy Vinh tổ chức tại Dăm Mụ Nuôi ở làng Lộc Đa (Hng Lộc), hàng ngàn nông dân Nghi Lộc cùng với công nhân các nhà máy, nhân dân thành phố Vinh - Bến Thủy và phủ Hng Nguyên tập trung về đây dự lễ, cuộc vận động này đã đợc đồng chí Nguyễn ái Quốc phản ánh trong bài Nghệ Tĩnh đã gửi bộ Phơng đông của quốc tế cộng sản ngày 19-2-1931. Ngời viết “... ở làng Lộc Đa, cách Vinh 2km, 4000 công nhân thành phố Vinh và nông dân Hng Nguyên, Nghi Lộc đã đến dự lễ truy điệu những chiến sỹ bị hy sinh... một lá cờ búa liềm đợc chăng ra trên một chiếc bàn thờ đầy hơng hoa, Ngời chủ trì đọc điếu văn, sau đó đại biểu công hội, nông hội và đại biểu các làng lên nói chuyện. Một đai biểu đề nghị ngày hôm sau tất cả các chợ ở Hng Nguyên và Nghi Lộc đều bãi thị. Đề nghị đó đợc mọi ngời nhiệt liệt hởng ứng, ngày hôm sau đúng nh lời cam kết, tất cả các chợ đều vắng tanh. Trong lúc buổi lễ đang tiến hành, anh em công nhân cắt điện làm cho cả thành phố Vinh - Bến Thủy chìm ngập 10 phút trong đêm tối”. [37;67]. Cuối cùng Ngời kết luận “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, dồn binh, tuyên truyền của chính phủ,

báo chí... đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh” [37;67,68].

Sau lễ truy điệu này, chi bộ Đảng ở Nông hội đỏ các làng Song Lộc (Nghi Hái, Nghi Hòa) Tân Hợp (Nghi Xuân) họp mít tinh nhân dân phát động đấu tranh buộc bọn hào lý không đợc thu thuế Chợ mới trang và thuế đò qua Hội thống (Nghi Xuân) thảo luận kế hoạch vay lúa cứu đói cho dân.

Ngày 2-1-1931, hội nghị đang họp tri huyện Tôn Thất Hoàn đa lính đến nhà lý trởng làng Song Lộc bắt gia đình cách mạng. Nghe tin Tổng ủy Đặng Xá ngừng hội nghị, vận động nhân dân các làng biểu tình kéo đến giải thoát cho hai gia đình này. Trống ngũ liên (5 tiếng một), làng Song Lộc nổi lên nhân dân và tự vệ kẻ gậy tày, ngời dao mác từ các làng ùn ùn kéo tới.Tri huyện Tôn Thất Hoàn hoảng hốt, hô lính bắn hăm dọa, làm một ngời bị thơng. Lòng căm phẫn trào lên, ai nấy đều xông tới.Tri huyện, binh lính, và tổng lý tháo chạy, dân thắng thế đuổi theo đến cây đa Chánh vị (Nghi Xuân), bọn chúng đã bị quần

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w